You are on page 1of 6

Phân tích luận điểm Cách Mạng Hồ Chí Minh phải theo con đường CM vô sản nếu muốn

thắng lợi?
I. Phân tích những luận điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc của TTHCM
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
- Thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là do
chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu
nước của những người đi trước, nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của
các vị ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới ra nước ngoài tìm hiểu
các cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới như cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tuy đã
giành thắng lợi hơn 150 năm nay mà nhân dân lao động vẫn khổ và họ đang muốn làm
cách mạng lần nữa Nhận thức được rằng, cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột
này bằng chế chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bố được áp bức bóc lột, vì
thế Người cho rằng đó là những cuộc cách mạng không đến nơi, không triệt để. Do đó,
cứu nước theo ngọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc.
- Từ khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của Lênin (7-1920). Hồ Chí Minh đã tìm thấy một con đường cứu nước mới.
Con đường cách mạng vô sản. Người đã khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc
không có con đường nào. khác, con đường cách mạng vô sản”.
2. Các mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh
đạo
- Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc .
Nguyễn ái Quốc đã khẳng định: "Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như
người cầm có lái có vững thị thuyền mới chạy... Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm
cốt. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Đảng đó phải có bản lĩnh chính trị vững
vàng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực trí tuệ dồi
dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và theo kịp bước tiến của
thời đại. Phải xây dựng được một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu
dài, chân thành, đoàn kết; trong đó, lực lượng của Đảng là cả dân tộc, mọi con dân nước
Việt, con Lạc cháu Hồng. Đảng đó còn biết tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến bộ
trên thế giới đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu chung của
nhân loại tiến bộ là: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Thực tế đã chứng minh : Từ khi ra đời đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
-
3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
- Cách mạng giải phóng dân tộc như Nguyễn ái Quốc xác định đó là việc chung của cả
dân chúng chứ không phải việc một hai người, vì vậy phải đoàn kết toàn dân.
- Bên cạnh đó Người cũng nhấn mạnh sự đoàn kết toàn dân phải dựa trên đoàn kết là liên
minh công nông. Bởi theo người: "Công nông là người chủ cách mệnh ... Công nông là
gốc cách mệnh - Tiền cơ sở đó. Người đã chủ trương văn đồng, tập hợp rộng rãi các tầng
lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất nhằm huy động sức mạnh của toàn
dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do. Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải
phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông làm nòng
cốt”... Trong đó, “thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự bảo đảm chắc chắn
nhất những thắng lợi của cách mạng”
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng: " Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc
giải phòng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tiên tiến.
- Vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện các nước thuộc địa. Nguyễn ái
Quốc đã kết luận : sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân
giai cấp công nhân.
- Do đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Nguyễn ái
Quốc đã dự báo: Cách mạng thuộc địa không cần thụ động chờ đợi mà có thể nổ ra và
giành thắng lợi trước cách mạng vô sẵn ở chính quốc, đồng thời tác động trở lại cách
mạng chính quốc
- Đây là một luận điểm sáng tạo và có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến
quan trọng vào kho tàng lí luận của CN Mác-Lênin. Luận điểm này đã được lịch sử cách
mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực
- Đánh giá đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh đã xác định: " Trong cuộc
đấu tranh gian khô chống kẻ thù của gia cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền. Người
khẳng định: “ Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được”.
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: " tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh
cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và
đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”
- Tuy nhiên, việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc khi không còn khả năng
hòa hoãn thì Hồ Chí Minh mới quyết định phát động chiến tranh.
Trong kháng chiến chống Pháp. Người đã bày tỏ quan điểm. Chúng tôi mong đợi ở Chính
phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải
chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước". Hay trong kháng chiến chống Mỹ.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thông điệp cho các nhà cầm quyền Mỹ đề nghị đẫm phán
hòa bình để kết thúc chiến tranh.
- Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo thống nhất biện chứng với nhau
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người luôn tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết
xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải dùng bạo lực cách
mạng để bảo vệ độc lập, tự do.
- Quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh không hề đối lập với tinh thần yêu
chuộng hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc Việt Nam mà là sự tiếp nối truyền
thống nhân nghĩa của cha ông ta. Đối với Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh chính nghĩa
để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, việc sử dụng bạo lực cũng nhằm mục đích hòa
bình: “Dụng việc binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu dân, cứu nước”[14]. Theo Người,
hòa bình phải là nền hòa bình thật sự, gắn liền với độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và tự
do, dân chủ của nhân dân. Nếu mục tiêu đó không được đáp ứng, phương thức tiến hành
chiến tranh tất yếu là bạo lực cách mạng. Đó chính là nghệ thuật khéo léo dùng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của Người.
II. Với những thách thức và khó khăn trong việc thực hiện cách mạng vô sản
- Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, cả dân tộc đang bị đọa đầy đau khổ dưới ách
thống trị của thực dẫn Pháp và tay sai, với tấm lòng yêu nước thiết tha Người đã ra đi tìm
đường cứu nước. giải phóng cho dân tộc khỏi áp bức bóc lột và Người đã tìm được con
đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản. Người nhận thấy " Chỉ có Chủ nghĩa xã
hội và Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lễ. Việc lựa chọn con đường Xã hội chủ nghĩa là một phát
hiện thiên tài và là cống hiến to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam. Vậy cơ sở
nào để Hồ Chí Minh lựa chọn mục tiêu Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản ở Việt
Nam ?
- Cơ sở lý luận đề Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là vũ khí tư tưởng và lý luận cách mạng khoa học của thời đại
đã giúp cho Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. Ra đời
vào giữa thế kỷ 19, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết giữa lúc
phong trào chủ nghĩa quốc tế đang khủng hoảng đường lối, đã trở thành lý luận soi đường
và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sẵn chống lại giai cấp tư sản. Sự ra
đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới sau cách mạng tháng 10 Nga
1917, là thực tiễn sinh động chứng minh bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, chứng minh sự đúng đắn của con người chủ nghĩa vô sản, cách mạng tháng
10 Nga đã cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh và ý nghĩa của nó đã được
Hồ Chí Minh đánh giá: Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng 10 chiếu sáng khắp
năm châu, thức tỉnh hàng triệu triệu người bị bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người
chưa có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn sâu xa như thế. Hồ chí Minh cũng đã lựa
chọn đi theo con đường cách mạng thế giới để giải phóng dân tộc và đi lên Chủ nghĩa xã
hội. Đó là sự lựa chọn đúng qui luật phủ hợp xu thế lịch sử. Lý luận về Hình thái kinh tế -
Xã hội của chủ nhà Mác - Lênin đã chỉ rõ xã hội loài người phát triển theo xu hướng đi
lên trải qua 5 hình thức kính tế xã hội mà hình thức kinh tế xã hội sau cao hơn, tiến bộ
hơn hình thức kinh tế xã hội trước nó. Và thực tiễn, lịch sử cũng đã chứng minh loài
người đã trải qua hình thức kinh tế xã hội : Cộng sản nguyên thủy Chiếm hữu nô lệ.
Phóng kiến. Tư bản chủ nghĩa và hiện nay đang là thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Nếu chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu ra đời từ chế độ phong kiến thì chủ nghĩa tư bản
cũng sẽ xác lập các tiến để kết quả để tự phủ định nó, và theo Hồ Chí Minh, logic tiến lên
xã hội cho thấy đã đến lúc chủ nghĩa tư bản mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội
mới là chế độ xã hội. chủ nghĩa. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là qui luật vận động kết quả
của lịch sử trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ là thứ vũ khí lý luận
không gì thay thế được là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam là mặt trời soi sáng cho con
đường cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, đó là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản. Ở Hồ Chí Minh. Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếp thu những
nguyên lý cơ bản, tiếp thu phương pháp biện chứng chứ không sao chép giáo điều. Người
vận dụng sáng tạo lý luận về chủ nghĩa không ngừng vào cách mạng Việt Nam. Người đã
giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Theo Người :
Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của
cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải tiễn
lên thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Như vậy
cách mạng giải phóng dân tộc không phải là mục đích cuối cùng mà nó chỉ là màn giáo
đầu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa và chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì mới thức sự
giải phóng được nhân dẫn lao động, mới đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi
người.
- Chủ nghĩa xã hội là ước mơ của nhân dân lao động trên toàn thế giới, nó đối lập hoàn
toàn với chủ nghĩa tư bản đầy máu và nước mắt. Đó là máu và nước mắt của giai cấp vô
sản, chính quốc và của nhân dân thuộc địa: Hồ Chí Minh đã nói: Chủ nghĩa đế quốc là
còn địa hai vòi, một vòi hút máu nhân dân lao động chính quốc, một vòi hút máu nhân
dân thuộc địa. Từ thực trạng xã hội Việt Nam. đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải giải
quyết hai mâu thuẫn đó, phải giành độc lập – tự do, phải xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc
lột bất công, thiết lập một xã hội công bằng nhân ái. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để Hồ
Chí Minh lực chọn mục tiêu Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bởi vì chỉ có cách mạng xã
hội chủ nghĩa mới xây dựng được một xã hội tốt đẹp mới giải quyết được hài hòa cả hai
vấn đề của xã hội Việt Nam bấy giờ. Một khía cạnh khác mà Hồ Chí Minh đã nhận thấy
là sự cai trị đã man, những hình thức bốc lột tàn bạo của bọn thực dân đối với người bản
xứ đã làm cho tinh thần cách mạng thêm mãnh liệt, làm cho ý thức độc lập, tự chủ, tinh
thần yêu nước càng trỗi dậy ở các dân tộc Đông Dương. Người đã kết luận : Sự tàn bạo
của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc gieo
hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Đây là một luận điểm sáng tạo và hết sức
quan trọng của Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa xã hội ra đời chính từ sự tàn bạo của chủ nghĩa
tư bản. Tại các nước thuộc địa các hình thức bóc lột, nô dịch của bọn thống trị đã làm bộc
lộ những khuyết tật phải nhân tính bẩm sinh không thể khắc phục được chủ nghĩa tư bản.
Đó là cơ sở để người lao động ý thức giác ngộ sứ mệnh lịch sử của mình trước vận mệnh
quốc gia, dân tộc chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội có khả năng xóa bỏ
mọi xiềng xích, nô dịch, là một xã hội không có người bóc lột. Người đã trở thành ngọn
cờ vẫy gọi các dân tộc thuộc địa vùng dậy làm cách mạng giải phóng dân tộc để tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Như vậy, sự lựa chọn con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là xuất
phát từ thực trạng xã hội Việt Nam, sống bên cạnh đó, sự lựa chọn mục tiêu chủ nghĩa xã
hội còn xuất phát từ thực tiễn của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Trải qua
bao năm bôn ba nước ngoài và khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như
cách mạng tư sản Pháp 1789, cách mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng tháng 10 Nga 1917.
Người đã rút ra những kết luận quan trọng. Người đã phát hiện ra rằng các cuộc cách
mạng tư sản như: cách mạng Pháp. Cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng không triệt
để, tuy thành công nhưng không đến nơi đến chốn vì người lao động vẫn chưa hoàn toàn
được giải phóng, xã hội còn đầy bất công. Đảng viên Hồ Chí Minh cơ sở hàng đầu để
đánh giá tính triệt để của một cuộc cách mạng là qui mô giải phóng nhân dân lao động bị
áp bức. Cách mạng dân chủ tư sản do bản chất của nó, chỉ là sự thay thế hình thức áp bức
bóc lột khác và tại bộ phận người lao động vẫn sống cực khổ. Dưới nhãn quan của Hồ
Chí Minh chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là triệt để là thành công đến nơi, nhân dân lao
động đã được giải phóng và trở thành người chủ của xã hội. Người đã nhận định: Trong
thế giới bấy giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là
dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do bình đẳng thật. không phải tự do và bình
đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam Cách mạng Nga đã
đuổi được vua tư bản địa chủ, rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các
thuộc địa làm cách mệnh để đập đồ tất cả đế quốc chủ nghĩa tư bản và thế giới. Từ đó mà
Người đã lựa chọn con đường cho cách mạng Việt Nam là đi theo cách mạng tháng 10
Chính vì vậy cũng có thể nói rằng muốn đưa cách mạng Việt Nam tới chỗ thành công thì
không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản Ngày nay trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một là công cuộc đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí
Minh vẫn mãi sáng soi cho ca dân tộc đi đến mục tiêu mã. Người đã lựa chọn cho nhân
dẫn ta từ những năm 30 của thế kỷ 20. Đảng ta cũng có xác định lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và cách mạng Việt nam Giương cao ngọn có tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải
kiên trì với mục tiêu đầu tranh dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn duy
nhất đúng là vấn đề có tính nguyên tắc Phải giữ vững định lý xã hội chủ nghĩa trong quá
trình đổi mới, đổi mới để có chủ nghĩa xã hội và hơn chứ không phải để đổi màu. Trong
sự nghiệp đổi mới, cần đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần quí báu của Đảng và dân
tộc, tư tưởng đó luôn sống động mang tính khoa học và cách mạng cho nên cần được giữ
gìn. Mỗi cán bộ Đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và hành động theo tư
tưởng của Người. Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua không
thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh và ngày nay tư tưởng đó tiếp tục sáng soi cho toàn
Đảng, toàn Dân trên chặng đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. biển ước mỡ cao
đẹp. xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh
của Người sớm trở thành hiện thực.
III. Lợi ích của việc đi theo con đường cách mạng vô sản

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận con đường cách mạng vô sản và thấy rằng đây là
con đường cần thiết đối với chúng ta và lựa chọn đi theo con đường ấy. Đó là sự lựa chọn
của cá nhân người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Nhưng sự lựa chọn của cá
nhân Nguyễn Ái Quốc có được sự ủng hộ của nhân dân hay không, có phù hợp với yêu
cầu của lịch sử để trở thành sự lựa chọn của quốc gia dân tộc hay không ?Sau khi lựa
chọn con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn
Ái Quốc bắt tay vào quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin đến những thanh niên
Việt Nam yêu nước, rồi tập hợp họ trong một tổ chức lấy tên Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng), rồi từ đó những thanh niên yêu nước đã được
giác ngộ ấy lại tiếp tục về Tổ quốc để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường
cách mạng vô sản về nước làm chuyển biến các phong trào đấu tranh trong nước từ chỗ
tự phát đến tự giác; gây dựng nên các tổ chức cách mạng: Đông Dương Cộng Sản Đảng,
An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (cuối năm 1929). Sự phát
triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh trong nước dẫn đến yêu cầu cần có sự thống
nhất về lãnh đạo, cần có sự ra đời của một chính đảng để thống nhất lãnh đạo phong trào
cách mạng trong nước. Năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở
hợp nhất ba tổ chức cộng sản đảng ở ba miền của đất nước đã đáp ứng yêu cầu của lịch
sử đặt ra. Như vậy, đến đây sau 10 năm thì sự lựa chọn của một cá nhân yêu nước đã trở
thành sự lựa chọn của quốc gia dân tộc.
- Và từ sự lựa chọn ban đầu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta
làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh bại hai đế quốc Pháp và
Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; và sau đó tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi
mới xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế. Đó là những bằng chứng thực tế chứng minh
tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là
người đã tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam. Qua mỗi bước
ngoặt lịch sử, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con
đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

You might also like