You are on page 1of 11

Câu hỏi: Làm rõ sự vận dụng của Luận cương vấn đề dân tộc Lênin ở đâu?

Và sự sáng
tạo của Nguyễn Ái Quốc ở đâu trong mỗi nội dung trên. (Nội dung những tư tưởng cách
mạng giải phóng dân tộc)

1. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: là cách mạng giải phóng dân
tộc mở đường tiến liên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết
với nhau.

- Vận dụng luận cương vấn đề dân tộc của Lênin:

Tiếp xúc với luận cương của Lênin, Người “hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ
ba” chính vì Lênin và Quốc tế thứ ba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”. Người tìm
thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc. Trong bài Cuộc kháng Pháp, Hồ Chí Minh viết:
“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải
phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của Cách mạng thế giới”.

Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc Cách
mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng
về sự giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống
đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

Người đã tìm thấy ở Luận cương của Lênin con đường giải phóng đất nước và nhân
dân mình. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý
luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tập trung những luận
điểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh, là sự phản ánh mục đích, lý tưởng, khát
vọng và ham muốn tột bậc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh: nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ
quốc tế, nhưng “muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự tự giúp lấy mình đã”.
Cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
1
quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng thúc đẩy nhau trong quan hệ bình đẳng. “Việt
Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông
Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”.

- Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc:

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh tính chất và
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Người giải thích:
Giai cấp nông dân là bộ phận có số lượng lớn nhất trong dân tộc nên giải phóng dân tộc
chủ yếu là giải phóng nông dân. Nông dân có yêu cầu về ruộng đất nhưng nhiệm vụ ruộng
đất cần tiến hành từng bước thích hợp. Khi đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc,
yêu cầu đó đã được đáp ứng một phần vì ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về
nông dân. Đế quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa là
nguyện vọng hàng đầu của nông dân.

Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng cách
mạng của Lênin, xúc tiến hàng loạt các hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác, đưa
phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản.

Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925),
Đường Kách Mệnh (năm 1927), các tờ báo do Người sáng lập như: báo Người Cùng Khổ
- Le Paria (năm 1922), báo Thanh Niên (tháng 6/1925) và nhiều bài báo Người viết về
Lênin, về Cách mạng Tháng Mười Nga, về giai cấp công nhân là những tài liệu đầu tiên
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Những tài liệu này đã có tác dụng vạch
trần bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai, thức tỉnh
lòng yêu nước của người dân Việt Nam, chỉ ra xu thế tất yếu của dân tộc và thời đại, đó là
con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi
ách nô lệ”.

2. Lực lượng cách mạng bao gồm “sỹ, nông, công, thương”, trong đó công – nông là
“chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh”

2
- Vận dụng luận cương vấn đề dân tộc của Lênin:
Bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa,
Lênin đã nêu nên: để xác định đâu là lực lượng cách mạng cần phải đi từ tình hình kinh tế,
từ “sự phân biệt rõ rệt lợi ích của giai cấp bị áp bức, của những người lao động, của
những người bị bóc lột, với cái khái niệm chung về lợi ích của nhân dân nói chung, nó chỉ
biểu hiện những lợi ích của giai cấp thống trị” 1. Cần “...phân biệt thật rõ rệt những dân tộc
bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình... với những dân tộc đi áp bức, bóc
lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”. Vậy thì, ... “tuyệt đại đa số nhân dân trên trái đất
bị một thiểu số nhỏ bé những nước tư bản tiên tiến rất mực giàu có, nô dịch về mặt thuộc
địa và tài chính”. Lực lượng cách mạng theo Lênin là giai cấp vô sản và ... “ quần chúng
lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu
tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản”. Hồ Chí Minh đã tiếp
thu quan điểm này để xác định lực lượng để đấu tranh cho cách mạng Việt Nam: Đó là,
những người vô sản Việt Nam, là giai cấp công nhân và nông dân: “công, nông là gốc
cách mạng”. Vì vậy, “công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối” để tạo
thành một lực lượng lớn cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lật đổ bọn địa chủ,
phong kiến và tay sai, nhưng giai cấp vô sản Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành
công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do, hạnh phúc thật,
không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam. Cách mệnh Nga đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các
nước và dân chúng bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ
nghĩa và tư bản trong thế giới”. Hồ Chí Minh nhận thấy Cách mạng Tháng Mười Nga đã
đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về huy động lực lượng, tập hợp lực lượng
quần chúng công nông để giành và giữ chính quyền, xây dựng chế độ mới XHCN.

Theo con đường này, công - nông là gốc của cách mạng và đoàn kết tất cả các lực
lượng trong nước để đánh đổ đế quốc phong kiến, giành chính quyền, đưa nhân dân lên vị
trí làm chủ xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung
1
V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.197-207
3
của dân chúng, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống
lại cường quyền, nhưng trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là người chủ
cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”.

- Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc:

Xuất phát từ đặc điểm của cách mạng nước ta, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin về liên minh giai cấp, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm liên minh, đoàn kết
giữa công, nông và các tầng lớp nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng: “…dân tộc cách mệnh
thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường
quyền”

Trong khối đoàn kết liên minh toàn dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò cách
mạng của công, nông đây là hai giai cấp có số lượng đông đảo nhất, bị bóc lột nặng nề
nhất, cho nên họ có tinh thần cách mạng cao. Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định công, nông
là “gốc cách mệnh”, trong đó GCCN là người lãnh đạo “…vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu,
mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải
đoàn kết họ, giúp tổ chức họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn vững chắc”.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng”, tuy nhiên khi phân tích về lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
các ông chỉ đề cập đến vai trò của công nhân và sự liên minh của công nhân với nông dân.
Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời đưa ra quan điểm
sáng tạo, phù hợp với điều kiện lịch sử. Theo Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân
tộc “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” vì vậy phải đoàn
kết toàn dân, “sỹ, nông, công, thương”, trong đó không được quên lực lượng nòng cốt là
công, nông, “Công nông là người chủ cách mệnh… Công, nông là gốc cách mệnh. Hồ Chí
Minh chỉ ra bộ phận trung tâm trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc là công,
nông, là khối liên minh công, nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đây là một phát hiện
của Hồ Chí Minh về vai trò, sứ mệnh và khả năng thực hiện nhiệm vụ cách mạng giải
phóng dân tộc của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói
riêng.

4
Kế thừa quan điểm của Lênin, Nguyễn Ái Quốc còn xác định rõ: lực lượng của cách
mạng Việt Nam là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống
chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam. Tại Đại hội Tua của Đảng
Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã lên tiếng: Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả
các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu
chúng tôi.

      Ngoài ra, lực lượng của cách mạng Việt Nam theo Người, còn là các lực lượng
tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý, các dân tộc thuộc
địa trên thế giới. Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết các lực lượng tiến
bộ quốc tế để thành lực lượng cho cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc, đánh đổ
địa chủ, phong  kiến và thành “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản thế giới”.

3. Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản

- Vận dụng luận cương vấn đề dân tộc của Lênin:

Xuất phát từ chiều sâu đặc điểm xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến,
Nguyễn Ái Quốc tích cực nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin dưới góc độ phát triển và
sáng tạo, dần hình thành một hệ thống luận điểm chính trị bước đầu, được hệ thống trong
cuốn “Đường Kách mệnh”. Cuốn sách đã xác định những luận điểm về mục tiêu cách
mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng, đảng cách mạng…đã định hình “mô
hình” cho đường lối chính trị của một cuộc cách mạng vô sản mang tính chất giải phóng
dân tộc, giai cấp ở Việt Nam. Cuốn sách đã được Người đưa vào giảng dạy cho đội ngũ
cán bộ tiền thân của Đảng ở Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trong những năm
1925-1927 tại Quảng Châu – Trung Quốc đã “thổi một luồng gió mới” hình thành tư duy
chính trị mới cho những người thanh niên yếu nước Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân
tộc theo lý tưởng mới, con đường mới – con đường cách mạng vô sản theo Chủ nghĩa
Mác - Lê nin và Cách mạng tháng Mười Nga. Chủ nghĩa Mác - Lênin coi cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải được tập hợp lại theo sự chỉ đạo của một
tổ chức, đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh hoàn toàn tiếp thu quan

5
điểm đó và thực tế Người đã có vai trò to lớn trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. 

V.I.Lênin nêu rõ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách
mạng… Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong, hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”2. Hồ Chí Minh từ năm 1927, đã nói rõ vai trò của lý luận
(chủ nghĩa): “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không
có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” 3. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. 4

Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo trong điều kiện Việt Nam về con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Người khẳng định, để cách mạng giải
phóng dân tộc thành công thì việc đầu tiên và trước mắt phải thành lập chính Đảng - đội
tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động “cách mệnh trước hết phải có cái
gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” 5. Và “Muốn khỏi đi
lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và
định phương châm cho đúng”6. Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức chuẩn bị về chính trị, tổ chức
để thành lập Đảng, đến ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội tụ sức mạnh
giai cấp, sức mạnh dân tộc; mở ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam.

- Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc

Người không chỉ coi Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà đồng thời
còn là đội tiên phong của cả dân tộc thể hiện trong Sách lược vắn tắt của Đảng “Đảng là

2
Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tập 6, tr.30,32

3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, tr. 289
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 289
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, H, 2011, t.2, tr.289; 287; 228
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, H, 2011, t.8, tr.278.
6
đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.

4. Quan hệ với cách mạng thế giới

Vận dụng luận cương vấn đề dân tộc của Lênin

Từ đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nhận rõ tính tất yếu của sự tác động qua lại giữa các
yếu tố dân tộc và quốc tế. Người nhận ra rằng, ngày nay, sự thống trị và bóc lột của chủ
nghĩa đế quốc đã mang tính toàn cầu: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi
bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các
thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”. Vì
vậy, “thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận
với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó”.
Thực tế đó đã giúp Hồ Chí Minh nhận ra mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa cách
mạng giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa phong trào cách mạng của
một dân tộc với phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy,  đối với Người, sự kết hợp các
yếu tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng của mỗi dân tộc là một tất yếu lịch sử. Mối
quan hệ đó, theo Người, được thể hiện trên những phương diện sau:

Thứ nhất, yếu tố dân tộc mang tính quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt
Nam.Hồ Chí Minh nhìn nhận dân tộc như là những yếu tố nội sinh, có vai trò quyết định
đối với sự phát triển, thắng lợi của cách mạng. Theo Người, ở các nước đang đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, vì độc lập dân tộc như Việt Nam thì đấu tranh dân tộc
là một động lực lớn của lịch sử. Người khẳng định: “…người ta sẽ không thể làm gì được
cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã
hội của họ”, tức chủ nghĩa dân tộc bản xứ. Người đặt vấn đề phải khai thác triệt để yếu tố
dân tộc, sức mạnh của tinh thần dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc
địa. Từ đó, Hồ Chí Minh đi tới một kiến nghị có tính cương lĩnh hành động đối với Quốc
tế Cộng sản và những nguời cộng sản là phải biết chủ động nắm lấy, phát huy và “phát
động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”. Làm được điều đó, những
người cộng sản sẽ thực hiện được “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”. Và,

7
“khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế”

Thứ hai, các yếu tố quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam.Khi
nhấn mạnh yếu tố dân tộc, Hồ Chí Minh không xem nhẹ sự giúp đỡ quốc tế.  Người đã
đánh giá hết sức đúng đắn và chủ động tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc tế đối với cách
mạng Việt Nam. Trong điều kiện mà “cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận
khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới” thì “thắng lợi của cuộc đấu
tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe
xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa”. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động “kết hợp phong trào cách mạng nước ta với
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức”.

Từ khi tham gia Đảng Xã hội Pháp, nhiều lần Hồ Chí Minh đặt vấn đề với các đồng chí
của mình: “Nếu các đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu các đồng chí không
đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, thì các đồng chí làm thứ cách mạng gì?”. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã tận dụng được sự giúp đỡ của quốc tế, của nhân
dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đặc biệt là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa đối với cách mạng Việt Nam.

Với Hồ Chí Minh, những kinh nghiệm cách mạng, những giá trị văn hóa quốc tế cũng là
những yếu tố có ý nghĩa quan trọng. Người đánh giá cao kinh nghiệm du kích ở Liên Xô.
Năm 1951, trong lời tựa cho cuốn “Tỉnh uỷ bí mật”, Người khẳng định: “Kinh nghiệm du
kích ở Liên Xô sẽ giúp thêm chúng ta, và chúng ta nhất định thành công trong việc đẩy
mạnh phong trào du kích”, Người luôn nhắc đến: “những kinh nghiệm dồi dào của các
nước anh em”, “học tập những gương tốt của các nước anh em”.

Sự tiếp nhận các yếu tố quốc tế được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa. Là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh nhận
thức ý nghĩa phổ quát và sức mạnh vô địch của chủ nghĩa Mác - Lênin. Truyền bá vào
Việt Nam, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tạo ra một kiểu mẫu về sự kết hợp dân tộc và quốc tế. Người

8
viết “Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh
rằng…trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin”.

Thứ ba, đặc điểm dân tộc - điều kiện để tiếp nhận các yếu tố quốc tế .Các yếu tố quốc tế,
mặc dù có ý nghĩa phổ biến nhưng trên thực tế, chúng được sản sinh ra trong những điều
kiện lịch sử xã hội nhất định, chúng có hình thức biểu hiện đặc thù trong những thời đại
và những xã hội cụ thể nhất định.  Vì vậy, để có thể tiếp nhận các yếu tố quốc tế, cần phải
tính đến tương quan giữa các yếu tố quốc tế với các yếu tố dân tộc cụ thể là “đặc điểm
dân tộc”:“Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm
của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều”. Như vậy,
đặc điểm dân tộc là điều kiện để tiếp nhận các yếu tố quốc tế, để kết hợp một cách hợp lý
các yếu tố dân tộc và quốc tế nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển. Nhờ đó, Hồ Chí
Minh đã xác định được chính xác những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở
nước ta cũng như ở những nước thuộc địa và nửa thuộc địa. 

- Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc:

Trong thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay,
nhất là trong bối cảnh thế giới và khu vực còn nhiều biến động, việc vận dụng và phát
triển sáng tạo quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân
tộc và quốc tế luôn có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của
Người, cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau đây:

Một là, nhận thức đúng đắn việc giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và quốc tế
đối với sự phát triển của đất nước. Trên cơ sở đó, nhận diện được xu thế thời đại, tăng sức
mạnh của cách mạng nước ta. Chúng ta không chỉ tìm đồng minh ở các nước lớn và các
nước bạn bè mà còn phải dựa vào xu thế lớn của thời đại. Đây cũng là cơ sở để trước
những thời điểm mang tính bước ngoặt của cách mạng, chúng ta có đường lối, chủ trương
đúng đắn, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để
phát triển đất nước.

Hai là, phát triển đất nước phải gắn liền với xu thế chung của thế giới và thời đại. Trong
quá trình phát triển của đất nước, nắm vững xu thế phát triển của thế giới và quan hệ quốc
tế, gắn kết mục tiêu cách mạng của nhân dân ta với các quốc gia, các dân tộc là nền tảng
9
của sự thành công. Qua đó, tạo được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng và
tiến bộ, đoàn kết các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập và tiến
bộ.

Ba là, kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân tộc với quốc tế, trong đó lấy dân tộc là nền tảng.
Việc mở rộng không ngừng quan hệ quốc tế vì mục tiêu hòa bình, độc lập và phát triển
phải coi yếu tố dân tộc là nền tảng. Giữ vững độc lập, tự chủ, bản sắc, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc trở thành yêu cầu quan trọng của hội nhập. Do đó, tiếp nhận yếu tố quốc
tế trên nền tảng dân tộc là cách đi đúng hướng và hiệu quả. Hội nhập sao cho vừa gắn kết
được Việt Nam với thế giới, dân tộc với thời đại mà vẫn giữ được tính độc lập, tự chủ,
vẫn duy trì và phát huy được bản sắc riêng của mình.

5. Về phương pháp cách mạng:

Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin,: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”;
“Quần chúng là người làm nên lịch sử” . Trong tư tưởng tình cảm và hành động, Nguyễn
Ái Quốc luôn thể hiện nhất quán chân lý ấy. Quần chúng cách mạng chính là các tầng lớp
nhân dân nước ta, là lực lượng cách mạng đã được Nguyễn Ái Quốc xác định rõ. Dựa vào
sự tin tưởng và hiểu biết của Người đối với nhân dân: thông minh, sáng tạo; là lực lượng
đông đảo của toàn xã hội; là người hiểu biết tất cả; là nguồn sức mạnh vô tận ở mọi nơi,
mọi lúc.

Dựa trên những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào
cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước

10
thuộc địa, từ những thành công hay thất bại của các phong trào ấy đều được Người nghiên
cứu rút ra những bài học cần thiết về sức mạnh của nhân dân. 

Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh sự tổ chức và lãnh đạo,”Quần chúng là
người làm nên lịch sử” nhưng cũng cần có tổ chức và sự lãnh đạo Đảng.Người nhắc nhở,
công tác dân vận của Đảng phải tìm mọi cách giải thích cho từng người dân hiểu rõ, việc
mình làm là vì lợi ích của chính họ, nên họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Người cũng
chỉ rõ làm bất cứ việc gì cũng phải bàn với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng
với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức
toàn dân thi hành. Đảng phải lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và
xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức
mạnh của nhân dân. Nhân dân mới chính là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ thể của lịch
sử, là người làm nên lịch sử. Người nhấn mạnh, cá nhân dù có tài giỏi mấy cũng không
thay thế được nhân dân. Rõ ràng trong những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân là một cống hiến đặc
sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn rất quan trọng, lâu dài. 

11

You might also like