You are on page 1of 4

1. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc là gì?

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là cuộc đấu tranh đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm
lược của đế quốc thực dân đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa
khi bị các nước tư bản xâm chiếm vào thế kỷ XX.

Cách mạng vô sản ở chính quốc là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân cố gắng lật đổ
giai cấp tư sản. Các cuộc cách mạng vô sản nói chung được những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản và hầu hết những người vô chính phủ ủng hộ.

2. Xét quan điểm của Quốc tế cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen, Lê-nin về cách mạng thuộc địa và cách
mạng vô sản ở chính quốc

Ở thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, các ông không đi sâu nghiên cứu, giải quyết vấn đề dân tộc, vì về
cơ bản, vấn đề dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; nhất là các ông chưa có
điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa. Dù vậy, Mác - Ăng-ghen cũng đã đưa ra những quan
điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc - giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc; về mối quan hệ giữa
cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa. Trong bản Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-
ghen đã viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác
cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù
địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo" tức là chỉ có thể giải quyết vấn đề giai cấp một cách triệt
để thì vấn đề dân tộc mới được giải quyết.

Ðến thời V.I.Lê-nin, chủ nghĩa đế quốc đã phát triển thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng
dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, V.I.Lê-nin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề
dân tộc thuộc địa và cách mạng thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Theo V.I.Lê-nin, cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản (ở chính quốc) sẽ không thể giành được thắng lợi, nếu nó không biết liên minh với
cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, V.I.Lê-nin đã bổ sung khẩu hiệu của C.Mác
và Ph.Ăng-ghen: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại"; thành khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới và các dân
tộc bị áp bức liên hiệp lại".

Do chưa đánh giá hết tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng thuộc địa nên Quốc tế cộng sản có lúc
xem nhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa, coi cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở
chính quốc. Điều đó được thể hiện ngay trong tuyên ngôn thành lập Quốc tếcộng sản tháng 3/1919:
“Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giảiphóng giai cấp công nhân ở chính quốc...”
và “công nhân và nông dân không chỉ ởAngiêri, Bănggan, mà cả ở Ba Tư hay Ácmêni chỉ có thể được độc
lập khi nào công nhân ở Anh và Pháp lật đổ chính phủ “Lôigioóc” và “Clêmăngxô” giành chính quyền về
tay mình”.

=> Như vậy, mặc dù C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin khẳng định mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ giữa
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, nhưng các ông đều cho rằng, trong mối quan hệ đó, nhiệm vụ cấp
bách hàng đầu của giai cấp công nhân là phải là tiến hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, giành
lấy chính quyền. Sau khi lên nắm chính quyền, sẽ trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, hoặc tạo điều
kiện cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa giành thắng lợi. Có nghĩa là, cách mạng vô sản ở
chính quốc có vai trò quyết định đến thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
3. Quan điểm sáng tạo, đúng đắn của HCM về giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở chính quốc.

Hồ Chí Minh là người xuất thân từ một nước thuộc địa, trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã
đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin tìm thấy con đường cách mạng giải phóng dân tộc qua bản Sơ thảo lần
thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Từ sự nghiên cứu, trải
nghiệm thực tiễn ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển
lý luận, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, phù hợp, không giáo điều, rập khuôn. Người đã chỉ rõ
cái sai của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ, thẳng thắn phê bình những người cộng sản ở các nước tư bản
đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa và không thực hiện đúng di huấn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
và tìm ra được liều thuốc vực dậy cuộc cách mạng thuộc địa. Nhờ việc phân tích sâu sắc thực tiễn của
các dân tộc thuộc địa, nhận thấy vai trò, vị trí chiến lược của các thuộc địa đối với các nước chính quốc,
Hồ Chí Minh cho rằng: “An Nam dân tộc cách mạng thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì
công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”. Ngay từ năm 1921, trên Tạp chí Cộng sản số 15 Người
viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê
tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi
thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ
những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Như vậy, từ những
nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân và phong trào đấu tranh ở thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đưa ra dự đoán
mang tính then chốt: cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng
Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp.

4. Hồ Chí Minh đã dựa vào hai cơ sở để đưa ra luận điểm sáng tạo “Cách mạng giải phóng dân tộc cần
chủ động, sáng tạo, có khả năng giành chiến thắng trước cách mạng vô sản ở chính quốc”:

Thứ nhất, thuộc địa có vị trí, vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Thuộc
địa là nơi duy trì sự tồn tại phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc. Thuộc địa là thị
trường tiêu thụ hàng hóa, thuộc địa cung cấp tài nguyên khoáng sản và là nơi có nguồn nhân công rẻ
mạt. Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, trong Phiên họp thứ Tám, ngày 23-6-1924, Hồ Chí Minh đã phát
biểu để “thức tỉnh…về vấn đề thuộc địa”. Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn nêu ý kiến của mình: “Các đồng
chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể không nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe
những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết
rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản
chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho
các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở
thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng các đồng chí
lại khinh thường thuộc địa”

Cho nên, cách mạng ở thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vô sản ở chính quốc
tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có
sức bật thuận lợi vì: Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa hết sức tàn bạo và dã man của chủ nghĩa đế
quốc ở nhiều nơi đã đẩy nhân dân thuộc địa vào khó khăn, túng quẫn. Trong cuộc khai thác, chúng đã
chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa,trồng cà phê, chè hay cao su; tập
trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam. Đồng thời, chúng còn tận dụng
nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng và nguồn
nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng; tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở phục
vụ đời sống của chúng tại Việt Nam. Do đó, một số ngành nghề thủ công tại ViệtNam đã bị mai một như
dệt, gốm, … do không có đủ điều kiện để sản xuất. Quá đáng hơn, để nhằm mục đích bóc lột kinh tế, thu
nhiều lợi nhuận, bọn thực dân ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng hình thức cổ truyền đó là thuế,
đặc biệt là thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện vô cùng man rợ. Điều đó đã làm cho lòng căm
thù, tức giận chủnghĩa đế quốc tư bản trong nhân dân thuộc địa vô cùng sâu sắc. Vì vậy mà rất cần một
cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc và Nhân dân thuộc địa sẵn sàng vùng lênđấu tranh nếu có sự chỉ
đạo, dẫn dắt.

Thứ hai, tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo Hồ Chí
Minh nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ”khi được tập hợp, hướng dẫn và
giác ngộ cách mạng. Người viết: “Hỡi anh em ở các thuộc địa…Anh em phải làm thế nào để được giải
phóng? Vận dụng công thức của C. Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em
chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Người đánh giá rất cao sức mạnh của
một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc,
tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Người nói:"Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình. . cố
nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ
người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng
đáng được độc lập”. Tháng 8-1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: "Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

5. Lý giải cho sự sáng tạo của Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh trên góc độ của người thuộc địa, góc độ của các dân tộc bị áp bức đã phê phán một cách có
căn cứ và hết sức sâu sắc chủ nghĩa đế quốc và đã chỉ ra rằng sức sống của chủ nghĩa đế quốc một phần
quan trọng nằm ở thuộc địa. Mặt khác, so với những bậc tiền bối đi trước, Người có điều kiện để đi
nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, tới Châu Phi nên người có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận cuộc sống ở
những mảnh đất đó chứ không phải chỉ gói gọn trong mỗi Châu Âu và một phần Châu Á (nước Nga) như
Lênin

Mang giá trị lý luận sâu sắc và giá trị thực tiễn to lớn.

Về giá trị lý luận, có thể thấy đây là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin.
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Các nước thuộc địa trở thành nơi nuôi dưỡng chủ
nghĩa đế quốc. Từ đó mà các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa nổ ra. Trong các cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc ấy, cách mạng giải phóng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế mà “Cách
mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giànhchiến thắng trước cách mạng vô sản
ở chính quốc” đã được chứng minh là hoàn toàn đúng đắn qua thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Về giá trị thực tiễn, luận điểm sáng tạo này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trước hếtlà giúp cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ nại chờ sự giúp đỡtừ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc
lập tự chủ, tự lực, tự cường. Bên cạnh đó còn gópphần định hướng cho phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước khác trên thế giới trongthời kỳ bấy giờ. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vềvấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc: kiên định con đường độc lập dân tộcgắn
liền với chủ nghĩa xã hội; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở“đem tài dân, sức
dân để làm lợi cho dân”; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơsở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp
phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đểxây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.

You might also like