You are on page 1of 5

I.

Vấn đề độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa

1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: bình đẳng, tự quyết, đoàn kết giai cấp công nhân các
dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn nhất là dựa trên lập trường cách
mạng vô sản. Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ.

Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa
chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn
hóa.

Độc lập dân tộc đói hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này với dân tộc
khác về kinh tế, chính trị và tinh thần

Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của
nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành cái ác,
của những sự tàn bạo và bất  công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là
quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh
phúc.

HCM khẳng định giá trị thiêng liên và bất biến về quyền dân tộc ở tuyên ngôn đọc lập của cách mạng
Mỹ (1776) – căn cứ vào quyền tự do bình đẳng của con người “là những quyền không thể bị xâm
phạm”.

Tuyên ngôn quyền và dân quyền của CM Pháp (1791) Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị
thiêng liêng bất biến của quyền dân tộc : “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…. Đó là lẽ phải không ai chối cãi
được”

Trong tuyền ngôn độc lập (1945) HCM tuyên bố : “ Nước ta có quyền hưởng tự do và độc lập và sự
thật đã trở thành 1 nước độc lập”

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa đầu thế kỷ XX là xác định đúng
con đường phát triển của dân tộc. Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa.
Quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Với tinh thần đó, Người khẳng định quyết tâm:

“Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được  độc
lập” và “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”,
“không có gì quý hơn độc lập tự do”

2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân

• Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân

• Người khẳng định: Nước Việt Nam cũng có quyền được hưởng tự do độc lập, viện dẫn trong
bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi
• Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với sự tự do của nhân dân, Người đánh giá cao
học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự
do, dân sinh hạnh phúc.”

• Trong chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ mục tiêu đấu tranh của
cách mạng là: “Làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập… dân chúng ta được tự do”

• Độc lập dân tộc phải gắn liền với cơm no áo ấm hạnh phúc của nhân dân

• Làm cho dân có ăn

• Làm cho dân có mặc

• Làm cho dân có chỗ ở

• Làm cho dân có học hành

3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghãi xã hội thể hiện một cách tập trung những lý luận điểm sáng
tạo lớn về lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những lý luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường
lỗi Cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản.

Theo Người, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ có hai chiến lược cơ bản, trong đó
giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hang đầu, nhiệm vụ dân chủ được rải ra thực hiện từng bước và phục
tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Lịch sử phát triển loài người chứng tỏ: độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến. Với dân tộc
Viể Nam, đó còn là giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao
thế hệ người Việt Nam.

Với Người, đọc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền đọc lập thật
sự, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, đọc lập nửa vời, đọc lập hình thức.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của
nhân dân lao động.

4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Thứ nhất, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là tất yếu, là mục tiêu nhất quán và có ý nghĩa chiến
lược.

Thứ hai, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bảo vệ toàn vẹn vùng đất, vùng trời, vùng biển.

Thứ ba, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm của toàn dân, trong đó, lực lượng vũ
trang nhân dân làm nòng cốt.

Trong quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng nhất
quán, là tuyệt đối, không nghi ngờ, không thay đổi. Tính nhất quán đó xuất phát từ chính sự thiêng
liêng của lãnh thổ quốc gia với một dân tộc, bởi đó không chỉ là bảo vệ những giá trị hiện hữu như
vùng đất, vùng trời, vùng biển - những thứ cha ông ta đã dày công xây dựng, gìn giữ và truyền lại, mà
còn là bảo vệ những giá trị văn hóa, tinh thần phong phú, đa dạng, tốt đẹp có từ ngàn năm trên từng
thớ đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có quan hệ mật thiết với vấn đề độc
lập, tự do. Có nghĩa là độc lập, tự do phải trên cơ sở toàn vẹn lãnh thổ, lấy toàn vẹn lãnh thổ là tiêu
chí cao nhất, bảo đảm cho độc lập, tự do được thực hiện đầy đủ, có ý nghĩa trên thực tế. Do vậy, để
có được độc lập - tự do thực sự, theo Hồ Chí Minh, trước hết chúng ta phải giành được chủ quyền,
lãnh thổ, với một đường biên giới rõ ràng, bao gồm cả biên giới trên đất liền, trên biển, chủ quyền
trên không.

II. Liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc hiện nay

1. Tư tưởng HCM về bảo vệ chủ quyền dân tộc

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có truyền thống đấu tranh kiên cường
chống giặc ngoại xâm. Trải qua mấy nghìn năm, để làm nên độc lập, tự do cho dân tộc, ông cha ta đã
trải qua bao thế hệ dựng nước và giữ nước gian khổ, hy sinh biết bao xương máu mới có được nền
chủ quyền dân tộc. Chính vì vậy, chủ quyền của quốc gia, dân tộc là những gì thiêng liêng và cao quý
nhất.

Trong di chúc của vua Trần Nhân Tông có lời căn dặn dành cho thế hệ con cháu thật sâu sắc: “Một
tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác”. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc vẫn còn
âm vang trong lời thơ của Nguyễn Trãi khi đặt các triều đại của Việt nam ngang hàng với các triều đại
của Trung Quốc:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

Và đến thời đại Hồ Chí Minh, có thể nói khát vọng về chủ quyền dân tộc thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ luôn cháy bỏng mãnh liệt hơn bao giờ hết: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”. Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định hùng hồn trong bản Tuyên Ngôn Độc
Lập được đọc vào sáng mùa thu lịch sử năm 1945: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.

Đó chính là minh chứng hùng hồn cho khát vọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Kế thừa tinh
thần đó, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng khẳng định trước dư luận và truyền thông
quốc tế: “Chúng tôi không đánh đổi lãnh thổ lấy tình hữu nghị viển vông”. Dân tộc ta luôn sẵn sàng
đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
đó, vai trò cũng như trách nhiệm của mỗi người dân (tổ chức) là vô cùng quan trọng ở thời điểm
hiện nay.

2. Vai trò của nhân dân (tổ chức) trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc

+ Vai trò của tổ chức trong bảo vệ chủ quyền dân tộc

- vai trò của quốc phòng, an ninh

Thúc đẩy các quan hệ đối tác giúp quốc phòng, an ninh có bước phát triển. Đưa ra những chủ
trương, giải pháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.

Về thế trận quốc phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng
cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng góp phần sức mạnh về mọi mặt của
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường.
Đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống,
kiềm chế được tốc độ gia tăng tội phạm.

- Vai trò của Đảng và nhà nước ta :

Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Ðảng như "giữ gìn con ngươi của mắt mình"; đoàn kết trên cơ
sở Cương lĩnh, Ðiều lệ, quan điểm, đường lối, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng, trên cơ sở
bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân

Giúp kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng

Giúp phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ
tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

=> Đảng và nhà nước đóng vai trò bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Vai trò của nhân dân trong bảo vệ chủ quyền dân tộc

 Nhân dân tham gia hàng trăm cuộc đấu tranh chính trị với các loại tội phạm, cung cấp tin tức phát
hiện nhiều tổ chức phản động đang manh nha chống đối; phòng chống di dời cột mốc biên giới;
chống xâm canh, xâm cư; chống phong tỏa vùng biển chủ quyền, cùng các loại tội phạm buôn bán
ma túy, phụ nữ, trẻ em…

Mọi công dân Việt Nam đều phải có trách nhiệm với vấn đề chủ quyền của dân tộc,. Ngoài việc phải
chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật của nhà nước, mọi công dân phải tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Vai trò của thế hệ trẻ trong bảo vệ chủ quyền dân tộc

Vai trò xung kích thuộc về thế hệ trẻ, đây là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng đất
nước và phát triển bền vững hiện nay và trong tương lai.

Đối với thế hệ học sinh, sinh viên, trách nhiệm trên vai đòi hỏi học sinh phải không ngừng học tập,
nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt đặc biệt là truyền thống của dân tộc, củng cố lòng yêu
nước, tự hào và tự tôn dân tộc. Cần nhận thức rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm
của chủ quyền dân tộc để từ đó xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ
chủ quyền dân tộc. Thực hiện tốt các chương trình giáo dục, bồi dưỡng về quốc phòng an ninh, luôn
sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng an ninh khi được Nhà nước huy động.

=> Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, với tất cả mặt tích
cực và tiêu cực, bất trắc; mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước
trong khu vực và trên thế giới.

You might also like