You are on page 1of 7

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và liên

hệ với
trách nhiệm của sinh viên hiện nay.
Trả lời:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc bao gồm bốn ý chính như sau:
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mọi dân tộc .
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: "Tự do cho
đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều
tôi hiểu". Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận những
nhân tố về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp. Từ đó, Người đã khái quát và nâng lên thành
quyền của các dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước Đồng minh
thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu
nước, Người gửi tới Hội nghị Vécxây (Pháp) bản Yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do,
dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập
trung vào hai nội dung cơ bản:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với
người châu Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ
phận trung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ cai trị
bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật.
Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú...
Bản Yêu sách đó không được bọn đế quốc chấp nhận. Nguyễn ái Quốc kết luận: Muốn giải
phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải dựa vào
sức mạnh của chính dân tộc mình.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu: "Đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến", "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"
Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng
nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc. Tháng 6-1941, Người viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ:
"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy". Người chỉ đạo thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), ra báo Việt Nam độc lập, ban bố Mười chính sách của Việt
Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: "Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền".
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc
lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau
Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: "... Nhân dân chúng tôi thành thật
mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ
những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước". Kháng
chiến toàn quốc bùng nổ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời
kêu gọi vang dội núi sông: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền
Bắc, Hồ Chí Minh nêu một chân lý có giá trị cho mọi thời đại: "Không có gì quý hơn độc lập, tự
do". Không có gì quý hơn độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên
chiến thắng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên lớn đối với các dân tộc bị
áp bức trên toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là "Anh hùng giải phóng dân
tộc" của Việt Nam mà còn được thừa nhận là "Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của
các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX".
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân .
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đúng vậy, nước ta xuất phát điểm là một
nước thuộc địa, chịu ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân vô cùng lầm than, khổ cực.
Thậm chí năm 1945 nước ta còn bị chết đói hơn hai triệu người. Do đó, giành được độc lập thì
việc quan trọng tiếp theo đó chính là phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có ba nguyên tắc đó là: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Trong đó, việc nhân dân được tự do, cơm no, áo ấm và hạnh
phúc thuộc về nguyên tắc thứ ba “Dân sinh hạnh phúc”. Học thuyết này Hồ Chí Minh nhận thấy
nó phù hợp với nước ta và đã áp dụng chúng.
Sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập thì ngay ngày hôm sau 03/09/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đặt ra sáu mục tiêu cấp bách của Nhà nước, trong đó mục tiêu hàng đầu đó là chống đói. Thật
đau xót, hơn hai triệu đồng bào ta đã bị chết đói vì sự hà khắc của thực dân đế quốc. Hồ Chí
Minh phát động “hũ gạo cứu đói” nhằm giải quyết cái đói trước mắt của người dân. Chính phủ
phát động chiến dịch tăng gia sản xuất.
Cùng với chống nạn đói là chống nạn mù chữ. Ngày 4/10/1945, viết bài
“Chống nạn thất học”, Người cho rằng 95% người Việt ta mù chữ, như thế thì tiến bộ làm sao
được và nêu rõ: “Muốn giữ nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người dân Việt
Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể
tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, HN 1995, trang 36).
Trong chánh cương vắn tắt của Đảng cũng xác định rằng: làm cho nước Nam được hoàn toàn
độc lập, dân chúng được tự do; thâu hết ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo; Bỏ sưu
thuế, thi hành chính sách làm việc ngày 8 giờ.
- Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để .
Ngày 06/03/1946, hiệp định sơ bộ Pháp – Việt được ký kết, việc này nhằm đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh giữa hai nước Pháp và Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ trương đấu tranh, đàm phán Việt Nam có quyền tự quyết về
ngoại giao, có quân đội riêng và tài chính riêng khi mà Pháp luôn lăm le thậm chí đe dọa vũ lực
nhằm thúc ép chính phủ non trẻ của chúng ta nhượng bộ cho chúng, yêu cầu để chúng tự quyết
về ngoại giao, tài chính thậm chí cả quân đội của nước ta. Nếu chúng ta giành được độc lập sau
đó lại phải phụ thuộc vào một đất nước khác về tất cả mọi mặt như thế thì chẳng khác nào chính
phủ bù nhìn, điều đó thật phi lý và trái lại với nguyện vọng độc lập của nhân dân, nguyên tắc
xây dựng nhà nước của Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng.
- Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ .
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, hoàn
toàn, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và chính phủ các nước vào thời gian sau
cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố:
“Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên
quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho tổ
quốc và độc lập cho đất nước”
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm bảo vệ độc
lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không! Chúng ta thà
hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và phương tiện
chiến tranh hiện đại vào Miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc với quy
mô và cường độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại: “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”
Liên hệ với sinh viên:
Trong bất cứ thời đại nào mỗi người đều mang trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lí tưởng
cộng sản, Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của thanh
niên, sinh viên - lực lượng kế cận đối với sự nghiệp của Đảng, tương lai, vận mệnh của dân tộc,
tiền đồ của Tổ quốc. Ra đi tìm đường cứu nước lúc còn trẻ, những năm tháng bôn ba ở nước
ngoài đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh có được cách nhìn nhận toàn diện về vai trò của thanh niên,
sinh viên trẻ. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên. Người cũng khẳng định, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
đặt niềm tin lớn vào thế hệ thanh niên đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng nước
nhà. Người đã cổ vũ, lôi cuốn thanh niên, đưa họ đến với cách mạng bằng chính những năm
tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cách mạng và khát khao đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do
cho đồng bào của mình.
Sinh viên là lực lượng trí thức, là những nhân tài tương lai giúp phát triển đất nước , vì vậy
mỗi sinh viên cần học tập theo tư tưởng hồ chí minh, bảo vệ tổ quốc, giữ gìn và phát huy những
thứ cao đẹp của Đảng, của lí tưởng Cộng sản, mỗi sinh viên cần phải học tập thật tốt, phát triển
toàn diện về thể chất lẫn tinh thần để cống hiến hết sức lực cho lí tưởng tổ quốc. Ngoài ra, Luôn
nỗ lực học tập, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại, nâng cao năng lực để nỗ lực xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta
cần phản ứng nhanh với biển bão của thời cuộc, một năm mà chúng ta đang nắm bắt thời cơ khi
đất nước chúng ta ngày càng hội nhập, nâng cao thương hiệu quốc gia hơn.
Không ngừng phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng để tránh
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nỗ lực đưa đất nước tiến lên, sánh vai cùng năm châu
như Bác Hồ hằng mong muốn.
Câu 2: Anh/chị hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức Cần, Kiệm.
Anh (chị) đã thực hiện đức tính Cần, Kiệm trong quá trình học tập và rèn luyện như thế nào?
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức
cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác
phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Cần, kiệm là hai trong số những phẩm chất đạo đức mà Người xem trọng:
Theo Hồ Chí Minh thì:
 Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao;
lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
chúng ta".
 Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước,
của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái
to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không
liên hoan, chè chén lu bù.
Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do
con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn
luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ
hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong".
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn liền với kinh tế. Trung với nước, hiếu với dân,
suốt đời hy sinh cho cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằm xoá bỏ áp bức, bóc lột,
phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người. Hồ Chí
Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội;
phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người. Tinh thần này đã được
thể hiện trong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần
có những con người xã hội chủ nghĩa".
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm:
Trong quá trình học tập và rèn luyện, em đã làm theo “Cần” là chăm chỉ dẻo dai, bền bỉ cả
năm, cả đời, làm việc có năng suất, có hiệu quả trong công việc được giao. Em luôn tích cực
nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo trong công việc, đặc biệt là trong thời đại khoa học công, công
nghệ đang phát triển như vũ bão, kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm ưu thế, có cần thì việc gì
dù khó khăn mấy cũng làm được. Đồng thời đi đôi với cần, bản thân em đã phải luôn kiên quyết
đấu tranh chống lại tư tưởng lười biếng, thụ động, trong chờ, ỉ lại trong bản thân mình, trong
nhà trường và trong xã hội hiện nay.
Em học tập và làm theo “Kiệm” là không xa xỉ, hoang phí, phô trương hình thức, biết tiết
kiệm thời gian, tiền của, sức lao động của cá nhân, gia đình và của mọi người xung quanh; tiết
kiệm từ cái to đến cái nhỏ; tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, tiết kiệm thời gian để học tập,
nâng cao trình độ, chuyên môn, mỗi giây, mỗi phút đối với em rất quý báu, làm việc phải khoa
học, đúng giờ, tôn trọng mọi người: không gây sách nhiễu, lãng phí thời gian người khác, sống
đúng với hoàn cảnh của mình, tấm gương của Bác luôn nhắc nhở em về điều đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Hà, Thời thanh niên của Bác Hồ, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1976..
2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3.
3. Tư tưởng Hồ Chí minh NXB CTQG.

You might also like