You are on page 1of 22

CHƯƠNG II:

I. Cơ sở hình thành (Phần tự luận)


1. Cơ sở thực tiễn
a. Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu 20
- Thực dân P tiến hành xâm lược VN và đặt ách đô hộ trên nước ta:
+ 1858, P tiến hành xâm lược nước ta, N từng bước đầu hàng
+ 1883, N ký hiệp ước Hác-Măng trao cho P 3 tỉnh miền Tây NB
+ 1884, N ký hiệp ước Patonot 3 tỉnh miền Đông
- Trong khi nhà N đầu hàng, các phong trào đấu tranh liên tục nổ ra theo nhiều khuynh
hướng khác nhau:
+ Khuynh hướng phong kiến (đấu tranh dựa trên ý thức hệ phong kiến):
● Phong trào Cần Vương: diễn ra vào cuối tk 19 do Hàm Nghi và TTT khởi
xướng, thu hút một số quan lại trong triều đình và các sĩ phu yêu nước, kéo
dài từ năm 85-95, nhưng chỉ mang quy mô địa phương
● KN nông dân Yên Thế (1883-1913) do HHT lãnh đạo: đây là pt đấu tranh
nông dân dài nhất và lâu nhất >< mang tính tự phát, nên vẫn mang bản chất
gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân khác => đặt trong bối cánh lúc đó, ko
thể đánh lại sư áp đảo của thực dân P.
=> Sau đấy, P tiến hành khai thác thuộc địa -> bóc lột nhân dân đến tận xương tủy, nô dịch
đàn áp, chia rẽ nd, ko cho dân chút tự do nào. Và các cuộc khai thác làm xh VN thay đổi ->
xuất hiện tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, vô sản)
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản: tiêu biểu là p trào Đông Du (1905), Đông kinh nghĩa
thục (1904-1907)... => thất bại
- Nguyên nhân thất bại: Chưa tập hợp đc đông đảo nhân dân
Lực lượng lãnh đạo chưa có đường lối, phương pháp đúng đắn
Chưa phù hợp với xu thế thời đại mới
- Cứu nước bằng cách nào? Lúc đó, GCCN ra đời làm cho cuộc đấu tranh có dấu hiệu mới
của thời đại mới sắp ra đời. Họ là lực lượng ít ỏi (cuối 19) chịu 3 tầng bóc lột: thực dân, tư
bản, phong kiến => chỉ có GCCN mới có thể…
b. Thực tiễn thế giới
- CNTB đã chuyển từ TDCT -> CNĐQ đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, đi vừa tranh giành,
xâu xé thuộc địa của mình trên phạm vi thế giới, vừa hùa với nhau để nô dịch các dân tộc
bé.
=> TG xuất hiện 2 mâu thuẫn cũ (tư sản vs vô sản, đế quốc với đế quốc)- nay là dân tộc
thuộc địa vs đế quốc -> Vấn đề thuộc địa trở thành vấn đề lớn, không còn là của riêng rẽ 1
quốc gia nào nữa mà là đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống CNĐQ
- CMT10 Nga (1917) thắng lợi mở ra xu thế thời đại mới, quá độ lên CNXH
- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản(III) tháng 3-1919
2. Cơ sở lý luận:
a. Truyền thống dân tộc:
- Có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước -> chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt
truyền thống tốt đẹp của VN.
+ Những nhân vật lịch sử sáng ngời (Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo…)
+ Là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao
nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa tinh thần
+ HCM đã tuyên bố với TG “Nc VN có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã
thành 1 nước tự do và độc lập. Toàn thể dân VN quyết đem tất cả tinh thân và lực
lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ây” => TT ấy thôi
thúc tinh thần yêu nước và thanh fhanhf động sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước.
- TT yêu nước gắn với yêu dân, đoàn kết, nhân nghĩa => HCM đã kế thừa, phát huy trong
quá trình lãnh đạo để giành lại ấm no, hp cho nhân dân.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Tinh hoa văn hóa phương Đông: kết tinh trong học thuyết lớn về Nho giáo, Phật giáo, và
Lão giáo
+ Nho giáo: Tuy học thuyết này có nhiều điều không đúng song có nhiều điều cần học:
xây dựng XH lý tưởng trong đó có công bằng, bác ái, nhân, trí, nghĩa, dũng, tín, liêm
được coi trọng + kế thừa, đổi mới, pt tinh thần trọng đạo đức của NG trong tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức con người, trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
+ Phật giáo, HCM kế thừa tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích
làm việc thiện, chống lại điều ác, đề cao quyền bình đẳng của con người, khuyên
con ng sống hòa đồng.
+ Lão giáo (Đạo giáo): khuyên con ng sống gắn bó với thiên nhiên, bảo vệ MT sống ->
tổ chức Tết trồng cây
- Tinh hoa văn hóa phương Tây:
+ Bé (TH Pháp- bản xứ) HCM quan tâm tới Tự do-Bác ái-Bình đẳng
+ Sau đi sang các nước phương Tây, người đã kế thừa quan điểm nhân quyền, dân
quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh
phục của dân tộc.
+ Nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của nhà văn
phương Tây và chủ nghĩa Tam dân của TTS…
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin:
- CMT10 Nga là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển về chất trong tư tưởng HCM
- Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp luận của CNM-LN, HCM đã kế thừa,
đổi mới, pt những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc kết hợp với thực tiễn cách mạng
trong nước + TG -> hình thành hệ thống quan điểm cơ bản, toàn diện
- HCM không ngừng vận dụng, sáng tạo, bổ sung, pt M-LN trong thời đại mới
3. Nhân tố chủ quan HCM
a. Phẩm chất HCM:
- HCM có lý tưởng cao cả, hoài bão lớn cứu dân, khỏi lầm than: dám ra đi để khảo sát thực
tế, học hỏi và rút kinh nghiệm về cho nước ta.
- Bác - có bản lĩnh tư duy dân tộc, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách
mạng, vận dụng quy luật chung của XH loài người vào VN
- Người - có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đưa VN vào dòng chảy của cm TG và
đứa đảng, dân ta đến bờ thắng lợi
- HCM - tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng
của ĐCSVN.
b. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
- Người có vốn sống phong phú (30 nước trên thế giới) -> hiểu chủ nghĩa đế quốc…+ xác
định rõ bản chất, thủ đoạn của CNĐQ, thực dân
- Hiểu về phong trào dân tộc ko chỉ về mặt lý luận + sáng lập đảng (CS Pháp, Trung Quốc)
- Là nhà tổ chức vĩ đại của cm VN: tổng kết thực tiễn cm, bổ sung, pt lý luận, tư tưởng cm +
chuẩn bị nhiều mặt cho sự ra đời của Đảng + sáng lập quân đội nhân dân VN

CHƯƠNG III: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc


và chủ nghĩa giai cấp

I. Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc (Phần tự luận)

1. Vấn đề độc lập dân tộc

Độc lập, TD là quyền Độc lập dân tộc phải gắn ĐLDT phải là nền ĐLDT ĐLDT gắn liền với thống
thiêng liêng, bất khả với tự do, ấm no, hạnh thật sự, hoàn toàn và nhất, toàn vẹn lãnh thổ
xâm phạm của tất cả phúc của nhân dân triệt để
DT

1. Hoàn cảnh: Cuối TK - Theo HCM, độc lập gắn - Vì sao? - Là những quy tắc không
19, CNĐQ đẩy mạnh với hòa bình, ND được + Trước đây dưới CĐPK thể nhân nhượng
xâm lược thuộc địa -> hưởng ấm no, HP. (mọi quyền do giai cấp - Vì sao?
(bóc lột ntn)-> bất bđ - Vì sao? pk thống trị)-> ND không + Để đảm bảo đại đoàn
2. Cơ sở: + Cảnh sống lầm than của có quyền tự do, dân chủ kết dân tộc
+ Tuyên ngôn độc lập ND phải chịu 1 cổ 2 tròng + TDP xâm lược -> TD + ĐLTD gắn với toàn vẹn
Hoa Kỳ (1776) của Mỹ + Kế thừa học thuyết “Tam cũ và mới đều gieo ảo lãnh thổ -> tạo yếu tố
và bản tuyên ngôn dân” (dân tộc, quyền, tưởng “ĐLTD” >< cái thuận lợi cho việc xây
nhân quyền và dân sinh)của TTS. bánh vẽ, giả hiệu dựng CNXH.
quyền (1971) của + HCM hiểu mqh biện => Mọi quyền hành (KT,
Pháp; chứng giữa ĐLDT với tự CT, VH) nằm trong tay
+ Kế thừa tư tưởng, do, hạnh phúc của ND thực dân, đế quốc.
tinh thần về Độc lập ● Trong cương lĩnh => HCM - Nền ĐL thực
chủ quyền của dân tộc T2-1930, trong sự
VN nhiệm vụ cấp bách - Vậy kn ĐL thực sự?
3. Nội dung: mà CO cần giải (KT, CT)
- 1919: Gửi “Bản yêu quyết sau T8-1945 + Gắn với quyền tự
sách 8 điểm đòi quyền ● Tâm nguyện cả quyết (kđ vấn đề chủ
tự do cho dân An NAm đời của chủ tịch quyền do ND quyết, ko
- T2-1930: trong HCM+ có can thiệp của nước
cương lĩnh chính trị ngoài)
đầu tiên, HCM xđ + Là nền độc lập bỏ
“đánh đổ ĐQCN P và hoàn toàn áp bức, bóc
phong kiến”, “Làm cho lột
VN độc lập hoàn toàn” -> đảm bảo quyền, lợi
- T8-1945: CMT8 ích cho người dân
thành công, người
khẳng định” Nước
VN…”
- Kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, trong lời
kêu gọi toàn quốc
kháng chiến “Thà hy
sinh tất cả chứ không
chịu mất nước, ko chịu
làm nô lệ”
- Khi Mỹ xâm lược,
nêu khẩu hiệu: “ko có
gì quý hơn độc lập tự
do”

II. Tư tưởng HCM về CNXH và xây dựng CNXH ở VN.

1. TT HCM về CNXH (Phần tự luận)

Quan niệm của HCM về CNXH Tiến lên CNXH là 1 tất yếu khách Đặc trưng cơ bản của XHCN
quan

- CNXH được Người tiếp cận ở - Cơ sở: Kế thừa học thuyết MLN - Thứ nhất, về chính trị: XHXHCN là
nhiều góc độ khác nhau (dễ hiểu, dễ về sự phát triển tất yếu của XH loài XH có chế độ dân chủ
nhớ…) bằng cách chỉ ra đặc trưng ở người theo các hình thái KT-XH, + CDDC là Xh do ND làm chỉ, ND là
1 lĩnh vực nào đó, song tất cả đều HCM cho rằng: tiến lên CNXH là chỉ dưới lãnh đạo của ĐCS trên nền
hướng tới mục tiêu cơ bản cả nó mà bước pt tất yếu ở VN sau khi nước tảng liên minh công-nông. TRong
theo Người: “Nói 1 cách tóm tắt, mộc nhà đã giành được độc lập theo con XHXHCN, địa vị cao nhất là ND. NN
mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho đường CMVS. là của dân, do dân và vì dân. Mọi
ND lao động thoát nạn bần cùng, làm - Đặt vào bối cảnh XH đương thời, quyền lợi, quyền lực, quyền hạn
cho mn có công ăn việc làm, được HCM muốn kđ ls loài người pt qua thuộc về ND và mọi HĐ xây dựng,
ấm no và sống 1 đời HP” CXNT-CHNL-PK-TBCN rồi CNXH, bảo vệ đất nước, bve chế độ XH
- HCM so sánh với XH trước đây: “ CSCN -> Đông Âu, TQ có thể bỏ thuộc về ND
TRong XH có GC bóc lột thống trị là qua TBCN + Đặc điểm nêu trên cho thấy tính
được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân => Theo HCM, tiến lên CNXH là tất nhân văn cao cả của HCM mà còn
của quần chúng LĐ thì bị giày xéo >< yếu, phù hợp với quy luật khách thây HCM nhận thức sâu sắc về
(XHCN) ND làm chỉ, mỗi người là bộ quan, tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ sức mạnh, địa vị, và vai trò của ND,
phận của tập thẻ, giữ vai trò nhất khác nhau, trong đó, những nước về sự thắng lợi của CNXH khi Đảng
định và đóng góp công lao trong đã qua GĐ pt TBCN sẽ đi thẳng lên lãnh đạo dựa vào ND, huy động
XH-> Lợi ích tương đương. Người CNXH, những nước chưa qua có nhân lực, tài lực, trí lực của ND đem
kđ mục đích của CMVN là tiến đến thể lên CNXH sau khi đã đánh đổ lại lợi cho ND
CNXH, rồi đến CNCS đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh - 2, về KT: XHXHCN là XH có nền
=> Theo HCM, XHCN là XH ở giai đạo của Đảng VS và tư tg MLN KT pt cao dựa trên lực lượng hiện
đoạn đầu của XHCSCN. Mặc dù còn - VN trải qua hàng ngàn năm bị áp đại và chế độ công hữu về TLSX
tồn đọng tàn dư của XH cũ nhưng bức, nhiều khuynh hướng cứu chủ yếu
XHCN không còn áp bức, bóc lột, XH nước thất bại-> chỉ có CNXH mới là + CNXH cao hơn CNTB -> có nền
do NDLĐ làm chỉ, trong đó con ng nguồn gốc của tự do, bình đẳng, KT cao hơn, đấy là nền KT dựa trên
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, bác ái, xóa bỏ bức tường dài ngăn LLSX hiện đại và chế độ sở hữu về
quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa cản con ng đoàn kết, yêu thương TLSX
thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ vs nhau + LLSX hiện đại: công cụ lđ,
nhau phương tiện LĐ trong quá trình sản
xuất đã “ pt dần đến máy móc, sức
điện, sức nguyên tử”. QHSX đc
HCM diễn đạt: Lấy nhà máy, xe lửa,
ngân hàng…làm của chung; là
TLSX thuộc về ND
- 3, về VH, đạo đức, đảm bảo sự
công bằng, hợp lí tròn các QHXH
+ VH, đạo đức: tất cả lĩnh vực của
đời sống, trước hết là QHXH. Sự pt
cao hơn là: XH ko còn hiện tượng
người bóc lột người, con người
được tôn trọng, được đảm bảo đối
xử công bằng, bình đẳng và các
dtoc đoàn kết, gắn bó với nhau
=> CNXH là cơ sở, tiền đề tiến tới
XH hòa bình, đoàn kết, ấm no, tự
do, hp, không còn pb chủng tộc,
không còn gì có thể ngăn cản
những người lđ hiểu nhau và yêu
thương nhau.
=> CNXH đảm bảo tính công bằng
trong các mqh XH, đó là XH đem lại
quyền bình đẳng trước PL cho mọi
công dân, mọi cộng đồng người
đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình
đẳng về quyền lợi về nghĩa vụ, ai
cũng phải ld
- 4, về chủ thể xdx: CNXH là công
trình tập thể của ND dưới lđ ĐCS
+ Trong XH cũ, cuộc đấu tranh của
ng lđ diễn ra ngày càng quyết liệt
+ Trong XHCN-chế độ của ND, do
ND làm chỉ, lợi ích của cá nhân gắn
vs lợi ích của CĐXH nên chính ND
là chủ thể, XD XH vững mạnh
+ Có lãnh đạo của Đảng và vận
dụng sáng tạo CN MLN vào dd kiện
cụ thể thì đưa CM GPDT vs CMXH
đến thành công

CHƯƠNG IV: Tư tưởng HCM về ĐCS VN và Nhà


nước của dân, do dân, và vì dân

1. Tính tất yếu về sự ra đời của ĐCS Việt Nam


- Cơ sở lý luận:
+ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin: GCCN muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình thì phải thành lập chính đảng độc lập của mình/
+ Quan điểm của HCM: tiếp thu lý luận của CNM-LN, Người khẳng định cách mệnh
muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mệnh
=> Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt
Nam và đối với quá trình hình thành Đảng cộng sản Việt Nam.
- Cơ sở thực tiễn: ( Sau CMT8-1945) ta mới giành được chính quyền >< 1930 (chưa giành).
HCM dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng trong nước và quốc tế
+ Đảng cầm quyền là đảng lãnh đạo ND cầm quyền và XD XH mới
+ Sự ra đời của ĐCS VN sẽ phát huy vai trò tích cực của quần chúng nhân dân
+ ĐCS ra đời kết hợp của 3 yếu tố: CNM-LN, phong trào công nhân và phong trào yêu
nước
+ HCM đưa phong trào yêu nước (PTYN) vào yếu tố thành lập nên Đảng, vì:
● PTYN có vị trí, vai trò to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc VN.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt
Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân
tộc ta. Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong trào
yêu nước của nhân dân ta đã dâng lên mạnh mẽ 54 như những lớp sóng cồn
nối tiếp nhau. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành
giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.
● Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì hai
phong trào đó đều có mục tiêu chung. Cơ sở của sự kết hợp giữa hai
phong trào này là do xã hội nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai. Vì vậy, giữa hai phong trào đều
có mục tiêu chung, yêu cầu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam
được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, chính
bản thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó, lại mang tính chất của
phong trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công nhân không những
chống lại ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc.
● Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong
trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Đầu thế kỷ XX
nông dân Việt Nam chiếm tới khoảng 90% dân số. Ở Việt Nam, công nhân
nhiều mà họ xuất thân trực tiếp thầu hết công nhân xuất thân từ người nông
dân nghèo => giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp
thành quân chủ lực của cách mạng
● Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn
đậm nét bởi vai trò của trí thức >< không nhiều nhưng lại là những “ngòi nổ”
cho các phong trào yêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và
bọn tay sai, cũng như thúc đẩy sự canh tân và trần hưng đất nước. (Đặc
điểm) Với một bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp
nước và bọn bán nước, họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động
và có cơ hội đón nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của tất cả các trào
lưu trên thế giới tràn vào Việt Nam.
2. Vai trò của ĐCS Việt Nam:
- Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được
lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Hồ Chí MInh khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
là rất to lớn, là vô cùng, vô tận >< lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc
chắn thắng lợi”, giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng
được. (Trong cuốn sách Đường cách mệnhxuất bản năm 1927 Hồ Chí Minh viết:
Cách mệnh trước phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì tổ
chức và vận động dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô
sản mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững, thuyền mới chạy”.)
+ Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ >< Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn
thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ, ý chí phải kiên quyết.
=> Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật
mạnh để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền
=> Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam phù hợp với quy
luật phát triển của xã hội, vì Đảng không có mục đích tự thân, ngoài lợi ích của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, lợi ích của
nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo
của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ
chức chính trị nào có thể thay thế được => Mọi mưu toan nhằm hạ thấp hoặc nhằm xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đều xuyên tạc thực tế lịch sử cách mạng dân
tộc ta, trái với lý luận lẫn thực tiễn, đều đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam.

3. Bản chất của ĐCS Việt Nam.


- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân,
đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
+ Quan điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn tuân thủ những quan điểm của Lênin về
xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản + Hồ Chí Minh còn có một cách thể
hiện khác về vấn đề “Đảng của ai?”. (Năm 1953, Hồ Chí Minh viết: “Đảng Lao động
là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân
tộc…Đảng là Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân”. Năm
1957, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời cũng là đội tiên phong của dân tộc.)
=> Tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau như vậy nhưng quan điểm nhất quán của Hồ
Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng là Đảng ta mang bản chất của giai cấp công
nhân.
- HCM khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở thấy rõ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Còn các giai cấp, tầng lớp khác chịu
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trở thành đồng minh của giai cấp công nhân.
+ (Hồ Chí Minh phê phán những quan điểm không đúng như không đánh giá đúng vai
trò to lớn của giai cấp công nhân, cũng như những quan điểm sai trái chỉ chú trọng
công nông mà không thấy rõ vai trò to lớn của các giai cấp, tầng lớp khác. Quan
niệm Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân
dân lao động và của toàn dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng
cộng sản Việt Nam là Đảng của chính mình.)
+ Trong quá trình rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng tính thống nhất
giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ
giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác

4. Đảng cầm quyền

TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc


a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược:
+ Đoàn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này.
Người viết: … “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà
thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: đó là đoàn kết”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”…
Ví dụ: Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập
lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng Miền Bắc. Đoàn kết trong mặt trận
Tổ quốc Việt Nam nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục
kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Miền Bắc”.
+ Đại đoàn kết dân tộc không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mang tính sách
lược mà là chính sách dân tộc, là vấn đề chiến lược CM. Đó là chiến lược tập hợp
mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân
tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp
+ ĐĐKDT - phương pháp tập hợp lực lượng + là bộ phận hữu cơ, là tư tưởng cơ
bản, nhất quán, xuyên suốt trong suốt tiến trình CMVN và CM CNXH.
- Đại đoàn kết dân tộc quyết định thành công của CM
+ ĐĐKDT với tư cách có ý nghĩa chiến lược sẽ được thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù
hợp với từng giai đoạn, thời kỳ.
+ Theo HCM, CM muốn thành công phải có lực lượng, lực lượng đó phải đủ mạnh để
chiến thắng kẻ thù và XD thành công XH mới => (muốn vậy) phải thực hành đoàn
kết vì “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”…
+ Đoàn kết với thắng lợi có mqh sâu sắc với nhau. Tính chất, quy mô, mức độ của
thành công phụ thuộc vào tính chất, quy mô của sự đoàn kết
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
- ĐĐKDT là mục tiêu hàng đầu của CMVN
+ Vì sao là mục tiêu? có thể tạo r sức mạnh để đưa CM đến thắng lợi
+ Sự nghiệp CM có chiều mục tiêu đặt ra, trong đó, ĐĐKDT là 1 mục tiêu hàng đầu vì
co thực hiện được ĐĐKDT thì mới có thể thực hiện được các mục tiêu khác
=> HCM ko chỉ coi đây là khẩu hiệu, mục tiêu hàng đầu mà còn là mục tiêu lâu dài, xem như
tôn chỉ hoạt động của ĐCSVN.
- ĐĐKDT là nhiệm vụ hàng đầu của CM.5
+ ĐKDT ko phải là chủ trương xuất phát từ sự cần thiết, từ ý muốn chủ quan của LL
lãnh đạo CM mà xuất phát từ nhu cầu khách quan của bản thân quần chúng ND
trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, fo QC và vì QC
+ Đảng là LLLĐ CMVN nên tất yếu ĐĐKDT phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng => phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực, từ chỉ trường, CS, tới hoạt
động thực tiễn
+ Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi
hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, có tổ chức =>
sức mạnh vô địch

2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc


a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh toàn thể nhân dân /Khái
niệm “dân”, “nhân dân ” được Hồ Chí Minh tiếp cận ở hai phương diện vừa với nghĩa cộng
đồng “mọi con dân nước việt””; vừa với nghĩa cá thể “mỗi một người con Rồng cháu
Tiên””, “Dân” tức là không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý
tiện, ở trong nước hay ngoài nước. Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo
quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của
đại đoàn kết toàn dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc tức là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối thống nhất
(không phân biệt giai cấp, dtoc, tôn giáo, lứa tuổi…)trong cuộc đấu tranh chung. Hồ Chí
Minh nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta
còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ
quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “ta” ở đây là chủ thể, vừa Đảng Cộng
sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.
- Khi tập hợp lực lượng để giải quyết hài hòa các mqh giữa giai cấp và dân tộc để tập hợp
lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung
thành và sẵn sàng phục vụ tổ quốc vì nông dân - lực lượng lao động đông đảo trong XH,
công nhân- có tinh thần cách mạng triệt để => họ là 2 giai cấp bị bóc lột, áp bức nặng nề
nhất và tri thức thì rất nhạy bén, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ 1 cách dễ dàng
=> việc liên hệ các giai cấp này để tạo nên đại đoàn kết vững chắc để tuef CM GPDT tới
CM DCND và từ CMDCND tới CM XHCN.
b. Nền tảng thực hiện đại đoàn kết dân tộc
- HCM chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi để tạo ra sức mạnh cho cách mạng
VN.
- Theo HCM, lực lượng làm nền tảng cho khối ĐĐKDT là liên minh công-nông-lao động trí
óc, do ĐCSVN lãnh đạo. Nền tảng liên minh công-nông-trí óc ngày càng được củng cố vững
chắc thì khối ĐĐKDT càng có thể mở rộng, ko e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu
- Trong khối ĐĐKDT, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài XH. Sự đoàn kết trong Đảng càng được
củng cố thì đoàn kết dân tộc càng được tăng cường
3. Điều kiện XD khối đại đoàn kết dân tộc

Kế thừa truyền thống yêu Có lòng khoan dung, độ XD khối đại đoàn kết rộng Phải lấy lợi ích
nước- nhân nghĩa - đoàn lượng với con người rãi cần có niềm tin vào ND chung làm điểm
kết quy tụ, đồng thời
tôn trọng lợi ích
khác bt chính đg

Truyền thống này được - Đối với mỗi cá nhân ai - Với Hồ Chí Minh, yêu
hình thành, củng cố và phát cũng có mặt tốt, mặt dân, tin dân, dựa vào dân,
triển trong suốt quá trình xấu nên cần có lòng sống, đấu tranh vì hạnh
dựng nước và giữ nước khoan dung, độ lượng, phúc của nhân dân là
trong hàng nghìn năm của trân trọng phần thiện dù nguyên tắc tối cao.
dân tộc, trở thành giá trị bền nhỏ nhất của mỗi người Nguyên tắc này vừa là sự
vững, thấm sâu vào tư mới có thể tập hợp nối tiếp truyền thống dân
tưởng, tình cảm, tâm hồn được mọi lực lượng. tộc “nước lấy dân làm
của mỗi con người Việt Cần phải đoàn kết với gốc”, “chở thuyền và làm
Nam, được lưu truyền qua cả những người lầm lật thuyền cũng là dân”,
các thế hệ từ thời các vua đường, lạc lối >< biết đồng thời là sự quán triệt
Hùng dựng nước tới Bà hối cải. Cần xóa bỏ sâu sắc nguyên lý Macxit
Trưng, Bà Triệu, TRần thành kiến, phải thật thà “cách mạng là sự nghiệp
Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang đoàn kết với nhau, giúp của quần chúng”.
Trung…Truyền thống đó là đỡ nhau cùng tiến bộ để - Theo Người, DÂN là chỗ
cội nguồn sức mạnh vô địch phục vụ ND dựa vững chắc của
để cả dân tộc chiến đấu và - Lòng khoan dung, độ Đảng, là nguồn sức mạnh
chiến thắng mọi thiên tai, lượng ở HCM ko phải là vô tận và vô địch của khối
địch họa, làm cho đất nước 1 sách lược nhất thời, 1 đại đoàn kết, quyết định
được trường tồn, bản sắc thủ đoạn chính trị là là thắng lợi của cách mạng,
dân tộc được giữ vững sự tiếp nối và pt truyền là nền, gốc và chủ thể của
thống nhân ái, bao dung mặt trận. Trong bài nói
của dân tộc => tư tưởng chuyện tại Hội nghị đại
nhất quán thể hiện trong biểu mặt trận Liên Việt
đường lối, chính sách toàn quốc, tháng 1 – 1955,
của Đảng Người chỉ rõ: “Đại đoàn
kết tức là trước hết phải
đoàn kết đại đa số nhân
dân, mà đại đa số nhân
dân ta là công nhân và
nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động khác.
Đó là nền, gốc của đại
đoàn kết. Nó cũng như cái
nền của nhà, gốc của cây.
Nhưng đã có nền vững,
gốc tốt, còn phải đoàn kết
các tầng lớp nhân dân
khác.
4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở
những lời kêu gọi -> Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có
tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc
+ là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt,
không chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, dù ở bất kỳ phương trời nào nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương, đất
nước, về tổ quốc Việt Nam, đều được coi là thành viên của mặt trận’
+ Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và
điều lệ mặt trận có thể có những nét khác nhau, tên gọi của mặt trận dân tộc thống
nhất theo đó, cũng có thể khác nhau. Song đều phấn đấu vì mục tiêu chung là độc
lập dân tộc, thống nhất của tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông
– trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
+ Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, trên cơ sở
đó để mở rộng Mặt trận làm cho MT thực sự quy tụ được cả dân tộc, kết thành khối
vững chắc trong MT
+ Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song nó chỉ có thể
được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của
Đảng đối với mặt trận vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu bảo
đảm cho mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn.
+ Hồ Chí Minh còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận vừa là một tất
yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát
hiện ra các quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và
phương pháp cách mạng phù hợp, lãnh đạo mặt trận thực hiện thành công các
nhiệm vụ cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong
mặt trận có thể làm được. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngoài lợi ích của giai
cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Mặc dù vậy, quyền lãnh
đạo mặt trận của Đảng không phải Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân
dân thừa nhận.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc,
quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân
+ Mục đích chung của Mặt trận đc HCM xác định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn
cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết.
Đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân
+ Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của DT, lợi ích căn bản của NDLĐ là mục tiêu phấn
đấu => nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy
tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dtoc và tôn giáo vào MT
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo
đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
+ HĐ dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ nghĩa là mọi vấn đề của MT phải được
đem ra để tất cả thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, loại trừ mọi áp đặt hoặc
dân chủ hình thức
+ NHững lợi ích riêng chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của đất nước cần được
tôn trọng + những gì riêng biệt, ko phù hợp sẽ dần được giải quyết bằng lợi ích
chung của DT, bằng sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi bộ
phận về mqh giữa lợi ích chung và riêng
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân
thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
+ Tính chặt Chẽ, lâu dài, bền vững của khối đại đoàn kết biển hiện qua việc đòi hỏi
tăng cường củng cố khối liên minh công, nông, lao động trí óc, làm nền tảng cho
khối đại đoàn kết.
+ Tính chất rộng rãi của khối đại đoàn kết thể hiện ở việc mở rộng biên độ tập hợp
mọi giai tầng xã hội.
+ Đoàn kết chân thành, thân ái: giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc
bên cạnh điểm tương đồng vẫn còn có những điểm khác biệt. Để giải quyết vấn đề
này, một mặt Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm đề cao điểm tương đồng, hạn
chế sự khác biệt; mặt khác, đoàn kết phải gắn với đấu tranh, khắc phục tình trạng
đoàn kết xuôi chiều, phải nêu cao tinh thần phê và tự phê để biểu dương mặt tốt,
khắc phục mặt chưa tốt.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

1. Một số nhận thức chung về văn hóa, và mqh giữa văn hóa
và các lĩnh vực khác
a. Quan niệm của HCM về văn hóa: (4 cách tiếp cận chỉ yếu)
+ Theo nghĩa rộng: Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn => hướng đến giá trị vật chất và tinh thần
+ Theo nghĩa hẹp: VH là đời sống tinh thần của XH, thuộc về kiến trúc thượng tầng
của XH.
+ Theo nghĩa hẹp hơn: VH là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù
chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi)
+ Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
b. Mqh giữa VH với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội
- Văn hóa trong quan hệ với chính trị.
+ Văn hóa và chính trị đều là những mặt không thể thiếu trong đời sống xã hội. Văn
hóa gắn liền mật thiết với chính trị, cho nên một dân tộc bị đàn áp thì chính trị cũng
bị đàn áp và rõ ràng văn hóa cũng bị đàn áp, cũng bị nô dịch. Người cho rằng: “Xưa
kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh được”, “Xã hội thế
nào văn hóa thế ấy”. “Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú nhưng dưới chế độ
thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn,
không thể phát triển được”. Vì vậy, chính trị có được giải phóng thì văn hóa mới
được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho VH pt.
+ Tuy nhiên, VH ko thể đứng ngoài chính trị mà phải ở trong CT, tức là Vh phải phục
vụ nhiệm vụ chính trị: đồng thời mọi hoạt động của tổ chức về nhà chính trị phải có
hàm lượng VH
- Trong quan hệ với kinh tế:
+ Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng
văn hoá. Từ đó, Người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá. Người viết: Văn hoá
là một kiến trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn
hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được.
+ Tuy nhiên, VH cũng ko đứng ngoài KT mà phải đứng trong, nghĩa là VH không hoàn
toàn phụ thuộc vào KT mà có vai trò tác động tích cực trở lại vs KT
- Văn hóa trong quan hệ với xã hội.
+ Theo Hồ Chí Minh, giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn
hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Văn học nghệ
thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ, bị tồi tàn không
thể phát triển được. => phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền
về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt
Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa.
- Về giữ gìn bản sắc VH DT, tiếp thu VH nhân loại:HCM chủ trương phải giữ gìn các giá trị
truyền thống của DT VN đồng thời tiếp thu tiến bộ của VH thế giới, làm giàu cho những giá
trị tinh hoa, VH VN => Theo Người “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà VN.

2. Quan niệm của HCM về vai trò của VH:


a. VH là mục tiêu, động lực của sự nghiệp CM
- VH là mục tiêu:
+ Mục tiêu của CMVN là độc lập dân tộc và CNXH, ĐLDT gắn liền vs CNXH. Như vậy,
cùng với zzct, KT, XH, VH nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình CM
+ Theo HCM, VH là mục tiêu-nhìn 1 cách tổng quan-là quyền sống, quyền sung
sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của ND về XH dân
chủ, công bằng, văn minh, i cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành; đời sống vật
chất và tinh thần không ngừng được nâng cao, con người có đk pt toàn diện
+ Quyền con người phải được tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo thực hiện trong thực tiễn để
tạo đk pt của mỗi người
+ Khi coi VH là mục tiêu, HCM dành cả cuộc đời phấn đấu vì mục tiêu này "Tôi chỉ có
một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành".
- VH là động lực: có thể được nhận thức ở các phương diện sau đây
+ VH chính trị: được thể hiện qua ý thức chính trị của công dân, là 1 trong những động
lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập,
tự cường, tự chủ.
+ VH nghệ thuật: góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng,
sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của CM.
+ VH giáo dục: diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người và cán bộ hiểu biết quy luật
pt của XH. Với sứ mệnh “trồng người”, VH gd đào tạo con người mới, CB mới,
nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CM (HCM chủ trương phát động nha
bình dân học vụ -> giải quyết 95% dân mù chữ”
+ Về VH-DĐ, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người,
hướng con người tới cái chân-thiện-mỹ. Theo HCM, đạo đức là cái gốc của người
CM. Mọi việc thành hay bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức CM hay ko -> đạo
đức là động lực to thuc đẩy CM pt.
+ VH pháp luật tạo ra tính dân chủ, nghiêm minh và kỷ luật
b. Văn hóa là 1 mặt trận
- Văn hóa là một mặt trận. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn
hóa - tư tưởng. Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng,
đạo đức, lối sống...của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là vai trò
định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
- Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa; vì vậy anh chị em nghệ sĩ là
chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
- Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ trên mặt trận văn hóa phải có lập trường tư tưởng vững
vàng, ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Họ phải bám sát cuộc
sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng để cổ vũ con người phấn đấu xây dựng cái đúng, cái
tốt, cái đẹp. Đồng thời, phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, lười biếng,
lãng phí, quan liêu...
- Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang.
Vì vậy, chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời
đại vẻ vang.
c. Văn hóa phục vụ quần chúng ND
- Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng văn hóa
của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải
trở về với cuộc sống thực tại, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai?
Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực. Nói
cũng vậy. Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn.
=> “từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Trên cơ sở đó để định hướng giá trị
cho quần chúng.
- Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Họ cung cấp cho những nhà
hoạt động văn hóa những tư liệu quý, đồng thời là người thẩm định, người hưởng thụ khách
quan, chính xác các sp văn nghệ

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa mới


- Giai đom tranh Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Xây dựng nền văn hóa
dân tộc với 05 nội dung:
+ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
+ Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân.
+ Xây dựng chính trị: dân quyền.
+ Xây dựng kinh tế.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: Khi cả dân tộc bước vào cuộc
kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ năm
1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới. Đó là
nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.
- Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội: Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa
và tính chất dân tộc sâu sắc.
=> ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định và thấy rõ vai trò của văn hóa trong sự
nghiệp cách mạng và trong đời sống xã hội => Người đã bắt tay vào xây dựng, kiến tạo một
nền văn hóa mới Việt Nam. Đó là nền văn hóa toàn điện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân
tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tes, ctri, XH,
đạo đức và tâm lí con người

TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của XH, là tiêu chuẩn
hàng đầu của ng CM
* Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu
của ng CM
- Đạo đức là gốc của người cách mạng. Đạo đức là nền tảng tinh thần của con người.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc
to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn
làm nổi việc gì?”.
- Đạo đức là nền tảng, là sức mạnh của người cách mạng. Trong tác phẩm Đạo đức
cách mạng (1958), Hồ Chí Minh đã viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội
mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm
vụ cách mạng vẻ vang”.
- Đạo đức là nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm
chất con người. Bởi vì, đạo đức cách mạng là cái gốc quyết định sự phát triển bền vững
của người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách
mạng... Mọi công việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách
mạng, hay là không”.
- Ðạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả làm thước đo. Chính
vì vậy, Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với việc làm
và hiệu quả thực tế. Người khẳng định: Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu
cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống
bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản
xuất.
* Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người
- Theo Hồ Chí Minh, đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người.
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1955), Người nhận định: “Tuy năng lực và công việc
của mỗi ng là khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ đc đạo đức
là ng cao thượng.” -> tôn vinh giá trị bản thân + tạo ra sức mạnh nội sinh vượt qua thử
thách.
- HCM quan tâm đến GD trẻ e “đức, trí, thể, mỹ”, trong đó đức là gốc, gắn liền với tài (ko có
tài thì ko thể XD, pt đất nước, còn đức để làm việc, làm người, làm CB.
- Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con
người và nó lại càng đúng với đạo đức của một người thầy.

2. Quan điểm HCM về những chuẩn mực đạo đức CM


a. TRung với nước, hiếu với dân: đây là chuẩn mực quan trọng nhất, từ đó hình thành các
chuẩn mực tiếp
- Theo quan niệm truyền thống: “ Trung” và “Hiếu” chứa đựng nội dung hạn hẹp “TRung với
vua, hiếu với cha mẹ.”
- Kế thừa quan niệm truyền thống, HCM đã đưa vào ND mới, mang tính CM -> Người nói:
“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như ng 2
chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời”

Nội dung “Trung với nước” Nội dung “Hiếu với dân”

- Trung thành với sự nghiệp CM của dân - Phải gần dân, gắn bó, tin dân, yêu dân,
tộc, với SN dựng nước, giữ nước, với con lấy dân làm gốc
đường đi lên của đất nước - Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của
- Đặt lợi ích của Đảng, TQ, CM lên trên hết ND
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu - Tin dân, lắng nghe, học hỏi, tổ chức vận
CM động ND cùng thực hiện tốt đường lối chính
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của sách của Đảng và NN
Đảng và NN - Chăm lo đến đời sống vc và tt của ND
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Đây cũng là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người.
Đường kách mệnh đến bản Di chúc trước khi qua đời. Người phân tích: "Bọn phong kiến
ngày xưa nêu ra cần kiệm liêm chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải
phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. ><Ngày nay ta đề ra cần kiệm, liêm, chính
cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”.
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai,
- Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí.
- Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng
thắn, đứng đắn.
- Chính là ko tà, thẳng thắn, đứng đắn

=> Bốn đức tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau: cần mà không kiệm giống như chiếc
thùng không đáy, kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm.
=> Cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất không thể thiếu của một con người, đặc biệt
là với cán bộ, đảng viên bởi vì nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh
hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, uy tín của đảng + ND
=> Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn
minh tiến bộ của một dân tộc, là nền tảng của đời sống mới và thi đua yêu nước.
- Chí công vô tư: là không nghĩ đến mình trước, đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân
lên trên hết. Thực hành chí công vô tư đòi hỏi phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng. Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không tách rời thắng lợi cuộc
đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
c. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
- Trước hết là tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị
áp bức, bóc lột.-> ko phân biệt màu da, địa vị, dtoc
- Tình yêu thương phải đứng trên lập trường GCVS để thấu hiểu nỗi khổ của quần chúng N
- Yêu thương con người đòi hỏi mỗi người phải luôn luôn nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ
lượng với người khác; phải có thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng con người lên
chứ không phải hạ thấp vùi dập con người.
- Yêu thương con người còn được thể hiện qua việc đối xử, có thái độ khoan dung, độ
lượng với những người có sai lầm khuyết điểm, kể cả với những người lầm đường lạc lối,
đã hối cải, với cả những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng.
- Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con
người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Xuất phát từ bản chất, SMLS của GCCN.
- Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với GCVS toàn thế giới, với các dtoc
bị áp bức, với tất cả dân tộc và ND các nước; với những người tiến bộ toàn cầu, chống lại
mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và pb chủng tộc
- Là tinh thần quốc tế VS 4 phương đều là ae, tinh thần đoàn kết của ND VN với TG vì hòa
bình, công lý, và tiến bộ XH
=> là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào Qh rộng lớn, vượt qua khuôn khổ
quốc gia dtoc -> cần được rèn luyện của mỗi cá nhân

3. Quan điểm của HCM về nguyên tắc XD đạo đức mới


a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong XD nền tảng đạo đức mới >< vs
thói đạo đức giả, nói 1 đằng, làm 1 nẻo, thậm chí nói mà ko làm -> là 2 mặt thống nhất trong
mỗi con người, gắn đạo đức với việc làm, HĐ cụ thể
- Nói đi đôi với làm thể hiện vai trò tiên phong, làm gương của người CM -> Lời nói và việc
làm phải đi đôi với nhau thì mới đem lại hiệu quả thiết thực với bản thân mình và có tác
dụng đối với ng khác
- Sinh thời, CT HCM là tấm gương sáng trong nói đi đôi với làm và nêu cao đạo đức -> trở
thành tấm gương đạo đức lớn cho muôn đời con cháu noi theo
b. Xây đi đôi với chống
- Hồ Chí Minh khẳng định, nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo
đức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
+ Xây tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; khơi dậy các được
ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người.
+ Chống tức là chống các biểu hiện sai trái, các hành vi vô đạo đức, các biểu
hiện suy thoái đạo đức trong cuộc sống hàng ngày; chống chủ nghĩa đế quốc, chống
những thói quen, tập quán lạc hậu, loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Trong bài Chống
quan liêu, tham ô, lãng phí (1952), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quan liêu, tham ô, lãng
phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”.
=> Phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hàng ngày, những
hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen nhau-> Xây
phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, lấy xây làm chính
c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Tu dưỡng đạo đức như cuộc trường kỳ CM, gian khổ -> đạo đức chỉ có thể XD dưa trên cơ
sở tự giác XD đạo đức mỗi ng
- Đây là việc làm thường xuyên, kiên trì liên tục suốt đời
- Là việc làm tự giác thông qua các HĐ thực tiễn, trong các mqh -> phải thấy đc cái xấu, tốt,
lợi, hại để khắc phục
=> phải gắn với thực tiễn CM, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh + coi đó là niềm tự hào , và
coi việc tu dưỡng là việc “sung sướng, vẻ vang nhất trên đời”

TƯ TƯỞNG HCM VỀ XD CON NGƯỜI

1. Quan niệm của HCM về con người


* Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể
- HCM xem xét con người như chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hđ của nó +
con người luôn có xu hướng vươn đến cái Chân-thiện-mỹ
- Xem xét con người trong tính đa dạng: trong Qh XH (dtoc, gcap, đồng chí…); trong tính
cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng; trong xuất thân, điều kiện sống, làm việc
- Xem xét con người trong sự thống nhất của 2 mặt đối lập: thiện-ác, tốt-xấu, hiền-dữ =>
bao gồm cả tính người-mặt XH và bản năng-mặt sinh học của con ng
* Hồ Chí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử.
- Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia
đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. =>
Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ
hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người"
- Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ cũng là con người cụ thể, không có con
người chung chung, trừu tượng, phi giai cấp...Đó là con người hiện thực, cụ thể, cảm tính,
khách quan.
* Bản chất con người mang tính XH
+ Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình đó, con người dần nhận
thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau,
xác lập các mối quan hệ giữa người với người.
+Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử.
+Con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng.

2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người


* Con người là mục tiêu của cách mạng: Mục tiêu này được cụ thể hóa trong ba giai đoạn
cách mạng (giải phóng dân tộc - Con người là chiến lược số một trong tư tưởng và hành
động của Hồ Chí Minh. xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - tiến dần lên chủ nghĩa xã hội)
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành lại độc lập cho
dân tộc.
- Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế độ người bóc lột
người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững, văn hóa tiên tiến, mọi người
là chủ và làm chủ xã hội, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, một xã hội văn minh, tiến
bộ.
- Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác; xóa
bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền kinh tế - xã hội đẻ sự phân chia xã hội
thành giai cấp và xác lập một xã hội không có giai cấp.
- Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con người; xóa bỏ các
điều kiện xã hội làm tha hóa con người, làm cho mọi người được hưởng tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản
thân, phát triển toàn diện theo đúng bản chất tốt đẹp của con người.
* Con người là động lực của cách mạng
- Con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách
mạng. Người nhấn mạnh: “mọi việc đều do người làm ra”; “Muốn XD CNXH, trước hết phải
có con người XHCN”
- CM là sự nghiệp của quần chúng. ND là những ng sáng tạo ra lsu qua hđ thực tiễn như lđ
sx, đấu tranh chính trị-xh….-> nói đến ND là lực lượng trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin,
đó là là gốc + động lực của CM

3. Quan điểm HCM về XD con người


a. Ý nghĩa của XD con người:
- XD con người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của CM, có ý nghĩa chiến
lược vì:
+ “Trồng ng” nhằm tạo ra lớp người có đức có tài kế tục sự nghiệp CM lâu dài, khó
khăn của dtoc
+ Là 1 trọng tâm, 1 bộ phận hợp thành của chiến lược pt đất nước, có mqh chặt chẽ vs
XD chính trị, ktế, VH
=> phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ với mỗi người, (là quyền lợi cũng như trách
nhiệm XD đất nc
- Chiến lược trồng người thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của lãnh tụ Hồ Chí Minh. “Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là
những con người với những nét tiêu biểu của xã hội xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo
đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người đi trước, làm gương lôi
cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là động lực
quyết định thành công của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
b. Nội dung XD con người toàn diện: Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh
chủ yếu sau:
- Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi
người vì mình”.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
- Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương.
Trong xây dựng con người, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng về năng lực trí tuệ, trình độ lý luận chính trị,
văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe.
c. Phương pháp xây dựng con người đứng đầu
- Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa
học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ. Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý
nghĩa rất quan trọng. Hồ Chí Minh thường nói đến “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị
quốc, bình thiên hạ” (làm những việc có lợi cho nước, cho dân). Văn hóa phương Đông cho
thấy “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “tiên trách
kỷ, hậu trách nhân”.
- Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng “hiền, giữ của con
người không phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Theo Người, các cháu mẫu
giáo, tiểu học như tờ giấy trắng. Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ. Nói như vậy để
thấy giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người. Trọng tâm của gà là xã còn ng
- Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng. Thông qua các
phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt”. Đặc biệt phải dựa vào
quần chúng theo quan điểm “dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức
của ta”.

CÂU HỎI CÓ THỂ VÀO


1. Hồ Chí Minh viết: “Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm
to nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Đế quốc Pháp để lại cho ta một nền kinh tế rất nghèo nàn”.
=> Từ đoạn phân tích trên, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Những lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội làm nổi bật tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội công bằng và
phát triển bền vững tại Việt Nam.Như cách HCM viết, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện
hơn, tổng quan hơn về nhiệm vụ quan trọng của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng, Việt Nam trong quá khứ là một nước nông nghiệp lạc
hậu với một nền kinh tế rất nghèo nàn, và điều này là một thách thức lớn đối với việc xây
dựng xã hội xã hội công bằng và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bác đã nhấn mạnh rằng chúng ta
cần phải tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không cần phải trải qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa.

Ý nghĩa của tuyên bố này là thể hiện sự quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của toàn
dân Việt Nam trong việc xây dựng một xã hội với sự công bằng và bình đẳng, nơi mọi người
có cơ hội và điều kiện tốt hơn để phát triển. Bác đã đặt ra mục tiêu quan trọng là phát triển
nền kinh tế và xã hội của Việt Nam mà không phải bám theo mô hình phát triển tư bản chủ
nghĩa mà nhiều nước khác đã thực hiện.

Để đáp ứng nhiệm vụ này, Việt Nam đã và đang thực hiện một loạt biện pháp và chính sách
như đầu tư vào hạ tầng, phát triển công nghiệp và nông nghiệp, cải thiện hệ thống giáo dục
và y tế, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và doanh nhân. Quốc gia đang chuyển
dần từ mô hình kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang mô hình kinh tế dựa vào sáng
tạo, công nghệ và hiệu suất lao động cao hơn.

Ngoài ra, tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng và tiến lên chủ
nghĩa xã hội không chỉ là về khía cạnh kinh tế mà còn về khía cạnh xã hội, văn hóa và đạo
đức. Việc đảm bảo tất cả công dân có cơ hội công bằng và đều đặn trong cuộc sống, không
bị kỳ thị hoặc bất bình đẳng, cũng như thúc đẩy giáo dục và nhân đạo là một phần quan
trọng của sứ mệnh này.

Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để xây dựng một xã hội công bằng và tiến lên
chủ nghĩa xã hội, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Điều này đòi hỏi sự đoàn kết,
quyết tâm và khả năng thích nghi của toàn dân, cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

2. Cho trích đoạn sau trong bức thư Sẻ cơm nhường áo của Hồ Chí Minh: “Hội đồng
bào yêu quý, Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người
chết đói. Kế đó lại bị nước lụt nạn đói càng tăng thêm, nhân dân cảng khốn khổ. Lúc
chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng”.
=> Anh/chị hãy trả lời câu hỏi: Đoạn tiếp theo của bức thư, Hồ Chí minh đề nghị với
đồng bào và xín thực hành trước giải pháp gì?
MB: (Nêu hoàn cảnh vì sao có lời nói vậy). Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước
ta đã trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời
trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành hành,
ngân khố cạn kiệt. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và
giặc ngoại xâm. Trong bức thư kêu gửi đồng bào toàn quốc Bác viết: "Lúc chúng ta
nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khởi động lòng". Vì vậy, đoạn
tiếp theo của tâm thư, Chủ tịch HCM đã đề nghị với đồng bào và xin thực hành giải
pháp để có thể từng bước đưa nước ta thoát khỏi cái nghèo đói: thực hiện hũ gạo cứu
đói, điều đó được thể hiện rõ qua điều tiếp theo của tâm thư
TB:
Với tấm lòng yêu thương dân, Bác Hồ kêu gọi: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào
cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba
bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Lời kêu gọi của Người đã
nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Trước khi đong gạo bỏ nồi nấu cơm,
mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong hũ, trong vại, "tích tiểu thành đại", rồi mang
biếu tặng người thiếu đói. Lương thực từ những "Hũ gạo tình thương", "Hũ gạo kháng
chiến"... không chỉ được đem cứu giúp người nghèo, mà còn để góp phần nuôi quân
đánh giặc.
Việc nhịn ăn một bữa trong mỗi mười ngày và nhịn ba bữa trong mỗi tháng là
một hành động rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã làm được điều này và đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.
Đây là một hành động rất cao đẹp và tốt đẹp, thể hiện tấm lòng từ bi và sự quan tâm
đến những người nghèo khó trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu và luôn
luôn nỗ lực để giúp đỡ những người nghèo khó trong xã hội. Người đã dành cả cuộc
đời để xây dựng đất nước và giúp đỡ những người dân nghèo khó. Những hành động
của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người và đóng góp rất lớn vào sự phát triển
của đất nước Việt Nam.
KB: Như vậy, song song với tăng gia sản xuất thì hũ gạo cứu đói đã góp phần dần dần,
từng bước đẩy lùi giặc đói. Nhân dân được độc lập tự do gắn liền với cơm no, áo ấm,
hòa bình cũng chính là quan điểm và tâm nguyện cả đời của Chủ tịch HCM: "Tôi chỉ có
một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành".

You might also like