You are on page 1of 8

Tên đề tài: Sự độc lập và sáng tạo trong quan điểm của HCM về Cách mạng giải

phóng dân tộc.


Mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
Đường lối chính trị, chiến lược, tài cầm quân,… là yếu tố tất yếu giúp giành
thắng lợi trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc của mọi nước thuộc địa
trên thế giới. Đất nước ta là một nước anh hùng, suốt chiều dài lịch sử mấy
nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta dù nhỏ bé nhưng đã luôn kiên
cường chiến đấu chống biết bao thế lực ngoại bang xâm lược. Không ai là
không biết đến những vị anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô
Quyền, Trần Hưng Đạo,… và còn rất nhiều những vị anh hùng dân tộc khác, họ
đều là những nhân tài, những anh hùng hào kiệt của đất nước với nghệ thuật
đánh giặc đại tài. Tất cả đã tạo nên một truyền thống hào hùng của dân tộc.
Tiếp thu truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc, đứng
trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi qua rất
nhiều quốc gia, chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa Mác, Người đã vận dụng
một cách khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong chính tư tưởng
của mình để tổ chức cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc ta giành được độc lập
tự do dân chủ.
Quan điểm sáng tạo và độc lập trong TTHCM về Cách mạng giải phóng dân
tộc là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng HCM, làm cơ
sở hình thành cho Đường lối quân sự của Đảng, góp phần làm phong phú thêm
kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đã được chứng minh qua thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.
Nội dung:
Chương 1: Các luận điểm chính trong TTHCM về Cách mạng giải phóng dân tộc:

1.1  Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản:

Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế
quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc
địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi,
tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái
cánh của cách mạng vô sản”; mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng
lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

1.2 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc chính là đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh công – nông:

Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân
chúng, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại
cường quyền, nhưng trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là người
chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”.

Như vậy, tổ chức chính trị có thể thực hiện việc quy tụ, tập hợp rộng rãi
mọi tầng lớp nhân dân là “Mặt trận dân tộc thống nhất” dưới sự lãnh đạo của
Đảng nhằm tạo ra sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự
do; đấu tranh chống lại kẻ thù là bọn đế quốc và đại địa chủ phong kiến, tay sai.

1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận
điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy
giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc
trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được
thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá
đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm
1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc
vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một
cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã được thắng lợi của
cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng
bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang:
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của
quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu
kết với những kẻ phản động. Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ
thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực
phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền. Tháng 5/1941, tại
Hội nghị Trung Ương VIII, Người cũng đã đưa ra nhận định: “Cuộc cách mạng
Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”.

Như vậy, qua sự tư duy của Hồ Chí Minh và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đường lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng vô sản đã chuyển
thành đường lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng giải phóng dân tộc,
phù hợp với thực tiễn đất nước ta; Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển học
thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ,
sáng tạo, trong đó bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp
tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh
đạo

Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân
tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng
có vững cách mệnh mới thành công...”. Đảng đó phải được xây dựng theo nguyên
tắc đảng kiểu mới của V.I.Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhiệm
vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động,
tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đối với
cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ:
chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh
phúc cho nhân dân. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định: “Đảng là đội tiên
phong của vô sản giai cấp”. Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng,
Đảng không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà của toàn dân tộc. Tại Đại hội
lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), Hồ Chí Minh phân tích: “Trong giai đoạn hiện
nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một.
Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, cho nên phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Năm 1961, khi nhân dân miền
Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng
định: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư,
thiên vị”.

Đó là một Đảng đạo đức và văn minh, được võ trang bằng lý luận Mác -
Lênin; có bản lĩnh chính trị vững vàng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất
đạo đức trong sáng, năng lực trí tuệ dồi dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam và theo kịp bước tiến của thời đại. Đảng đó phải xây dựng
được một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu dài, chân thành,
đoàn kết; trong đó, lực lượng của Đảng là cả dân tộc, mọi con dân nước Việt, con
Lạc cháu Hồng. Đảng đó còn biết tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên
thế giới đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu chung
của nhân loại tiến bộ là: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo
đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm
để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng
với sự tin cậy của nhân dân; qua đó, khẳng định một chân lý, “ở Việt Nam không
có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản
lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó
khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc”.

Chương 2: Sự độc lập và sáng tạo trong quan điểm của HCM về CMGPDT:
2.1 Phân tích quan điểm sáng tạo của HCM về CMGPDT:
2.1.1 Quan điểm trước đó của Quốc tế cộng sản:
Từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản vẫn luôn cho rằng: “Chỉ có
thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản
giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ
động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa, làm cho phong trào cách mạng ở các
nước rơi vào tình trạng thoái trào.
2.1.2 Quan điểm của HCM:

Trong khi Quốc tế Cộng sản đánh giá thấp vị trí, vai trò của cách mạng thuộc
địa trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc, Nguyễn Ái Quốc lại đưa
ra những quan điểm khác với quan điểm của Quốc tế Cộng sản. Người khẳng
định: “…Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai
cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị
áp bức ở các thuộc địa… nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa
đang tập trung ở các thuộc địa…”, và nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa
tức là “…muốn đánh chết rắn đẳng đuôi”.

Người đã chỉ rõ cái sai của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ và tìm ra được liều
thuốc vực dậy cuộc cách mạng thuộc địa; Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn phê bình
những người cộng sản ở các nước tư bản đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa và không
thực hiện đúng di huấn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; ngay cả những
người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ cũng đặt cách mạng thuộc địa phụ
thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc phụ
thuộc vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, coi phong trào giải phóng dân tộc
là “hậu bị quân” của cách mạng vô sản ở chính quốc.

Vận dụng công thức của C.Mác, với nhận thức cách mạng giải phóng dân
tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… Công cuộc giải
phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.
Theo Người, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản, đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc
địa.

Người đã lấy hình ảnh con đỉa hai vòi để minh họa cho chủ nghĩa tư bản lúc
bấy giờ với hai đầu hút máu ở chính quốc và thuộc địa. Khi đánh vào đầu ở chính
quốc, nó sẽ tích cực hút máu ở thuộc địa làm cho sức sống của thuộc địa cạn kiệt,
sức đấu tranh không còn, con đỉa bị đánh nhanh chóng hồi phục và quay lại chống
cách mạng chính quốc, điều đó không những gây tổn thất cho phong trào chống
cách mạng chính quốc mà còn khiến nó quen mùi, hút mạnh hơn ở thuộc địa.

Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là tất yếu. Hồ Chí Minh đã chỉ ra
rằng nhân dân thuộc địa đang tiềm ẩn một sức mạnh to lớn mà cách mạng giải
phóng dân tộc là sự nghiệp thiết thân của họ, họ phải đứng lên tự giải phóng mà
không thể dựa vào sự cầu viện ở bất cứ ai. Nếu được thức tỉnh thì nhân dân thuộc
địa sẽ là một lực lượng khổng lồ có thể làm nên sự nghiệp cách mạng.

Người cũng chỉ ra rằng, cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa cùng
với các dân tộc cần đoàn kết để tiến hành một cuộc cách mạng triệt để. Một mặt
tấn công ở chính quốc, đồng thời cũng tấn công ở thuộc địa, khi bị đau ở cả hai
đầu, “con đỉa” ấy sẽ có xu hướng quay về giữ sân nhà của mình, tạo đà cho cuộc
cách mạng thuộc địa giành thắng lợi.

Người khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nổ ra
và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ cho
những người anh em của mình ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn
toàn.

Suy luận sáng tạo của Hồ Chí Minh đã được Đại hội VII Quốc tế Cộng sản
nhận ra và lập tức chuyển hướng chiến lược, kêu gọi: “Vô sản ở tất cả các nước và
các dân tộc áp bức đoàn kết lại”, chủ động thực hiện cách mạng đấu tranh giành
độc lập tự do của chính mình.

2.1.3 Lý giải cho sự sáng tạo của HCM:

Có thể thấy rằng trong công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa và nửa
thuộc địa thì quan điểm : Chỉ có thể giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản
giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiến tiến đã trở thành một tôn chỉ duy
nhât, bất di bất dịch, bởi đó là quan điểm xuất phát từ tư tưởng Mác-Lênin.
Nhưng đến Hồ Chí Minh, Người lại khẳng định có thể xảy ra điều ngược lại. Điều
đó trước hết bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn của mỗi người. Không thể đi so
sánh giữa Hồ Chí Minh và Mác-Lênin, nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng yếu
tố thời đại có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của mỗi người.

Thời C.Mác và Ph. Ăngghen, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã
được mở rộng, nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển
mạnh, bởi vậy, theo các ông, vận mệnh loài người, tương lai của cách mạng giải
phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

Đến thời Lênin, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận
của cách mạng vô sản, nên ông cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở
chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các
thuộc địa. Bởi vậy, thay thế cho khẩu hiệu thời C.Mác “Vô sản tất cả các nước liên
hợp lại”, ông đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức
đoàn kết lại”. Nhưng ông vẫn không nhận ra được cách mạng ở các nước thuộc
địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh trên góc độ của người thuộc địa, góc độ của các
dân tộc bị áp bức đã phê phán một cách có căn cứ và hết sức sâu sắc chủ nghĩa đế
quốc và đã chỉ ra rằng sức sống của chủ nghĩa đế quốc một phần quan trọng nằm
ở thuộc địa. Mặt khác, so với những bậc tiền bối đi trước, Người có điều kiện để
đi nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, tới Châu Phi nên người có điều kiện tìm
hiểu, tiếp cận cuộc sống ở những mảnh đất đó chứ không phải chỉ gói gọn trong
mỗi Châu Âu và một phần Châu Á (nước Nga) như Lênin,

Người nói: “Hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa
đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Đây là điều quan trọng
mà Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó, Người viết:
“CNTB là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một
cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con
vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi.

Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của
giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”. Bởi
vậy, vừa phải tiến hành đồng thời cach mạng ở chính quốc và ở thuộc địa. Trên
góc độ phê phán ấy, người đã nhìn ra được khả năng cách mạng của các nước
thuộc địa và đi đến khẳng định rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

2.2 Giá trị thời đại:

- Giá trị lý luận: Đây là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận
Mác – Lê-nin

- Giá trị thực tiễn: Đây là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cách mạng
giải phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ nại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài
mà luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Nhờ đó mà cách mạng
Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng
cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kì bấy
giờ. Thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc địa và cách mạng Việt Nam đã
chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.

Kết luận:
Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
phản ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và công bằng, bình đẳng
của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị
áp bức, bóc lột trên thế giới, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”. Có thể nói, giải phóng dân tộc là nguyện vọng cháy bỏng
hơn bất cứ yêu cầu nào khác. Nó là điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân
chủ của con người.

Những sáng tạo lý luận của HCM về CMGPDT góp phần không nhỏ trong
kho tàng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nó đã định hướng cho phòng trào CMGPDT
của các thuộc địa trên TG với minh chứng rõ ràng nhất không thể chối cãi là thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.

Nguồn : luatduonggia.com

Tạp chí tổ chức nhà nước: tcnn.com

You might also like