You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Đề tài: Phân tích những quan điểm sáng tạo
của Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng
dân tộc. Ý nghĩa thực tiễn của các quan điểm
đó đối với CM Việt Nam và các nước dân tộc
thuộc địa trên thế giới.

Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGHUYỄN PHI LÊ

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ NGỌC DIỄM

Lớp: 21CDT1

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2023

1
Hồ Chí Minh đã có những quan điểm sáng tạo trong cách mạng giải phóng
dân tộc (CMGPDT) thể hiện ở luận điểm sau:
Luận điểm 3: CMGPDT là sự nghiệp đoàn kết toàn dân trên cơ sở công
nông.
Luận điểm 4: CMGPDT cần phải tiên hành chủ động sáng tạo và có khả
năng giàn thắng lợi ở chính quốc. Đây được xem là quan điểm sáng tạo cơ
bản nhất của Hồ Chí Minh về CMGPDT.
Đối với luận điểm 3: CMGPDT là sự nghiệp đoàn kết toàn dân
trên cơ sở công nông. Đây được xem là một quan điểm sáng tạo của
Hồ Chí Minh vì:
 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Quần chúng nhân dân lao
động lực và là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng (CM) là sự
nghiệp của quần chúng v.v…
 Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) : Theo quan điểm của quốc tế cộng sản
thì giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến là tầng lớp bóc lột, mà
quên rằng việc giải phóng dân tộc phải đi trước giải phóng giai cấp,
chỉ khi dân tộc được giải phóng thì mới tạo tiền đề để giải phóng
giai cấp. Mục tiêu chung là giải phóng độc lập cho dân tộc vì thế
cần có sự tham gia của tất cả tầng lớp, họ phải đoàn kết cùng nhau
đánh đuổi đế quốc giành độc lập cho đất nước mà trong đó lực
lượng công nông là nòng cốt, là cơ sở để tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc. Nhưng quan điểm của Quốc Tế Cộng Sản lại cho
rằng ưu tiên vấn đề giải phóng giai cấp hơn hết, mà bỏ qua tầm
quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc. Nên QTCS phản đối
việc đưa tầng lớp bót lột vào cách mạng là điều sai trái, đi ngược
với đấu tranh giai cấp. => Do bị tưởng tả khuynh chi phối, nên tại
Đại hội VI (1928) đã phê phán việc Hồ Chí Minh đã xếp cả giai cấp
tư sản và địa chủ vào hàng ngũ CM, là sai lầm, là mơ hồ về đấu
tranh giai cấp.
 Hồ Chí Minh: Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc và vận
dụng sáng tạo quan điểm của CN Mác – Lênin về vai trò, sức mạnh

2
của quần chúng nhân dân, Người cho rằng không có gì lớn mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, có dân là có tất cả.
- Ngay năm 1927 Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Cách mệnh là việc
chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [ Sđd; T2;
Tr.261-262 ], vì vậy “lực lượng của CMGPDT phải là toàn dân tộc”, trong
đó liên minh công – nông là hạt nhân cho khối đại đoàn kết dân tộc.
- Để huy động sức mạnh của toàn dân, phải đánh giá đúng vị trí của
các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, cụ thể như:
 Về giai cấp công nhân: Trong thời đại mới, giai cấp công nhân Việt
Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo CM, Hồ Chí Minh hoàn toàn đặt
niềm tin vào giai cấp công nhân Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh: “lãnh đạo được CM hay không là do đặc tính CM,
chứ không phải do số lượng nhiều hay ít”, “Đặc tính của giai cấp công nhân
là kiên quyết, triệt để, có tính tập thể và tính tổ chức, kỷ luật cao” và
Người kết luận: Về mọi mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành động giai cấp
công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo. Để giai cấp công nhân đảm đương được
sứ mệnh của mình, cần không ngừng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê Nin và
tinh thần yêu nước cho họ.
 Về giai cấp nông dân: Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của giai
cấp nông dân trong CM Việt Nam, coi đó là lực lượng to lớn nhất. (họ
là lực lượng chiếm đa số ( chiếm 90% dân số), tiềm tàng nhiều khả
năng CM. Vì vậy, “Giải phóng dân tộc thực chất là giải phóng giai
cấp nông dân”. Nếu giai cấp công nhân “thu phục” được giai cấp
nông dân thì mới có thể nắm được quyền lãnh đạo CM, mới đưa sự
nghiệp CM đến thắng. Theo Hồ Chí Minh “ Công nông là gốc cách
mệnh ” [ Sđd; T.2; Tr.266 ], là “quân chủ lực của cách mệnh”. Sự liên
minh của 2 giai cấp này còn là “nền”, là “cơ sở” chủ yếu của Mặt trận
dân tộc thống nhất.
 Đối với giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản dân tộc:
Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội thuộc địa do kinh tế còn lạc hậu sự phân
hóa giai cấp không sâu sắc, nên mâu thuẫn giữa tư sản dân tộc với công
3
nhân, giữa địa chủ với nông dân VN là không gay gắt và đấu tranh quyết
liệt như ở châu Âu, mà giữa các giai cấp có sự tương đồng lớn (như họ đều
có lòng yêu nước, đều là chịu nổi nhục mất nước và mong muốn đánh đuổi
thực dân đế quốc giành độc lập dân tộc…), hơn nữa tính chất CM nước ta
là CM dân chủ tư sản kiểu mới. Vì vậy, tư sản dân tộc là lực lượng của CM.
Còn với địa chủ vừa và nhỏ cũng phải lôi kéo về phía CM, hoặc trung lập
họ, chỉ tập trung đánh đổ đại địa chủ phản động và tư sản mại bản có lợi ích
gắn bó với thực dân đế quốc.
- Kết luận: Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp
được nhằm mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến CM, đồng thời phân hóa
kẻ thù, cô lập và tập trung lực lượng đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu.

Hồ Chí Minh cho rằng, CMGPDT là việc chung của dân chúng, vì vậy phải
đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường
quyền, nhưng trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là người chủ
cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”.

Như vậy, tổ chức chính trị có thể thực hiện việc quy tụ, tập hợp rộng rãi
mọi tầng lớp nhân dân là “Mặt trận dân tộc thống nhất” dưới sự lãnh đạo
của Đảng nhằm tạo ra sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành
độc lập, tự do; đấu tranh chống lại kẻ thù là bọn đế quốc và đại địa chủ
phong kiến, tay sai.

Đối với luận điểm 4: CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản (CMVS) ở
chính quốc.
Đây là quan điểm sáng tạo cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về CMGPDT, vì:
 C.Mác và Ph. Ăngghen: Chưa đề cập đến CMGPDT nhưng cho rằng:
Giải phóng giai cấp là tiền đề giải phóng dân tộc.
 V.I Lênin: Trong điều kiện Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), Lênin đã
nhận thức rõ hơn về vấn đề thuộc địa và CM ở thuộc địa. Tuy nhiên,
Lênin chưa thấy được tính chủ động, sáng tạo của các dân tộc thuộc

4
địa, coi thắng lợi của CMVS ở chính quốc sẽ tạo tiền đề thắng lợi của
CM ở thuộc địa...
 Quốc tế cộng sản: Do bị tư tưởng “tả khuynh”, nên chỉ chủ trọng đến
CMVS, thậm chí còn có quan điểm sai lầm về CM thuộc địa, như Đại
hội VI Quốc tế cộng sản (1928) đã nêu: Chỉ có thể thực hiện hoàn
toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành
được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này vô hình
trung nó thủ tiêu đi tính tích cực, chủ động của nhân dân các nước
thuộc địa. Quan điểm về vấn đề lực lượng cách mạng ở các nước
thuộc địa cũng thể hiện nhiều hạn chế. Trong đó, rõ nhất là một số
hạn chế thể hiện trong bản "Ðề cương về phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa" được thông qua tại Ðại hội VI
(1928). Bản Ðề cương đã quá nhấn mạnh về tính không triệt để cách
mạng của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa; từ đó đề ra
nhiệm vụ đặc biệt của các đảng cộng sản là đấu tranh chống lại
phong trào dân chủ tư sản trong nước mình (8). Quan điểm "tả
khuynh" cứng nhắc, biệt phái, hẹp hòi, đã đẩy giai cấp tư sản dân tộc
ở thuộc địa đứng về phe đế quốc, mà lẽ ra các đảng cộng sản có thể
tranh thủ được họ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhất là sự
đánh giá không đầy đủ về yếu tố dân tộc, tinh thần yêu nước của
nhân dân các dân tộc bị áp bức, dẫn đến những quan điểm mang tính
phiến diện, thậm chí sai lầm về lực lượng cách mạng.
 Hồ Chí Minh: Vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào thực tiễn
CMVN Hồ Chí Minh đã nêu rõ về khả năng thắng lợi của CMGPDT:
 Thứ nhất, CM thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ
bình đẳng, ngang nhau và phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Chứ
không phải là mối quan hệ lệ thuộc, chính hay phụ.
 Thứ hai, CMGPDT cần được tiến hành chủ động sáng tạo, vì xét
về tính chất đây là cuộc đấu tranh tự giải phóng, nên không thể phụ
thuộc một cách máy móc vào CMVS ở chính quốc.
 Thứ ba, do nhận thức được thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ
thống của CNĐQ, cũng như đánh giá đúng sức mạnh của chủ

5
nghĩa yêu nước, nên ngay năm 1924 Hồ Chí Minh cho rằng:
CMGPDT không những không phụ thuộc vào CMVS ở chính
quốc, màcó thể giành được thắng lợi trước CM vô sản chính quốc.
 Thứ tư, luận điểm này của Hồ Chí Minh đã được thắng lợi của CM
Việt Nam và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Thậm chí cho đến nay
CMVS ở chính quốc vẫn chưa giành được thắng lợi.
* Cơ sở khách quan của luận điểm Hồ Chí Minh:
+ Một là, CMGPDT có sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc.
+ Hai là, CMGPDT là bộ phận của CM thế giới.
+ Ba là, sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở thuộc địa làm tăng thêm tinh
thần phản kháng và CM của các dân tộc thuộc địa... Hồ Chí Minh: “ Đằng
sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục,
đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến...”
[Sđd;T.1; Tr.28).
+Bốn là, thuộc địa là mắt khâu yếu trong hệ thống chủ nghĩa tư bản thế
giới.

CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng
tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã
từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc trực tiếp
vào thắng lợi của CM vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là
một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn
sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924,
Người đã sớm cho rằng CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào
CM vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống
hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã được thắng lợi
của CM Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

 Ý nghĩa thực tiễn quan điểm của Hồ Chí Minh:

6
+ Quan điểm của Người thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam
về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc hướng tới mục
tiêu phục vụ cho quyền lợi và khát vọng của dân tộc, hòa quyện trong tình
yêu giai cấp, yêu nhân loại, đượm tính nhân văn, không có ranh giới quốc
gia ngăn cách.
+ Giương cao ngọn cờ tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành công trong việc xây dựng Ðảng
Cộng sản Việt Nam, thể hiện thiên tài về trí tuệ, sự mẫu mực trong việc vận
dụng, phát triển sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. Ðồng thời là một đóng
góp to lớn của Người về lý luận xây dựng đảng cộng sản trên thế giới, làm
phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
+ Luận điểm của Hồ Chí Minh là một sự sáng tạo to lớn, bổ sung và
phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về CM thế giới.
+ Có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn làm tăng thêm tính chủ động, sáng tạo
của nhân dân VN nói riêng và các dân tộc thuộc địa trên thế giới nói chung,
nhờ đó đã dẫn đến thắng lợi của CMGPDT ở Việt Nam và các nước thuộc
địa trên thế giới.

You might also like