You are on page 1of 12

Ơ HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

168-Đặng Khánh Linh

Sdt: 0984910334-Nguyễn Thị Thanh Tùng-thanhtungsphn@gmail.com

Mục tiêu môn học: Gần: A

Hồ Chí Minh (1890-1969) quê làng Sen xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, Bác sinh ra ở
“mảnh đất xứ Nghệ”. Bác sinh ra ở quê mẹ làng Hoàng Trù.

Kết cấu môn học: 6 chương, 3 mạch chính

Sách giáo trình (hồng) + hướng dẫn học (xanh)

Giai đoạn thứ hai và thứ ba thì giai đoạn nào hình thành, phát triển tư tưởng HCM

Tích lũy: ktra viết + giơ tay

Chương I: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ
Chí Minh

1.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam (năm 2011):

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận động và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân giành thắng lợi”

Qua khái niệm trên đã cho thấy nội hàm của khái niệm Tư tưởng HCM gồm:

+Khái niệm nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng của tư tưởng HCM

+Cơ sở hình thành tư tưởng HCM

+Giá trị ý nghĩa sức sống

-Khái niệm phản ánh quá trình nhận thức của Đảng về tư tưởng HCM

2.Đối tượng nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

Nghiên cứu toàn bộ những quan điểm của HCM thể hiện trong di sản của Người.

Nghiên cứu quá trình hệ thống quan điểm của HCM vận động trong thực tiễn (“hiện thực hóa”)

Chương II: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.Cơ sở thực tiễn


-Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong giai đoạn vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX-một giai đoạn có
nhiều biến động sâu sắc.

a.Thực tiễn VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

*Đế quốc Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa.

-Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng bắt đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

-Thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau khi bình định nước ta.

Sau 2 chương trình khai thác thuộc địa (1897-1913), (1919-1929), xã hội Việt Nam đã có những biến
đổi to lớn về:

1.Tính chất xã hội: pkien độc lập thành thuộc địa-phong kiến

2.Cơ cấu xã hội: địa chủ, nông dân+tư sản, vô sản, tiểu tư sản

3.Mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và giai cấp

Thực tiễn lịch sử VN đặt ra yêu cầu:

-Phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược,

->Chống xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

*Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, rộng khắp nhưng cuối cùng đều thất bại.

-diễn ra theo các khuynh hướng khác nhau nhưng đều thất bại.

-Phong trào Cần Vương thất bại chứng tỏ con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở
nên lỗi thời.

-Khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám còn mang “cốt cách phong kiến”.

-Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản cũng bị thất bại.

-Phong trào công nhân: Giai cấp công nhân ra đời và phong trào công nhân trong giai đoạn đầu
tuy thất bại nhưng đã làm xuất hiện “dấu hiệu mới của một thời đại mới” sắp bắt đầu.

b. Bối cảnh quốc tế: có những biến động to lớn

Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

+Mâu thuẫn mới xuất hiện: Thuộc địa><Đế quốc

+Thuộc địa trở thành vấn đề quốc tế lớn: Cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trở thành cuộc đấu
tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân.

Thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga (1917) và ảnh hưởng to lớn của nó.

-là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác_Lênin đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử.
Sự thành lập Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản

Thực chất nhận định: đề cập tới bối cảnh lịch sử và thế giới tác động đến tư tưởng HCM

Khẳng định lại là sai hay đúng

1.2.Cơ sở lý luận

a.Giá trị truyền thống dân tộc

-Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.

-Kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. vì độc lập, tự do, bảo vệ chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ.

-Tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc tân
bang.

-Tinh thần cần cù, dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo và ham học hỏi, lạc quan trong sản xuất, trong
chiến đấu.

-Đạo đức của dân tộc: Tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn, yêu thương con người, yêu hòa bình, “lấy dân
làm gốc”.

-Thái độ tự hào, trân trọng sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị văn hóa
tốt đẹp của dân tộc.

b.Tinh hoa văn hóa nhân loại

-Tư tưởng và văn hóa phương Đông

-Tư tưởng và văn hóa phương Tây

c.Chủ nghĩa Mác-Lênin

-Tháng 7/1920 HCM đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương bàn về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin trên báo Nhân đạo
-Vai trò:

+Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng HCM

+Trang bị cho NAQ-HCM thế gới quan và phương pháp luận khoa học, trang bị lý luận cách mạng và
khoa học về con đường CMVS.

+Trong thực tiễn hoạt động và đấu tranh cách mạng, HCM không ngừng nghiên cứu và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh lịch sử của nước ta…; làm phong phú lý luận học thuyết
Mác-Lênin

+ “Cẩm nang thần kỳ”; “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”

1.3.Cơ sở chủ quan

2.Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh


Giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triền tư tưởng Hồ Chí Minh

Trước 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và tìm phương hướng cứu nước

1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

1920-1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng HCM về cách mạng VN

Ý 1: Là thời kì mục tiêu, phương hướng và các vấn đề cơ bản của cách mạng GPDT VN từng
bước hình thành qua các bài viết, tác phẩm gắn với hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và
được cụ thể hóa thành Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam

Ý 2: Là thời kỳ gắn với các hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, Liên
Xô, Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan) và đến năm 1930 thì trở về Hương Cảng chủ trì hội nghị thành lập
Đảng

+Thứ nhất: Sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa thực dân

+Thứ hai: Tham luận tại các Đại hội, Hội nghị quốc tế

+Thứ ba: Chuẩn bị các đk về chính trị, tư tưởng

Ý 3: Quá trình hoạt động CM của NAQ đã đánh dấu bước phát triển trong nhận thức của
Người. Đặc biệt giai đoạn 1920-1930 đã đánh dấu sự hình thành hệ thống các nội dung cơ bản của TT
HCM về cách mạng GPDT ở VN.

Ý 4: Tư tưởng

1930-1941: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

III.Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

-Đối với cách mạng Việt Nam

-Đối với cách mạng thế giới

Chương III: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

I.Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc

1.Vấn đề dân tộc (thuộc địa)

a.Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm

-Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là khát khao to lớn của toàn dân tộc, mang giá trị tinh thần
thiêng liêng, bất hủ của dân tộc VN trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước mà HCM
là hiện thân của tinh thần đó => Khát vọng tột bậc.

Cách tiếp cận từ quyền con người: Từ quyền con người, HCM đã khái quát và nâng cao thành quyền
dân tộc. Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

-Quan điểm trên được xuyên suốt trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn của HCM
Trong tư tưởng: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Chứng minh: “Tự do
cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi
hiểu”, Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”…

b.Độc lập dân tộc phải gắn với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân

c.Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để

d.Phải gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

2.Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc

a.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS

-Rút ra bài học từ sự thất bại của các phong trào yêu nước. Từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược
và đặt ách thống trị nước ta, vấn đề dân tộc được đặt ra là phải đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách
thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

-Cách mạng tư sản là không triệt để. Vượt qua tầm nhìn hạn chế của các nhà yêu nước đương thời

->Lựa chọn con đường hướng sang phương Tây -> nhận thức về CMTS. (Không triệt để do cách
mạng không đến nơi, tiếng là cộng hoa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì
nó áp bức thuộc địa – Đường Cách mệnh)

-Đến với cách mạng Tháng Mười, bắt gặp chủ nghĩa Mác-Leenin, tìm thấy con đường cứu nước và
GPDT – con đường CMVS:

Nhận xét

b.Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của VN muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh
đạo

c.Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công-nông

d.Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả nằn giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc

e.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng, kết hợp
lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân.

-HCM cho rằng sử dụng bạo lực cách mạng là tất yếu chống lại bạo lực phản cách mạng. Vì : “Chế độ
thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh…”

-Hình thức của bạo lực cách mạng:

+Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng

+Hình thức của bạo lực cách mạng: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Tùy tình hình cụ
thể mà quyết định hình thức đấu tranh.

-Tư tưởng HCM về bạo lực ccash mạng luôn gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo hòa bình, khác hẳn
tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược
II.Tư tưởng HCM về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chỉ nghĩa ở Việt Nam

III.Tư tưởng HCM về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

IV.Vận dụng TTHCM về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp cách
mạng VN hiện nay

BTVN
1.Nêu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm của Nghị quyết Đại hôi
Đảng lần thứ XI? Phân tích nội hàm khái niệm và đối tượng nghiên cứu của
môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Khái niệm
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCSVN (2011) đã đưa ra khái niệm như sau: Tư
tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là
kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể
nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
 Nội hàm
Một là, nêu rõ bản chất khoa học cách mạng và nội dung cơ bản của tư tưởng HCM
+) Là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc => phản ánh những vấn đề có tính quy luật
của cách mạng VN
+) Mục tiêu xây dựng đất nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, tự chủ, giàu mạnh. Để đạt
được mục tiêu đó thì con đường phát triển của dân tộc VN là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH
Hai là, nêu lên cơ sở hình thành Tư tưởng HCM
+) Chủ nghĩa Mác - Lê nin là giá trị cơ bản nhất
+) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
Ba là, nêu lên ý nghĩa của tư tưởng HCM
+) Sản phẩm tinh thần của Đảng và dân tộc, soi sáng sự nghiệp cách mạng của nhân dân
+) Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin tạo nên nền tảng tư tưởng làm kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và cách mạng VN
 Ghi nhận quá trình nhận thức của Đảng

2. Trình bày các nguyên tắc học tập, nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh?
Theo anh (chị), nguyên tắc nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?
Thứ nhất, bảo đảm sự thống nhất tính Đảng và tính khoa học
Tính đảng là phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân, quan điểm chủ
nghĩa Mác – Lênin; quán triệt cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam để nhận thức và phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh.
Tính khoa học là phải đảm bảo tính khách quan, khoa học của các luận đề
nêu ra.
Sự thống nhất chặt chẽ giữa tính đảng và tính khoa học là một nguyên tắc rất cơ bản trong
phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ trên cơ sở thống nhất tính đảng và
tính khoa học, người nghiên cứu mới hiểu rõ và hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh
việc phủ định hoặc cường điệu hóa tư tưởng của Người.

Thứ hai, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thực tiễn Chủ nghĩa Mác – Lênin
cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc, là động lực của nhận thức, là cơ sở và tiêu chuẩn của chân
lý. Hồ Chí Minh là người luôn xuất phát từ thực tiễn; đồng thời rất coi trọng sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn. Cần vận dụng cơ sở phương pháp luận này của Hồ Chí Minh khi
nghiên cứu tư tưởng của Người. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh cần quán triệt
quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành.

Thứ ba, quan điểm lịch sử cụ thể Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử,
phản ánh hiện thực lịch sử và do đó, chịu sự chi phối, tác động của điều kiện lịch sử. Khi
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải đặt những quan điểm của Người trong hoàn cảnh lịch
sử cụ thể. Xem các quan điểm của Người trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc
sống, nghĩa là phải đặt những quan điểm đó trong quá trình vận động và phát triển không
ngừng, trong quá trình tương tác với hoàn cảnh nhất định.

Thứ tư, quan điểm toàn diện và hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của
nó, Một yêu cầu về lý luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay
từng bộ phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác
nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó xung quanh hạt nhân cốt lõi là tư
tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nếu tách rời một yếu tố nào đó khỏi hệ
thống sẽ hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ năm, quan điểm kế thừa và phát triển Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi
không chỉ biết kế thừa, vận dụng mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người
trong điều kiện lịch sử mới, trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế theo tinh thần “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” của Người để tiếp tục nhận thức và vận dụng đúng quy luật, giải
quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra.

1. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy làm rõ nhận xét của đồng chí Gớt Hôn, Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Mỹ: "Đồng chí Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất
hiện đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, vào lúc mà lịch sử loài người đang ở
bước ngoặt có tính cách mạng nhất".
-Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong giai đoạn vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX-một giai đoạn có
nhiều biến động sâu sắc.

a.Thực tiễn VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

*Đế quốc Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa.

-Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng bắt đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

-Thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau khi bình định nước ta.
Sau 2 chương trình khai thác thuộc địa (1897-1913), (1919-1929), xã hội Việt Nam đã có những biến
đổi to lớn về:

1.Tính chất xã hội: pkien độc lập thành thuộc địa-phong kiến

2.Cơ cấu xã hội: địa chủ, nông dân+tư sản, vô sản, tiểu tư sản

3.Mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và giai cấp

Thực tiễn lịch sử VN đặt ra yêu cầu:

-Phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược,

->Chống xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

*Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, rộng khắp nhưng cuối cùng đều thất bại.

-diễn ra theo các khuynh hướng khác nhau nhưng đều thất bại.

-Phong trào Cần Vương thất bại chứng tỏ con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở
nên lỗi thời.

-Khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám còn mang “cốt cách phong kiến”.

-Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản cũng bị thất bại.

-Phong trào công nhân: Giai cấp công nhân ra đời và phong trào công nhân trong giai đoạn đầu
tuy thất bại nhưng đã làm xuất hiện “dấu hiệu mới của một thời đại mới” sắp bắt đầu.

b. Bối cảnh quốc tế: có những biến động to lớn

Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

+Mâu thuẫn mới xuất hiện: Thuộc địa><Đế quốc

+Thuộc địa trở thành vấn đề quốc tế lớn: Cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trở thành cuộc đấu
tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân.

Thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga (1917) và ảnh hưởng to lớn của nó.

-là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác_Lênin đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử.

Sự thành lập Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản

2. Nêu các nhóm nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Phân tích ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc và chủ nghĩa Mác – Lênin
tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Có hai yếu tố cơ bản cấu thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là yếu tố khách quan và yếu tố
chủ quan.
a. Về yếu tố khách quan:
Thứ nhất là bối cảnh lịch sử hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Ở
trong nước, chính quyền triều Nguyễn đang từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của
tư bản Pháp bằng việc lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân
Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
- Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” thất bại, hệ tư
tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời với các nhiệm vụ lich sử.
- Bên cạnh đó, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có
những chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện.
- Cung với đó là các trào lưu cải cách ở Nhật bản, Trung Quốc tràn vào nước ta làm cho các
phong trào yêu nước chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu trong thời kỳ này
là phong trào yêu nước của các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức thời như: Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám .. nhưng vẫn thất bại, nó chưa phải là lối thoát rõ
ràng, là lối đi đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi
phải đi theo một con đường mới.
- Trong khi con thuyền Việt Nam còn đang lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi tới thi lịch sử
thế giới trong giai đoạn này cũng có những chuyển biến to lớn. Chủ nghĩa đế quốc trở thành
kẻ thu chung của các dân tộc thuộc địa.
- Trong quá trinh xâm lược đó, sự bóc lột phong kiến vẫn được duy tri và bao trùm lên nó là
sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, làm dẫn tới sự xuất hiện thêm giai cấp mới là giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản
- Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một cao trào cách mạng thế giới nô ra với
đỉnh cao là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Thắng lợi ấy đã lật đô nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết, “làm thức tỉnh nhân
dân châu Á”, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc.
Quan trọng hơn hết là nhiều thuộc địa đã được giải phóng, hinh thành nên các quốc gia độc
lập và dẫn tới sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922), Quốc tế
cộng sản (3/1919), phong trào công nhân của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và
phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa phương Đông ngày càng có quan hệ
mật thiết với nhau hơn trong việc chống kẻ thu chung là chủ nghĩa đế quốc.
Thứ hai trong cơ sở khách quan đó chính là những tiền đề tư tưởng – lý luận.
- Lịch sử dựng nước và giữ nước ngàn đời của dân tộc ta đã hinh thành nên những giá trị
truyền thống đặc sắc và cao quý, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hinh thành tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu nước, là tinh thần tương thân tương ái, ý thức cố
kết cộng đồng, là ý chí vươn lên mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý
trọng hiền tài..
- Người đã tự biết làm giàu trí tuệ của minh bằng vốn trí tuệ của thời đại , Đông và Tây, vừa
tiếp thu, vừa gạn lọc kế thừa và đôi mới, vận dụng và phát triển.
+) Phương Đông: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những giá trị Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo, Chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân
sinh hạnh phúc
+) Phương Tây: Trong hành trinh đi tim đường cứu nước, Người trực tiếp nghiên cứu tư
tưởng nhân văn, dân chủ ở các nước phương Tây. Người đã kế thừa và phát huy quan điểm
nhân quyền và dân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của Pháp từ đó đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do,
hạnh phúc của các dân tộc thuộc địa
- Đặc biệt, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
+) Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng,
khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho tư tưởng
Hồ Chí Minh
+) Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào bối cảnh lịch sử VN đã giải
quyết được sự khủng hoảng trong đường lối cứu nước cuối thế ki XIX đầu thế kỉ XX
=> Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng, triết học, văn hóa cả cô kim,
Đông Tây, làm giàu cho tư tưởng của minh. Tất cả những tri thức ấy đã góp phần quan trọng
vào việc hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
b. Về yếu tố chủ quan:
- Chứng kiến nỗi đau mất nước, cuộc sống lầm than của nhân dân và sự bế tắc trong đường
lối cứu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh với hoài bão cứu dân cứu nước
khỏi ách thống trị của bọn thực dân và đế quốc đã một minh ra đi tim đường cứu nước chỉ với
hai bàn tay trắng
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng hoạt động trong nước
và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Người không ngừng quan sát, nhận xét thực
tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của minh, đồng thời hinh thành nên những cơ sở quan
trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Biểu hiện trước hết là ở tư duy độc lập,
tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt. Là Người có bản lĩnh kiên
định , luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn binh di; nhạy bén với cái mới, có đầu óc thực tiễn.
Người luôn khô công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , một chiến sĩ cộng sản
nhiệt thành cách mạng.
Giải thích được:
+ Mặc du Chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong những yếu tố khách quan rất đặc biệt và quan
trọng, nhưng chưa hẳn đã có “vai trò quyết định trong việc hinh thành”, cũng như bản chất
cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Nếu Hồ Chí Minh không có những phẩm chất, tài năng như đã trinh bày thi Người cũng
khó phát hiện và phát triển và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách phủ hợp được.
+ Một số trí thức yêu nước Việt Nam cũng tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng không
có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng vô sản ra đời ở những cá nhân ấy....
- Ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc. Yêu cầu sinh viên phân tích được:
+ Các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam có tác động đến sự hinh thành tư tưởng Hồ Chí
Minh....
+ Khẳng định vị trí quan trọng nhất của truyền thống yêu nước...

- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin tới sự hinh thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Đặc biệt, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
+) Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng,
khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho tư tưởng
Hồ Chí Minh
+) Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào bối cảnh lịch sử VN đã giải
quyết được sự khủng hoảng trong đường lối cứu nước cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX
=> Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng, triết học, văn hóa cả cô kim,
Đông Tây, làm giàu cho tư tưởng của minh. Tất cả những tri thức ấy đã góp phần quan trọng
vào việc hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
3. Nêu các giai đoạn hình thành và phát triển TTHCM. Bằng những luận cứ
khoa học, hãy chứng minh thời kỳ 1920-1930 là thời kỳ hình thành những nội
dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam?
Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thời kỳ trước 5/6/1911: Là thời ki hình thành và phát triển tư tưởng yêu nước và chí hướng
cách mạng
- Thời kỳ 1911 đến cuối 1920: Tim thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- Thời kỳ cuối 1920 - đầu 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng ở VN
- Thời kỳ đầu 1930 - đầu 1941: Vượt qua thử thách, kiên tri giữ vững lập trường cách mạng
- Thời kỳ đầu 1941 - 9/1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
1. Thời kỳ trước ngày 5/6/1911: Hình thành ở Hồ Chí Minh tư tưởng yêu nước và tìm ra
phương hướng cứu nước.
- Gia đinh nhà Nho yêu nước, gần gũi với nông dân.
- Quê hương giàu lòng yêu nước, trồng trọt.
- Quê hương và gia đinh là cái nôi nuôi dưỡng tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
của Hồ Chí Minh.
- Đất nước cũng tác động đến chí hướng của Hồ Chí Minh vi đất nước lúc ấy lầm than, bao
nhiêu cuộc đấu tranh thất bại.
2. Thời kỳ từ giữa năm 1911 - 1920: dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng
dân tộc theo con đường cách mạng vô sản:
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tim đường cứu nước.
- 1917, biết đến cách mạng tháng 10 Nga.
- Hội nghị Véc Xai - 1919, bản yêu sách 8 điểm, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị đòi quyền
tự quyết của nhân dân An Nam.
- 1920, đọc được bản sơ thảo của Lenin về vấn đề dân tộc vè thuộc địa.
- Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản.
3. Từ cuối năm 1920 - 1930: Hình thành những nội dụng cơ bản tư tưởng về cách mạng
vô sản (giai đoạn cơ bản).
- Người hoạt động tích cực trên báo chí.
- Tại đại hội V, Người tham gia đại hội: “CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nô ra…”.
- Những luận điểm quan trọng về đường lối chính trị cách mạng giải phóng dân tộc:
• Con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
cả 2 cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
• Đường lối chính trị của Đảng cách mạng là hướng tới đọc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho
đồng bào, hướng tới xây dựng nhà nước mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân.
• Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ,... là bầu bạn của cách mệnh công nông.”
• Cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới. CMGPDT
ở thuộc địa có quan hệ mật thiết với CMVS ở chính quốc nhưng phải chủ động.
• CM do ĐCS lãnh đạo.
4. Từ năm 1930 - 1941: Hồ Chí Minh vượt qua sóng gió, thử thách, kiên định giữ vững
đường lối, phương pháp cách mạng VN đúng đắn, sáng tạo:
- 1931 - 1933, Nguyễn Ái Quốc bị bắt và ra tu.
- 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo CM.
5. Từ năm 1941 - 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, phát triển, soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
- CM T8 thành công.
- 2/8/1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- Sau đó Pháp quay lại xâm chiếm, tư tưởng kháng chiến cứu quốc.
- Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
- Tư tưởng về nhà nước.
- Tư tưởng xác định Đảng cầm quyền.
- Các giai đoạn
• Hình thành tư tưởng yêu nước - 1911.
• Giai đoạn tim con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 - 1920).
• Giai đoạn hình thành cơ bản về tư tưởng cách mạng vô sản (1920 - 1930).
• Giai đoạn vượt qua khó khăn, thử thách, kiên tri với con đường đã xác định cho CMVN
(1930 - 1941).
• Giai đoạn tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến kiến quốc (1941 - 1969).
Trong qua trinh hinh thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, giai đoạn nào cũng quan
trọng nhưng Giai đoạn 2 quan trọng nhất. Vi đây là giai đoạn tim thấy con đường cách mạng
còn cách giai đoạn khác là truyền bá tư tưởng. Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh,
Mỹ. Năm 1913, Người từ Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh. Năm 1917,
Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nô ra cách mạng Tháng Mười Nga, Pa-ri sôi động tim
hiểu cách mạng tháng Mười. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng
8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhân dân An-nam đến hội nghị Véc-xay. Đại hội XVIII
Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, ngày 30/12/1920 Hồ Chí Minh biểu
quyết tán thành Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản. Giai đoạn này đánh dấu sự
phát triển vượt bậc thế giới quan của Hồ Chí Minh từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác
ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩ chống thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam.
Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa vạch đường cho cach1 mạng Việt Nam.

4. Trên cơ sở giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng và cách mạng Việt Nam”

You might also like