You are on page 1of 10

I.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC


1, Về độc lập dân tộc:
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc:
+ ĐLDT là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Đây là khát vọng mang
tính phổ biến của các dân tộc bị áp bức mất nước, chịu sự đè nén, thống trị của
ngoại bang. HCM đã phê phán và lên án CNTD đã chà đạp và thủ tiêu quyền dân
tộc, kìm hãm sự phát triển của các dân tộc thuộc địa.
+ Cách tiếp cận ĐLDT của HCM xuất phát từ quyền con người. Quyền con người
là một giá trị được thừa nhận và đề cao trong các bản TNĐL của Mỹ và Pháp.
HCM đã tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong hai bản Tuyên ngôn bất hủ đó và
nâng lên thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Với
việc tiếp cận vấn đề ĐLDT từ quyền con người, HCM đã đặt nền tảng cho một
pháp lý quốc tế mới về quyền dân tộc và sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc.
+ Ý trí quyết tâm đấu tranh giành và bảo vệ ĐLTD được thể hiện xuyên suốt trong
TTHCM:
Trong Bản Yêu sách tám điểm gửi tới HN Vecxây năm 1919: Tập trung vào hai
nội dung cơ bản: Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông
Dương xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế vào đó bằng đạo luật; Đòi
quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân.
Trong CLCT đầu tiên của Đảng: xác định mục tiêu là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam ta được hoàn toàn độc lập”.
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn
ĐLTD”.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân:
+ ĐLDT là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền con người.
+ Tự do, ấm no, hạnh phúc là thước đo giá trị của ĐLDT. HCM từng nói: “Nước
được độc lập, dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì độc lập chẳng có nghĩa
gì”.
- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để:
+ Nền độc lập thật sự tức là dân tộc đó phải được độc lập về tất cả các mặt chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Độc lập phải gắn liền với quyền tự quyết dân tộc. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền
quốc gia phải do nhân dân của dân tộc đó tự quyết định.
- Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ: Nền độc lập thực sự,
hoàn toàn phải được thực hiện triệt để theo nguyên tắc thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, HCM khẳng định: “Nước VN là một, dân tộc VN là một”, “Đồng
bào Nam Bộ là dân nước VN. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó
không bao giờ thay đổi”.
- Độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc khác
 Ý nghĩa:
TTHCM về ĐLDT mang nội dung sâu sắc, triệt để gắn với cuộc đấu tranh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.
Tư tưởng đó khẳng định những căn cứ pháp lý về quyền con người, quyền dân tộc,
có ý nghĩa thời đại sâu sắc và mang tính nhân văn cao cả.
Ý nghĩa của tư tưởng HCM về ĐLDT đối với việc bảo vệ và giữ vững độc lập nước
ta trong giai đoạn hiện nay?
- TT của HCM về nội dung … đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
- TT của Người vạch đường cho chúng ta vận dụng về nd cụ thể để bảo vệ và
giữ vững độc lập nước nhà.
 Ý nghĩa:
TTHCM về ĐLDT mang nội dung sâu sắc, triệt để gắn với cuộc đấu tranh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.
Tư tưởng đó khẳng định những căn cứ pháp lý về quyền con người, quyền dân tộc,
có ý nghĩa thời đại sâu sắc và mang tính nhân văn cao cả.
Ý nghĩa của tư tưởng HCM về ĐLDT đối với việc bảo vệ và giữ vững độc lập nước
ta trong giai đoạn hiện nay?
- TT của HCM về nội dung … đến nay vần còn nguyên giá trị.
- TT của Người vạch đường cho chúng ta vận dụng về nd cụ thể để bảo vệ và
giữ vững độc lập nước nhà.
2, TTHCM về CMGPDT
- CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường của CMVS:
+ Tổng kết phong trào cách mạng trong nước cho thấy những thất bại của các
phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta chứng tỏ sự bất lực
của hệ tư tưởng phong kiến và tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra.
+ Đối với cách mạng quốc tế, HCM đã phân tích 3 cuộc CM lớn đã diễn ra trên thế
giới là CM Pháp, Mỹ, và CMT10 Nga: CM ở Pháp, Mỹ còn hạn chế cơ bản là nửa
vời, không triệt để nên CM VN không đi theo con đường CMT. CMT10 Nga là
cuộc cách mạng triệt để vì nó xóa bỏ được giai cấp pk và CNTB Nga, dân chúng
được hưởng tự do, bình đẳng thật sự. Từ đó, HCM đã hướng CMGPDT ở VN đi
theo con đường CMVS. 1920, HCM đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc: “Muốn cứu nước và GPDT không có con đường nào
khác con đường CMVS”.
+ Nội dung con đường CMVS: CMVS là một quá trình vận động liên tục gồm 2
gđ: GĐ1: tiến hành làm CM dân tộc dân chủ nhân dân; GĐ2: tiến hành làm CM
XHCN. 2 gđ đó là quá trình vận động và pt không ngừng, có mỗi quan hệ chặt chẽ
với nhau hướng tới mục tiêu CNXH, CNCS; Lực lượng lđ CM là gc công nhân,
đội tiên phong là ĐCS; LLCM là khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh
công nông và lđ trí óc; CMVN là một bộ phận của CMTG.
- CMGPDT trong thời đại mới phải do ĐCS lãnh đạo:
+ CM trước hết phải có Đảng lãnh đạo: CM là sự nghiệp của quần chúng, nhưng
quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo đường lối đúng
đắn mới trở thành lực lượng to lớn. Do vậy, CM trước hết phải có đảng cách mạng.
+ ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo CM duy nhất đưa CM đến thành công vì:
Đảng CSVN có khả năng tập hợp, quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc; Được xây
dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin nên có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật
nghiêm minh; Có nền tảng lý luận khoa học là chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhờ các
đặc điểm trên, ĐCSVN đã nắm ngọn cờ duy nhất đối với CMVN và trở thành nhân
tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của CMVN.
- Lực lượng của CMGPDT bao gồm toàn dân tộc:
+ HCM khẳng định: “CM là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của
một hai người”.
+ Quan điểm lấy dân làm gốc lừ tư tưởng xuyên suốt trong tư tưởng HCM. Người
coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là nhân tố then
chốt đảm bảo thắng lợi.
+ Lực lượng GPDT trước hết là lực lượng tự thân của các dân tộc bị áp bức: Vận
dụng quan điểm của C.Mác về sứ mệnh tự giải phóng của GCCN, HCM chỉ rõ
LLGPDT trước hết là lực lượng tự thân của các dân tộc bị áp bức. Với tinh thần
trên, HCM luôn coi trọng việc xd tổ chức lực lượng bên trong là nhân tố quyết
định thắng lợi CM.
+ Xây dựng LLCM bao gồm cả dân tộc: Sớm nhận thức rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi
bật trong XH VN là MT giữa toàn thể dân tộc với CNĐQ Pháp và tay sai, HCM
chủ trương tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, đảng
phái, tôn giáo, thành phần dân tộc trong một mặt trận thống nhất nhằm phát huy
sức mạnh toàn dân tộc chống đế quốc.(CLCT đầu tiên xác định lực lượng cách
mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng
dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí
thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ
và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng
làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh
đổ).
+ Trong lực lượng toàn dân tộc, nhấn mạnh vai trò động lực CM của CN và ND,
đồng thời cũng không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp GPDT của các giai
tầng khác.
- CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước CMVS ở chính quốc:
+ Đây là một luận điểm sáng tạo của HCM vì: QTCS cho rằng: “thắng lợi của CM
thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của CMVS ở chính quốc”. Quan điểm
này làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của phong trào cách mạng ở thuộc địa.
+ Quan điểm của HCM:
Phê phán quan điểm hạ thấp vai trò phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
thuộc địa.
Khẳng định mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Đồng thời khẳng định: CM thuộc địa
có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
- CMGPDT phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng:
+ Bạo lực cách mạng: là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo
của giai cấp cách mạng vượt qua khỏi giới hạn pháp luật của giai cấp thống trị
đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng
đó.
+ Vai trò của bạo lực cách mạng: “là bà đỡ’ “công cụ” để giành chính quyền nhà
nước.
+ Đánh giá đúng bản chất phản động của bọn đế quốc và tay sai, HCM đã khẳng
định tính tất yếu của con đường đấu tranh bằng bạo lực của CMVN: “Trong cuộc
đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực CM
chống lại bạo lực phản CM, giành chính quyền và bảo vệ chính quyền”.
+ Lực lượng toàn dân là điều kiện để đấu tranh toàn diện trên tất cả các mặt.
+ Hình thái bạo lực: KN vũ trang toàn dân.
+ Tư tưởng HCM về bạo lực CM gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo, hòa bình.
+ Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng nhằm phát
huy cao độ sức mạnh nội lực tránh tứ tưởng trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
II. QUAN ĐIỂM HCM VỀ ĐỘNG LỰC CỦA CNXH Ở VN
Theo HCM, để xd thành công CNXH, cần có động lực và các điều kiện đảm bảo
động lực đó thực sự trở thành sức mạnh xây dựng CNXH.
- Động lực gồm: động lực vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh.
- Trong hệ thống động lực, HCM khẳng định, quan trọng và quyết định nhất
là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là liên minh công – nông – trí
thức.
- Muốn phát huy được sức mạnh con người, phải có sự kết hợp giữa cá nhân
với sức mạnh cộng đồng; phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần
nhằm tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con người.
- Nhấn mạnh vai trò lđ của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước cùng với
vai trò của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị.
- Coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, làm cho mọi người trở nên
giàu có, ích quốc, lợi dân.
- Coi trọng văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực không thể thiếu
của CNXH.
- Ngoài những động lực bên trong, phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng
cường đoàn kết quốc tế.
- Triệt tiêu những lực cản:
+ Sự thoái hóa, biến chất của đảng cầm quyền và của cán bộ, đảng viên.
+ Chủ nghĩa cá nhân.
+ Chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Ý nghĩa đối với quá trình xd XHCN ở VN hiện nay:
TTHCM về nội dung … đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng.
Đề xuất một số giải pháp vận dụng đúng đắn sáng tạo TTHCM về nd … ở VN
trong gđ hiện nay
Bài học nhận thức: Học tập, kế thừa quan điểm HCM về nd …
Bài học hành động: Những hành động cụ thể của bản thân để góp phần học tập,
vận dụng TTHCM về nội dung …
III. QUAN ĐIỂM HCM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐCS
*) ĐCSVN ra đời và lãnh đạo CM là tất yếu của lịch sử:
- Cơ sở lý luận:
+ Quan điểm của CN Mác – Lênin: Giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình thì phải thành lập chính đảng độc lập của mình.
+ Quan điểm của HCM: Tiếp thu lý luận của CN Mác – Lênin, Người khẳng định
cách mệnh muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mệnh.
- Cơ sở thực tiễn: HCM dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng
trong nước và quốc tế.
+ Việt Nam: Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra quyết liệt, sôi nổi
nhưng đều thất bại -> Cần phải có tổ chức để lãnh đạo cách mạng.
+ Thế giới: khảo sát sự thành bại của các cuộc cách mạng trên thế giới (Công xã
Pari, Cách mạng tháng Mười Nga…) Hồ Chí Minh nhận thấy, một trong những
nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Mười là do có sự lãnh đạo của
Đảng Bônsêvích Nga.
- Vận dụng sáng tạo lý luận của CN Mác – Lênin, HCM khẳng định: Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng mang bản chất của
GCCN đồng thời Đảng là của nhân dân, của toàn thể dân tộc VN.
- Quan điểm trên của HCM phù hợp với thực tiễn lịch sử, xã hội VN.
*) Nội dung vai trò lãnh đạo của Đảng:
Theo HCM, sức mạnh to lớn của dân tộc chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết
và được lãnh đạo bởi ĐCSVN. ĐCSVN có vai trò chủ yếu sau:
- Lựa chọn con đường CM đúng đắn cho dân tộc
- Xác định chiến lược, sách lược CM đúng đắn
- Xác định phương pháp CM đúng đắn
- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng CM trong nước
- Đoàn kết các lực lượng CM quốc tế
- Vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ, đảng viên
Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là quan trọng nhất. Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
trong suốt quá trình CM đã được thực tế chứng minh, không có một tổ chức chính
trị nào có thể thay thế được. Trong quá trình lịch sử, Đảng ta luôn được nhân dân
tín nhiệm và tỏ rõ vai trò là 1 tổ chức chính trị tiên phong trong cuộc đấu tranh vì
độc lập, tự do, dân chủ của đất nước, góp phần vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
IV. QUAN ĐIỂM HCM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
*) Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của CM
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược:
+ Đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời mang
tính sách lược mà là chính sách dân tộc, là vấn đề chiến lược của CM. Đó là chiến
lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn
của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù.
+ Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ đơn giản là phương pháp tập hợp LLCM mà
cao hơn, nó là bộ phận hữu cơ, là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình
CM VN.
+ Ở HCM, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc luôn được thể hiện từ rất sớm và nhất
quán xuyên suốt từ đầu đến cuối trong toàn bộ quá trình hoạt động và lãnh đạo CM
của Người.
- Đại đoàn kết dân tộc quyết định thành công của CM:
+ Trong mỗi giai đoạn CM, chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết có thể
phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, xong không bao giờ
được thay đổi chính sách đại đoàn kết dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định sự thành
bại của CM.
+ Theo HCM, CM muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ
thù và xây dựng thành công xã hội mới. Muốn có lực lượng phải thực hành đoàn
kết, vì đoàn kết là lực lượng, đoàn kết tạo ra sức mạnh, là then chốt của sự thành
công.
+ Thực tiễn CM đã chứng minh nhờ có đại đoàn kết dân tộc mà nhân dân ta đã
giành được nhiều thắng lợi to lớn, vẻ vang.
*) Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CM VN
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu hàng đầu:
+ Bất kỳ một cuộc cách mạng nào, vấn đề hàng đầu phải chú ý là huy động, tập
hợp lực lượng vì thực hiện đại đoàn kết dân tộc mới có thể thực hiện được các mục
tiêu khác.
+ HCM coi đây không chỉ là khẩu hiệu chiến lược, mục tiêu hàng đầu mà còn là
mục tiêu lâu dài của CM, xem như tôn chỉ hoạt động của ĐCSVN.
- Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
+ Đại đoàn kết dân tộc là một chủ trương xuất phát từ nhu cầu khách quan của bản
thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của
quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng.
+ Đảng là LLLĐ CMVN nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định
là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả các
lĩnh vực.
+ Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những
đòi hỏi khách quan tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện
thực có tổ chức.
V. TTHCM VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1, Nhà nước dân chủ:
*) Nhà nước của dân:
- HCM khẳng định Nhà nước của dân là Nhà nước mà tất cả quyền lực đều thuộc
về nhân dân. Quan điểm này được thể hiện trong các bản Hiến pháp (1946, 1959)
do người lđ soạn thảo.
- Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách bầu ra Nhà nước và chính
quyền các cấp.
- Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình Nhà nước và bãi miễn đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân nếu họ tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà nhân dân đã lập nên.
- Nhân dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì
không cấm và có nghĩa vụ tuân theo PL.
*) Nhà nước do dân:
- Nhà nước do dân lập nên, dân ủng hộ, dân làm chủ. HCM khẳng định: Việc nước
là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”.
+ HCM nhấn mạnh nhiệm vụ của những người CM là phải làm cho dân hiểu, giác
ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, xây dựng nhà nước đồng thời phải có
trách nhiệm quản lý nhà nước.
+ Đại biểu QH và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân.
- Nhân dân phải tham gia vào công việc của Nhà nước. Mọi công việc xây dựng
đất nước là trách nhiệm của nhân dân:
+ Dân bầu ra Quốc hội – Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy
nhất có quyền lập pháp.
+ Quốc bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ
+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, thực hiện các
nghị quyết của quốc hội và chấp hành pháp luật.
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý
chí của dân.
*) Nhà nước vì dân:
- Là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền
đặc lợi.
- Mục đích hoạt động của nhà nước là cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
- Nhà nước phải biết kết hợp các loại lợi ích, bảo đảm sự thống nhất, hài hòa, công
bằng.
- Muốn phục vụ tốt nhân dân, Nhà nước phải thật sự trong sạch, liêm khiết, chống
tham ô, hối lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi
- Đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân,
phải yêu kính nhân dân. Trong chế độ dân chủ, HCM cho rằng cán bộ nhà nước
đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho dân chứ không phải “làm quan cách mạng”
để “đè đầu cưới cổ nhân dân”.
Ý nghĩa đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay.
VI. QUAN ĐIỂM HCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ CON NGƯỜI
1, TTHCM về văn hóa
*) Quan điểm HCM về văn hóa và xây dụng nền văn hóa mới:
- Quan niệm của HCM về văn hóa:
+ Nghĩa rộng: Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra.
+ Nghĩa hẹp: Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc
thượng tầng của xã hội.
+ Nghĩa hẹp hơn: Bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết
đọc, biết viết, …
- Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới:
+ Trước CMT8: HCM đưa ra “Năm điểm lớn” xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Người nhận thức rõ rẳng xây dựng nền văn hóa dân tộc phải đặt trong mối quan hệ
qua lại với các mặt khác của đời sống dân tộc như tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị,
kinh tế.
+ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: Nền văn hóa có tính dân tộc, khoa học
và đại chúng.
+ Trong thời kỳ xây dựng CNXH: HCM chủ trương xây dựng nền văn hóa mới có
nội dung XHCN và tính chất dân tộc. => Nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt
cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.
*) Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa:
- Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác:
+ HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn để
chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết.
Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả 4 vấn đề phải được coi trọng như
nhau.
 Văn hóa trong quan hệ với chính trị: Văn hóa gắn liền mật thiết với chính trị,
cho nên một dân tộc bị đàn áp thì chính trị cũng bị đán áp và rõ ràng văn hóa
cũng bị đàn áp. Vì vậy, chính trị có được giải phóng thì văn hóa mới được
giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.
 Văn hóa trong quan hệ với kinh tế: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây
dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng văn hóa. HCM vẫn nhấn mạnh
vai trò của kinh tế đối với văn hóa. Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển
kinh tế và văn hóa.
 Văn hóa trong quan hệ với xã hội: Giải phóng chịnh trị đồng nghĩa với giải
phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào thì
văn hóa thế ấy. Giải phóng chính trị, giải phóng xã hội thì mới giải phóng
được văn hóa.
+ Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị - xã hội, văn
hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế:
 Văn hóa ở trong chính trị - xã hội: Văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ
chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH.
 Văn hóa ở trong kinh tế: Văn hóa phải phục vụ, thúc đẩy việc xây dựng và
phát triển kinh tế.
 Chính trị, xã hội, kinh tế phải có tính văn hóa: Hoạt động chính trị, kinh tế,
xã hội phải văn minh và có trình độ cao.
- Quan điểm HCM về vai trò của văn hóa:
+ Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp CM:
 Văn hóa là mục tiêu:
 Văn hóa là động lực:
+ Văn hóa là một mặt trận:
+ Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:
QUAN ĐIỀM HCM VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
- Trung với nước, hiếu với dân
- Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
- Tinh thần quốc tế trong sáng

You might also like