You are on page 1of 16

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh, Viện Đào
tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE và trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện bài tập lớn này!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Hồng Sơn giảng viên
bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dưới sự hướng dẫn của thầy, em đã có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn
về tư tưởng Hồ Chí Minh, một hệ thống tư tưởng phong phú, toàn diện, có giá trị to
lớn đối với cách mạng Việt Nam và nhân loại.

Em xin chân thành cảm ơn thầy đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu,
những định hướng khoa học, giúp em hoàn thành bài tập lớn một cách tốt nhất. Và
em tự nhận thức được rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân
chắc chắn bài tập lớn này sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong thầy thông cảm và
góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2023

Sinh viên thực hiện


Mai
Nguyễn Thị Ngọc Mai

1
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, “Ðộc lập - Tự do -
Hạnh phúc” là khát vọng và cũng là cả một hệ giá trị vô giá và trở thành lẽ sống, lý
tưởng cao đẹp, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta
luôn kiên định thực hiện.

Cách mạng tháng 8 tỏa sáng vào dân tộc khát vọng Việt Nam có thể sánh vai
với các nước giàu mạnh trên thế giới. Những giá trị có ý nghĩa nhân văn cao cả là
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Một nguyên tắc bất di
bất dịch và cũng là phương châm của Cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc phải
được gắn bó chặt chẽ với tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Trong suốt cuộc đời, Bác luôn mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho mỗi con người,
quyền có cuộc sống ấm no, được học hành, được chăm sóc sức khỏe; trẻ em được
nuôi dưỡng, chăm sóc; người già, người nghèo, người tàn tật được giúp đỡ. Các
quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được đề cao và hoàn thiện. Ở
Bác, quyền dân tộc và quyền con người là thống nhất về cả tư tưởng và hành động,
trong chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật mà Người muốn thực hiện hoá.
Không có độc lập chân chính, vững chắc thì không thể nào thực hiện đầy đủ quyền
con người và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản, thiết thực của con người.

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, em sẽ phân tích luận điểm: “Nước độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chả có nghĩa lý gì”
và làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay.

2
NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
a) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc

Độc lập, tự do là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của
mỗi quốc gia, đó là quyền “thiên định” khi con người được sinh ra trên trái đất. Đó là
quyền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, ngoại giao, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. “Tự do” có
nghĩa là khả năng của các cá nhân được đưa ra lựa chọn của riêng họ và làm những gì
họ muốn mà không bị hạn chế. Quyền tự do của một quốc gia là quyền dân tộc tự
quyết. Tất cả các quốc gia, tổ chức lớn trên thế giới đều phải tôn trọng quyền này.

Khi mở đầu Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Bác Hồ đã khẳng định những giá
trị thiêng liêng bất biến về quyền dân tộc bằng việc trích câu nói trong Tuyên ngôn
Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", và trong Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do
và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Điều này cho ta thấy rằng con người từ khi sinh ra đã có quyền sống, quyền hưởng tự
do, hạnh phúc. Trải qua hàng vạn năm đấu tranh khắc nghiệt, con người gắn bó với
nhau trong một vùng lãnh thổ nhất định và tạo nên quốc gia với bản sắc riêng. Sự
xâm lược của nước ngoài với những chính sách thống trị, đàn áp tàn bạo đã bắt họ trở
thành nô lệ, mất đi độc lập, tự do và họ bị lệ thuộc vào các nước đế quốc. Lịch sử
nhân loại đã chứng kiến bao cuộc chiến đấu chống lại âm mưu xâm lăng của của các
nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới nhằm đòi lại độc lập, tự do – quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm.
3
Đối với dân tộc Việt Nam thì khát vọng được độc lập, tự do luôn luôn rực cháy
mãnh liệt nhất trong mỗi người dân đất Việt. Dân tộc ta từ khi dựng nước tiến hành
hơn 200 cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi giặc đến thì nhân dân
ta không phân biệt là già trẻ hay gái trai, tất cả đều cùng đồng lòng, chung sức kiên
quyết chống lại và đứng lên giành cho bằng được độc lập dân tộc. Những cuộc kháng
chiến vẻ vang trong lịch sử ta: khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống nhà Đông Hán - cuộc
khởi nghĩa đầu tiên chống Bắc thuộc, khởi nghĩa Ngô Quyền chống quân Nam Hán,
khởi nghĩa Quang Trung chống lại nhà Xiêm và nhà Thanh,… đã trở thành bản anh
hùng ca vẻ vang trong trang sử của dân tộc ta. Rồi sau đó là cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ác liệt, toàn nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu anh
dũng, kiên cường không ngại hy sinh gian khổ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc
mặc cho kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần. Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại,
một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

b) Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân

“Tự do” và “Hạnh phúc” là kết quả của “Độc lập” nhưng phải là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nói đến hai từ “Tự do” và “Hạnh phúc” là ta sẽ
nghĩ ngay đến hình ảnh người dân được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần
do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết mưu cầu chính đáng.

Nói đến ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và học thuyết “Tam dân” đối với Hồ
Chí Minh, trước hết phải kể đến lòng tôn kính, sự khâm phục, trân trọng của Hồ Chí
Minh đối với Tôn Trung Sơn. Trong toàn bộ tư tưởng của mình, Người đã kế thừa,
phát triển nhiều tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Người chủ trương xây dựng một nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà có độc lập, tự do, hạnh phúc. Bác Hồ mong mỏi độc lập
cho nhân dân, tự do cho đồng bào. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư tưởng của Tôn Trung Sơn in đậm
dấu ấn trong tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh đã thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát
4
triển Chủ nghĩa Tam dân, nhào nặn với thực tiễn Việt Nam, dưới học thuyết Chủ
nghĩa Mác- Lênin.

Theo Bác Hồ, độc lập dân tộc phải được gắn liền với tự do và hạnh phúc của
nhân dân. Đó là mục tiêu như đã nói ở trên nhưng cũng là nguyên tắc bất di bất dịch
của Cách mạng Việt Nam. Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công, trong hoàn
cảnh nhân dân phải sống trong khổ cực, chịu đói, chịu rét, không biết chữ,…, Người
đã bày tỏ rằng: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Để cho độc lập gắn liền vơi hạnh phúc của nhân
dân, Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn,
Làm cho dân có mặc, Làm cho dân có nhà, Làm cho dân có học hành”. Một nước
Việt Nam độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do, hạnh phúc luôn là tâm niệm canh
cánh đến tận cuối đời của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

c) Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Mọi dân tộc trên thế giới phải được hưởng một nền độc lập thật sự, độc lập
hoàn toàn. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và
triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Độc lập mà người dân không
có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính
riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”. Người đã khẳng định rằng nhân dân
Việt Nam quyết đấu tranh cho dân tộc - chủ quyền – toàn vẹn lãnh thổ. Trên tinh thần
đó và trong hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là nạn thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập mới
giành được, Người đã cùng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng
nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp ngoại giao, để đảm bảo nền độc lập thực sự
của đất nước.

d) Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

5
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm
mưu chia cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chia nước
ta thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), với những chính sách khác nhau trên
mọi lĩnh vực nhằm tạo ra sự khác biệt giữa ba miền với âm mưu chia cắt vinh viễn.
Với quyết tâm mãnh liệt và ý chí sắt đá, Hồ Chí Minh đã kiên trì, đấu tranh chống lại
âm mưu chia cắt đất nước, thống nhất Tổ quốc: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt
Nam là một”. Đến khi Bác mất, trong Di chúc, Người vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào
sự thắng lợi của cách mạng, sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến
mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút
khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ
sum họp một nhà”. Thực hiện tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã
tiến hành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và độc lập dân tộc từ
đó gắn liền với toàn vẹn lãnh thổ.

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội


a) Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không không định nghĩa chủ nghĩa
xã hội. Với cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được
Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc trưng ở lĩnh vực nào
đó (kinh tế, chính trị, văn hóa…) của chủ nghĩa xã hội song tất cả đều hướng đến mục
tiêu cơ bản: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm
cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.

Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến lên chủ
nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì: Chủ nghĩa Cộng sản có hai giai đoạn là
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn đều có kinh tế tư liệu sản xuất
đều là của chung, sức sản xuất đã phát triển cao, không có giai cấp áp bức, bóc lột.

6
Còn khác nhau ở chỗ trong khi chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ thì
Xã hội cộng sản không còn vết tích xã hội cũ.

Như vậy, chủ nghĩa xã hội là ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa công sản. Mặc dù
còn tồn động nhiều tàn dư của xã hội cũ, nhưng chủ nghĩa xã hội không còn áp bức,
bóc lột, nhân dân làm chủ. Con người được sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi
của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau

b) Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ

Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát. triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu.

Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã hội chủ nghĩa có
trình cao về văn hóa và đạo đức, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã
hội.

Thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là công trình
tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

2. Độc lập dân tộc phải được gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp chống giặc ngoại
xâm, phá tan ách đô hộ, xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, mang lại độc lập cho Tổ
quốc, mang lại hoà bình, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Không chỉ vậy, Người
luôn hết lòng vào công cuộc giải phóng con người, chiến đấu giải phóng nhân
loại khổ đau, chịu áp bức, bóc lột trên toàn thế giới.

Vì mục tiêu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu không ngừng và đã kết tinh
thành một tinh thần, một ý chí và thành một tư tưởng xuyên suốt trong mọi hoạt động
của Người. Tư tưởng và sự nghiệp cách mạng đấy của Người xuất phát từ nhân văn

7
cao cả: “Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau
khổ bị áp bức”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho nhân dân
đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện thực hóa bằng những đường lối, chủ
trương, chính sách và từng bước được hiện thực hóa thành công, thể hiện sinh động
trong thành tựu đạt được qua các chặng đường lịch sử cách mạng đầy vẻ vang của
Đảng và dân tộc ta trong suốt chặng đường lịch sử từ năm 1930 đến ngày nay. Ngay
sau khi dân tộc vừa thoát khỏi ách đô hộ của ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định công việc chăm lo đời sống cho người dân, khắc phục hậu quả của chế độ
thực dân, phong kiến, nghèo đói cùng cực và nguy cơ nạn đói là nhiệm vụ cấp bách
hàng đầu của Chính phủ mới.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập dân tộc và mang lại đời sống ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân là hai mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Người đã nhấn mạnh: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Bởi vậy, ngay từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng Chính phủ tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách cụ thể là: xoá bỏ
nạn đói, nạn dốt và các tệ nạn xã hội; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ; thực hiện tín ngưỡng
tự do,... Đó là những chủ trương, biện pháp và bước đi quan trọng nhằm mang lại đời
sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quan điểm chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của Chủ tịch Hồ
Chí Minh bao hàm các nội dung cơ bản sau: đời sống của người dân phải được cung
cấp đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần; nhân dân phải được tự do với một xã hội tiến
bộ và công bằng, với hành lang pháp lý đảm bảo quyền con người của người dân một
cách trọn vẹn và người dân thực sự là chủ trong xã hội mới.

Theo Hồ Chí Minh, việc chăm lo, xây dụng tốt một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân trước hết là phải xây dựng nhà nước thât sự là nhà nước của dân,
do dân, vì dân. Để Nhà nước giữ vững bản chất nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ quản
8
lý xã hội, tổ chức xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Ngay sau khi Cách
mạng Tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về Tổng tuyển cử
bầu ra Quốc hội lập hiến, thông qua Hiến pháp, khẳng định quyền làm chủ đất nước
và các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Đồng thời, Người xây dựng và chấn chỉnh
bộ máy chính quyền các cấp, bảo đảm là hạt nhân chính trị chế độ xã hội mới với bản
chất tốt đẹp. Bác nhắc nhở “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các
làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải
để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải
yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Với tư tưởng này, nhân dân ngày càng
được quan tâm và thực sự là chủ thể trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Như vậy, độc lập dân tộc và CNXH hay độc lập dân tộc với tự do, ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay,
Đảng ta thể hiện quan điểm đó ở mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Đây là thước đo sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH
trong thực tiễn.

Quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho
nhân dân được Đảng và Nhà nước Việt Nam quán triệt, hiện thực hóa thành đường
lối, chủ trương, chính sách. Trở thành một trong các nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt
quá trình cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng CNXH. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, việc chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ chính trị
trọng tâm, là thước đo và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước đối với nhân dân.

3. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay
Luận điểm "Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc
lập chả có ý nghĩa gì" là một luận điểm có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ
giữa độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
9
Về mặt ý nghĩa, luận điểm này khẳng định độc lập dân tộc và hạnh phúc của
nhân dân là hai mục tiêu có ý nghĩa quan trọng và gắn bó mật thiết với nhau. Độc lập
dân tộc là cơ sở để bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Khi đất nước độc lập,
nhân dân mới có quyền tự do phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hưởng thụ các giá trị
vật chất và tinh thần mà mình tạo ra. Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng
của mọi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nếu nhân dân không được hưởng hạnh
phúc thì độc lập dân tộc cũng không có ý nghĩa.

Về mặt thực tiễn, luận điểm này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng
tạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Người đã khẳng
định rằng mục đích của cuộc cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giải phóng
nhân dân, thực hiện độc lập dân tộc và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Luận điểm này đã trở thành kim chỉ
nam cho cách mạng Việt Nam, dẫn dắt nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thống nhất đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.

Sau hơn 37 năm đổi mới toàn diện (từ 1986 đến nay), Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo nên kỳ tích cách mạng Việt Nam trong
thời kỳ mới. Nước ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế, trở thành nước đang phát triển
có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế sâu rộng trong kỷ nguyên mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền
kinh tế phát triển tốt, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần
hình thành và phát triển. Đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển văn
hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên
hợp quốc đã nhanh chóng đạt được và được quốc tế đánh giá cao. Diện mạo đất nước
và đời sống nhân dân có những thay đổi to lớn. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng,
an ninh được củng cố và giữ vững. Sức mạnh đoàn kết mọi mặt của đất nước được
tăng cường.

10
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 192 quốc gia (bao gồm 190/193 nước
thành viên Liên hợp quốc). Tới tháng 9/2023, hiện Việt Nam có: 5 Đối tác Chiến
lược Toàn diện; 18 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 5 Đối tác Chiến lược Toàn diện)
và 12 Đối tác Toàn diện; có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 230 nước và vùng
lãnh thổ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển và mở rộng. Khối đại đoàn kết
toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Đẩy mạnh toàn diện xây dựng đất nước, hệ
thống chính trị pháp quyền. Công tác xây dựng, củng cố đảng, học tập và thực hiện tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt được kết quả tích cực. Số lượng đảng
viên tiếp tục tăng. Từ Đại hội I (1935) đến Đại hội XIII (2021), đảng ta có khoảng
600 đảng viên, tổng số đảng viên lên hơn 5,3 triệu người. Đa số cán bộ, đảng viên và
nhân dân đều phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, vào đất nước, vào tiến trình đổi mới và
triển vọng phát triển của đất nước. Nhiều đảng viên đã để lại nhiều tấm gương tốt cho
nhân dân Việt Nam thể hiện tinh thần tiên phong, tính cách mẫu mực của những
người cách mạng. Thành tựu của 37 năm cải cách mở cửa của đất nước đã tiếp thêm
động lực cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới, đồng thời là bằng
chứng sinh động về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta.

Nhìn lại 37 năm thực hiện đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng
đất nước thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, con đường đổi mới, con đường xã hội chủ
nghĩa của nước ta ngày càng rõ ràng, rõ ràng, dần dần trở thành hiện thực tươi sáng.
Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,
toàn diện hơn trước đổi mới. Quy mô và trình độ của nền kinh tế được cải thiện. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đây là niềm tự hào,
động lực, nguồn lực quan trọng và niềm tin của toàn Đảng, toàn quân vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, kiên định đi theo con đường đoàn kết, đổi mới toàn diện. Đất
nước phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng xác định: Phấn đấu - Đến
năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước
11
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở
thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có
nhiều chuyển biến bất ngờ, phức tạp; trước sự tác động ngày
càng tăng của những nhân tố an ninh phi truyền thống, điển hình là Đại dịch Covid-
19; vì vậy, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu,
ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam
"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, bên cạnh những thành tựu to
lớn đã cơ bản đạt được, còn có những hạn chế, khuyết điểm mà Đảng ta đã nghiêm
khắc chỉ ra. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, quan niệm đạo đức, lối sống của một
bộ phận đông đảo đảng viên, cán bộ, đảng viên; tham ô, tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực; biểu hiện “tự diễn biến”, “tự cải cách” trong nội bộ...Mặc dù, đó là những con
sâu làm rầu nồi canh; một số hạn chế ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhưng Đảng ta
nghiêm khắc nhận lỗi, thừa nhận sai lầm, không che đậy khuyết điểm, kiên quyết sửa
chữa và kiên trì khắc phục. Đảng quyết tâm lấy lại niềm tin của nhân dân, nguyện là
con nòi của nhân dân lao động và phấn đấu vì dân, vì nước; Đảng ta không có lợi ích
nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, dân tộc, của nhân dân.

Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam 93 năm qua là do nhiều yếu tố.
Trước hết, nhờ cương lĩnh, đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trên cơ sở
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn
Việt Nam đã kế thừa và phát triển những giá trị bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; không ngừng đổi mới để tạo động lực mới
cho sự nghiệp cách mạng là sự hy sinh, đấu tranh, lao động sáng tạo của toàn dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng.

4. Nhận thức của bản thân


Cá nhân chúng ta phải làm được điều gì phải thấy được cái trách nhiệm của
một công dân trong đất nước Việt Nam. Mỗi cá nhân phải đóng góp bằng sức lực của
12
mình bằng trí tuệ của mình để xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn để thực hiện
đúng cái mục tiêu đó là độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Trước hết, bản
thân mỗi cá nhân phải có tri thức và tin tưởng về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ đó thì ta
phải có tình cảm, có thái độ đúng đắn và được biểu hiện bằng hành động. Là một sinh
viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì điều đầu tiên bản thân em phải học tập, rèn
luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của một công dân tốt. Điều tiếp theo là bản thân
em phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường đi lên Chủ nghĩa
xã hội, từ đó thì em mới có đủ tri thức, đủ bản lĩnh, đủ lập trường chính trị vững vàng
để phê phán các quan điểm sai trái, phủ nhận mục tiêu và con đường đi lên Chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.

13
KẾT LUẬN
Luận điểm "Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc
lập cũng chả có nghĩa gì" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một luận điểm vô cùng chính
xác, có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và hạnh phúc của
nhân dân và mang giá trị tới tận bây giờ. Độc lập dân tộc phải đi liền với phúc, tự do
của người dân. Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc. Như vậy, quyền tự do là một quyền cơ bản luôn gắn liền với con người từ khi
sinh ra. Hạnh phúc của nhân dân, không gì khác cả, đó chính là ham muốn, ham
muốn tột bậc của Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Hạnh phúc, tự do là giá trị của
độc lập dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ta đã giành được độc lập, tự do, chúng ta
cần tiếp tục phát huy ý nghĩa của luận điểm này để xây dựng một đất nước giàu
mạnh, văn minh, nhân dân được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị)
2. http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-
minh/chu-nghia-tam-dan-cua-ton-trung-son-mot-trong-nhung-nguon-goc-hinh-thanh-
tu-tuong-ho-chi-minh.html
3. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/2389-quan-diem-ho-chi-
minh-ve-nhiem-vu-cham-lo-doi-song-am-no-hanh-phuc-cho-nhan-dan.html
4. https://bdt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/ivaa62McqTU0/
content/ky-niem-92-nam-ngay-thanh-lap-ang-cong-san-viet-nam-va-chao-on-xuan-
nham-dan-2022?inheritRedirect=false

15
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................1


MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................2
NỘI DUNG......................................................................................................................................................3
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..........................................................3
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc......................................................................................3
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội...................................................................................6
2. Độc lập dân tộc phải được gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân............................................7
3. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay...............................................................................9
4. Nhận thức của bản thân.......................................................................................................................12
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................15
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................16

16

You might also like