You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề bài: “Phân tích sơ lược con đường Cách mạng Việt nam
của Hồ Chí Minh từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và mở đường
giải phóng con người toàn diện”

Họ và tên: Trần Diệu Anh


Mã sinh viên: 11219658
Lớp: Tài chính doanh nghiệp 63A
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, T10/2022
LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cũng là giải phóng giai cấp, giải phóng
con người chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là vấn đề cơ
bản của đường lối cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ sáng
tạo của người tỏng việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh
Việt Nam. Chính vì vậy, đây được coi là bước phát triển mới học thuyết Mác-Lênin về cách mạng
thuộc địa ở thời điểm các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do.
Phần nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
- Phần I: Phân tích sơ lược con đường Cách mạng Việt nam của Hồ Chí Minh từ giải phóng dân
tộc đến giải phóng giai cấp và mở đường giải phóng con người toàn diện
- Phần II: Bằng phương pháp tư duy của quan điểm đó của Hồ Chí Minh, mỗi doanh nghiệp nên
có con đường phát triển như thế nào?
- Phần III: Hãy minh họa bằng một doanh nghiệp cụ thể
Bài làm của em vẫn còn rất nhiều thiếu xót nên kính mong thầy cô có những nhận xét đánh giá để
bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I: PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA HỒ CHÍ
MINH TỪ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐẾN GIẢI PHÓNG GIAI CẤP VÀ MỞ ĐƯỜNG GIẢI
PHÓNG CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giải phóng dân tộc mới có được giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Cũng chỉ khi các giai cấp và mỗi con người đều được giải phóng thì sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc mới hoàn toàn triệt để. Đó cũng là lý luận được minh chứng bằng thực tế chiến thắng
của cách mạng giải phóng Việt Nam.

1. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vào điều kiện các nước thuộc địa
Chủ nghĩa Mác-Lênin có sứ mệnh lịch sử và vạch rõ con đường và phương pháp đấu tranh để giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, năm
1848, Mác, Ăngghen không chỉ luận giải vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải
phóng con người cũng được đề cập sâu sắc: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi người”. Tuy nhiên, do cả hai ông đều sống ở Tây Âu, nơi mà chủ nghĩa tư
bản phát triển tới trình độ cao nên trước hết các ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng giai cấp. Mác và
Ăngghen viết: “hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc
khác sẽ bị xoá bỏ”. Mác và Ăngghen cho rằng giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện
để giải phóng dân tộc.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mác xây dựng học thuyết của mình trên cơ
sở châu Âu thì chưa phải là toàn nhân loại. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dù sao thì cũng không thể bổ
sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác, bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình
không thể khong có được”. Do vậy, Hồ Chí Minh đã xác định, ở Việt nam giải phóng dân tộc là nhiệm
vụ trên hết. Hồ Chí Minh cho rằng trong điều kiện các nước thuộc địa thì giải phóng dân tộc là cơ sở để
giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong quan hệ dân tộc và giai cấp thì đòi hỏi phải giải quyết
thỏa đáng giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, thì trước hết là lợi ích giai cấp công nhân. Đây là một
vấn đề lớn về lý luận và thực tiễn trước kia, hiện nay và cả tương lai. Suốt cuộc đời mình Hồ Chí Minh
đã giải quyết thành công vấn đề dân tộc và giai cấp nói chung, giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp nói riêng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 70
năm qua.

2. Mục tiêu của giải phóng dân tộc


Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân, giành
độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa
chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là
những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân. Tháng
5-1941 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung trong Đảng, chủ trương
“thay đổi chiến lược", từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang đầu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị
khẳng định dứt khoát: “cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản
dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng
phải giải quyết một vấn đề cần thiết "dân tộc giải phóng", vì vậy cuộc cách mạng Đông Dương trong
giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc", đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính
trị và kinh tế. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm
2
chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng
dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh
3. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản
Rút ra từ bài học “xương máu" của các tiền bối. Tất cả các phong trào của ông. cha diễn ra vô cùng
anh dũng với tinh thần “người trước ngà, người sau đứng dậy”, nhưng cuối cùng cũng bị đàn áp dã
man. Cách mạng tư sản là không triệt để: hơn 10 năm bôn ba ở nước ngoài, tìm hiểu lý luận và khảo sát
thực tiễn nhất là ba nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ Người nhận thấy rằng cách mạng tư sản chỉ
thay đổi giai cấp tư sản thay cho giai cấp thống trị phong kiến, quyền lực xã hội vẫn chỉ tập trung ở giai
cấp tư sản chứ không thuộc về đại đa số tầng lớp nhân dân. Con đường giải phóng dân tộc được Hồ Chí
Mình nhận ra khi thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là cuộc cách mạng vô sản, mà còn
là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, là tấm gương sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa. Người thấy trong lý luận của Lenin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con
đường cách mạng vô sản. Người viết chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mỗi giải phóng được dân tộc,
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của Cộng sản và cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh
đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản.
Người khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản"..... chi có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
Đảng Cộng sản việt nam là người lãnh đạo duy nhất: vì theo Hồ Chí Minh chỉ có cuộc cách mạng
do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội một xã hội không còn áp bức bất công, không còn giai cấp, giải
phóng con người, con người được tự do hạnh phúc.

5. Lực lượng của cách mạng bao gồm toàn dân tộc
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
- Để có cơ hội thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương: Phải có tính chất một
cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải là một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được
chuẩn bị trong quần chúng…”
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của dân tộc, “cách mệnh là việc chung của cả dân
chúng chứ không phải việc của một hai người".
- Lấy dân làm nguồn sức mạnh, “lấy dân làm gốc", "có dân là có tất cả”, “ Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dẫn liệu cũng xong", "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào
cũng không chống lại nổi"
Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
- Lực lượng toàn dân tộc cách mạng giải phóng dân tộc “là việc chung của cả dân chúng chứ
không phải việc của một hoặc hai người". Hồ Chí Minh phân tích: “...dân tộc cách mệnh thì
chưa phân giai cấp, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền.
- Động lực cách mạng, công nông “là gốc của cách mạng" nhận thức mới mẻ so với các nhà yêu
nước trước đó.
- Bạn đồng minh của cách mạng. Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân vào mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc, “...học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị
tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mệnh
của công nông thôi".
PHẦN II: BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY QUAN ĐIỂM ĐÓ CỦA HỒ CHÍ MINH, MỖI
DOANH NGHIỆP NÊN CÓ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
3
1. Giá trị “cốt”, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
2. Đại đoàn kết toàn dân tộc, sự liên kết của cả tập thể.
3. Chú trọng vào yếu tố con người
4. Đề cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
5. Lối kinh doanh trung thực, ngay thẳng, sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao đạo đức doanh nhân.
PHẦN III: VÍ DỤ MINH HOẠ CỤ THỂ (VIETTEL)
Thành lập năm 1989, Sigelco (tiền thân của Viettel) có nhiệm vụ chuyển một phần cán bộ kỹ thuật
giàu kinh nghiệm của quân đội sang làm kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Sau 30 năm, những
người lính làm kinh tế đã gây dựng Viettel trở thành một trong 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới,
nằm trong nhóm 500 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu. Viettel đã hiện diện tại 17 quốc gia, trong đó
đầu tư và kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài, doanh thu hàng năm đạt hơn 10 tỷ USD, tương
đương với 3% GDP của Việt Nam. Những thành tựu trên đạt được đều nhờ đường lối phát triển đúng
đắn và sự nỗ lực cố gắng của cả một tập thể to lớn
1. Giá trị “cốt”, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Những ngày này 5 năm về trước, những người lãnh đạo, đảng viên của Viettel cùng nhau chia sẻ
những thách thức mà tập đoàn phải đối mặt. Sau giai đoạn phát triển các dịch vụ viễn thông một cách
thuận lợi, cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ, Viettel  phải tìm
ra được những con đường mới, để chuyển dịch và tái tạo mình trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
khi thị trường viễn thông trong nước đã bão hòa.
Nghị quyết số 05/NQ-TW, hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về một số
chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế ban hành vào thời điểm đó thực sự trở thành
điểm tựa cho chiến lược phát triển của Viettel. Từ những mục tiêu này của Nghị quyết, đội ngũ lãnh
đạo Tập đoàn Viettel đã vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp mình. Từ đó, Tập đoàn đã mở rộng tổ
chức, quy mô với nhiều nhiệm vụ mới cả lĩnh vực viễn thông và phát triển công nghiệp quốc phòng,
tiếp tục thực hiện tái cấu trúc tổ chức đáp ứng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới. Với định
hướng này, cùng với quyết sách đúng đắn đầu tư vào mạng 4G phủ sóng rộng khắp toàn quốc vào năm
2017, đi đầu trong nghiên cứu và chuẩn bị triển khai mạng 5G, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ số
được Viettel liên tục cung cấp ra thị trường. Qua đó, tập đoàn xây dựng được một hệ sinh thái dịch vụ
số đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu từ giải trí, hoạt động kinh doanh, buôn bán, tiếp cận thông tin của
người dân…
Kết quả nổi bật nhất trong hành trình chuyển đổi số của Viettel phải kể đến hàng loạt sản phẩm, ứng
dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực như chính phủ điện tử, đô thị thông minh, y tế, giáo dục,
giao thông vận tải, nông nghiệp, thanh toán điện tử... Viettel được tham gia và giữ vai trò quan trọng
trong hàng loạt các dự án lớn về Chính phủ điện tử, đô thị thông minh… Có thể kể tên như Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư; Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia; Hệ thống giám định và thanh toán Bảo
hiểm y tế; Hệ thống Quản lý hộ tịch, quốc tịch; Hệ thống tiêm chủng quốc gia; Hệ thống quản lý chuỗi
cung ứng dược quốc gia; Hệ thống thông tin giáo dục, thi THPT quốc gia…Những sản phẩm của
Viettel không chỉ khẳng định được hiệu quả trong nước mà còn xác lập uy tín thương hiệu trên thị
trường toàn cầu qua những giải thưởng quốc tế lớn  và uy tín dành cho các ứng dụng về đô thị thông
minh, tài chính ngân hàng, viễn thông, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…
2. Đại đoàn kết toàn dân tộc, sự liên kết của cả tập thể.
Để việc nêu gương của cán bộ xuống tận cơ sở, Viettel triển khai thực hiện phong trào “3 cùng"
(cùng thâm nhập, cùng phát hiện, cùng làm). Trung tá Hồ Chí Dũng, Trưởng phòng Kỹ thuật Tập đoàn
Viettel, nói: Làm kỹ thuật không thể làm nháp trong đầu, mà phải trực tiếp tìm hiểu, vận hành hệ
thống; nếu không “3 cùng” thì chính cấp trên sẽ bị “lụt nghề”. Theo đó, ý nghĩa cao nhất của “3 cùng”
là huy động trí tuệ tập thể, xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

4
“3 cùng” để giải quyết công việc là một câu chuyện, nhưng “3 cùng” để thấu hiểu, chia sẻ, yêu
thương, xây dựng một Viettel đoàn kết là công việc đầy sáng tạo. Gần đây, Viettel triển khai ứng dụng
ý tưởng “Tôi xây ngôi nhà mơ ước của tôi”, xây dựng “Ngôi nhà chung Viettel”. Theo đó, từ tập đoàn
đến các đơn vị thành viên đều thực hiện, “Mỗi ngày có một Happy Time” (15 phút giải trí cá nhân, giao
lưu sáng tạo); “Mỗi tuần có một Happy Day” (ngày hạnh phúc vật chất, tinh thần); “Mỗi tháng có một
Happy Dinner” (gặp gỡ, liên hoan); “Mỗi quý có một Happy Event” (sự kiện, câu lạc bộ). Đó là những
hoạt động để “3 cùng” đi vào đời sống, chứ không chỉ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

3. Chú trọng vào yếu tố con người


Sau 5 năm tổ chức Phong trào Thi đua Quyết thắng (2009-2014), Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel) đúc rút nên nhiều bài học quý, khẳng định: Vai trò người đứng đầu nói chung, sự nêu gương
của cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp nói riêng quyết định việc “thành-bại” của hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đồng thời chi phối mạnh mẽ đến hiệu quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước...
Nhiều năm qua, Viettel thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm yêu cầu “3 trong 1”.
Ví như bộ máy của Viettel chỉ có 100 người, thì ban giám đốc chỉ lựa chọn, đặt ra yêu cầu cao với 5
người và không yêu cầu cao với 95 người còn lại. Thực chất, 5 người được chọn chính là những cán bộ
lãnh đạo, quản lý; những cá nhân ưu tú. Họ được chọn để Viettel tập trung đào tạo, bồi dưỡng và đặt ra
yêu cầu là phải đáp ứng được vai trò trở thành bộ não trung ương, vận hành, điều hành 95 người còn
lại.
Từ việc nêu gương của cán bộ, việc tự học vốn là công việc tự giác của mỗi người Viettel càng được
thúc đẩy mạnh mẽ. Hiện tại, trong số 27.000 cán bộ, nhân viên có đến 60% lao động có trình độ đại học
và trên đại học. Đặc biệt, Viettel đã thu hút và đào tạo được hơn 4000 kỹ sư, trong đó có hơn 100 kiến
trúc sư, kỹ sư đầu ngành có khả năng nghiên cứu, sản xuất, khai thác, làm chủ thiết bị viễn thông, công
nghệ thông tin và thiết bị quân sự. Theo Trung tá Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Trung tâm đào tạo
Viettel thì đây là lực lượng nòng cốt góp phần giữ gìn đội ngũ cán bộ có chất lượng cho quân đội và đất
nước.
4. Đề cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo
Với DN nói chung và DN công nghệ như Viettel nói riêng, đổi mới sáng tạo là một yêu cầu bắt buộc.
Nếu không có đổi mới sáng tạo, các DN không thể tồn tại được. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các
DN phải luôn luôn thay đổi, khác biệt. Công nghệ phát triển sinh ra hàng loạt dịch vụ mới, DN mới.
Không thay đổi, không khác biệt đồng nghĩa với việc tự đào thải.
Tại Viettel, đổi mới sáng tạo đã trở thành một trong những giá trị cốt lõi của Viettel, đóng vai trò "sức
sống" cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, hoạch định chiến lược. Tính trong giai
đoạn 10 năm, từ năm 2011 – 2021, nội bộ Viettel đã có 79.000 sáng kiến ý tưởng được đăng ký. Như vậy,
trung bình mỗi giờ Viettel có thêm một ý tưởng mới trong suốt 10 năm. Hơn 10 nghìn sáng kiến ý tưởng
được công nhận đã đem lại giá trị làm lợi hơn 5.300 tỉ đồng cho Viettel.

5. Lối kinh doanh trung thực, ngay thẳng, sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao đạo đức
doanh nhân
Là một tập đoàn đầu tư, kinh doanh ở 11 quốc gia, Viettel khẳng định luôn tuân thủ tuyệt đối các
quy định của pháp luật và các quy tắc đạo đức trong kinh doanh. Viettel luôn yêu cầu tất cả các đơn vị
thành viên của mình chấp hành nghiêm túc chủ trương này.
Bên cạnh đó,Viettel tiếp tục thực hiện triết lý “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, cộng
đồng” và tập trung tham gia những hoạt động, chương trình hỗ trợ phát triển các lĩnh vực về giáo dục, y
tế và thoát nghèo nhanh, bền vững. Những hoạt động này hướng tới thực hiện hiệu quả các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về ASXH. Cách làm của Viettel trong tổ chức và tham gia hoạt động
chính sách, ASXH được triển khai với quan điểm “Sáng tạo, khác biệt và hiệu quả”; hoạt động hỗ trợ
thoát nghèo với quan điểm “Hỗ trợ cần câu, không hỗ trợ con cá”, với thời gian triển khai khoảng 1-2
5
năm/chương trình. Viettel cũng nhất quán quan điểm, chương trình sẽ được tổ chức “Quản lý tập trung
và thực hiện phân tán”, hướng đến khơi dậy ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Đó cũng là
cách chúng tôi góp phần thúc đẩy KT-VH-XH đất nước phát triển.

You might also like