You are on page 1of 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tuần 4
26/9/2023
2. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam
a) Đối với Việt Nam
- Thứ nhất, đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi và bắt đầu xây dựng 1
xã hội mới trên đất nước ta.
- Hồ Chí Minh mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập gắn liền với xã
hội chủ nghĩa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Bản
chất của kim chỉ nam:
+ Tư tưởng HCM soi đường để thực hiện thắng lợi, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
+ Giúp Đảng có những nhận thức đúng đắn những vấn đề lớn có liên quan đến bảo vệ nền
độc lập phát triển nền kinh tế - xã hội, tự do – hạnh phúc, tiến tới XHCN.
Với tư tưởng HCM là nền tảng vững chắc để Đảng vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn vè
chính là sợi chỉ đỏ đưa toàn Đảng, toàn dân đi đến thắng lợi.
b) Đối với cách mạng thế giới
- Góp phần giúp nhân loại tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn là con đường cách
mạng vô sản.
- Di sản tư tưởng HCM góp phần giúp nhân loại đấu tranh và thực hiện các mục tiêu lớn của
thời đại (hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội).
CHƯƠNG III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Tuần 4
Ngày 26/9/2023
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
- Theo HCM độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
- Độc lập dân tộc gắn với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
- Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
- Độc lập dân tộc gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
a. Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
- Theo HCM, độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân chính là khát khao to
lớn của dân tộc, mang giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc Việt
Nam trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước mà HCM là
hiện thân cho tinh thần đó.
- Là hoạt động có tính xuyên suốt trong tư tưởng và hoạt động của HCM
- Độc lập, tự do chính là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa.
Người cho rằng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đó là tất
cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu.
 Thực tiễn đã chứng minh cho luận điểm này là đúng đắn.
b. Độc lập dân tộc gắn với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của
nhân dân

Về cách mạng giải phóng dân tộc


1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản
- Ý 1: Từ khi thực dân pháp tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị
vào nước ta, vấn đề sống còn được đặt ra là phải đấu tranh để giải
phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc
- Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của 3 con
đường cứu nước (Phan Bội Châu (dựa Nhật đuổi Pháp), Phan Châu
Trinh, Hoàng Hoa Thám (mang nặng cốt cách phong kiến)
- Ý 2: Vượt qua tầm nhìn hạn chế của các nhà yêu nước đương thời
=> Lựa chọn con đường hướng sang phương Tây để tìm hiểu về
cách mạng Pháp, Mĩ nhưng cuối cùng Người nhận ra Cách mạng tư
sản là không triệt để: Cách mệnh Mỹ cũng như cách mệnh Mỹ,
nghĩa là mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa
và dân chủ , kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó
áp bức thuộc địa (Đường cách mệnh)
 Nguyễn Ái Quốc đến được với cách mạng tháng 10, bắt gặp chủ
nghĩa Mác - Lênin và nhận ra chân lý: muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường
cách mạng vô sản.
- Việc tìm ra chân lý như vậy chính là quá trình nhận thức diễn ra tự
nhiên, trải qua quá trình sống, học tập, lao động và tích lũy vốn
sống thực tiễn.
- Cách mạng tháng Mười Nga là cách mjang triệt để nhất. con
đường cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc Việt Nam.
Học thuyết CMVS của chủ nghĩa Mác – Lênin được HCM vận
dụng sáng tạo trong điều kiện CMVS
- Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp trong đó giải
phóng dân tộc trước hết, trên hết (điểm sáng tạo – chi phối với
điều kiện lịch sử - chính trị)
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Thực tiễn Cách mạng Việt Nam chứng minh luận điểm trên hoàn
toàn đúng đắn, sáng tạo

Tuần 9
Ngày 31/10/2023
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước
- Bản chất của nước Việt nam dân chủ cộng hòa vừa mang bản chất giai cấp vừa
mang bản chất dân tộc
- Theo chủ tịch Hồ Chí Minh nhà nước mới mang bản chất giai cấp công nhân.
Thể hiện ở:
+ Đảng giữ vị trí và vai trò cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhà nước
+ Định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu nhất quán của Đảng và nhà
nước
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước dựa trên nguyên tắc tập trung
dân chủ
- Có sự thống nhất hài hòa giữa tính nhân dân và dân tộc hay nói nhà nước Việt
Nam mới còn mang bản chất dân tộc. Nguyên nhân đưa đến sự thống nhất
này:
+ Sự ra đời của nhà nước mới không phải sự hoán đổi của các dòng họ hay
triều đại mà là sản phẩm của sự đấu tranh giai cấp một cách bền bỉ
+ Mục tiêu lý tưởng hoạt động của nhà nước theo Hồ Chí Minh đó là vì quyền
lợi của giai cấp công nhân, cả nước và toàn dân tộc
+ Khi nhà nước Việt Nam mới ra đời thì Nhà nước đã tổ chức cho nhân dân
đấu tranh giải phóng dân tộc
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân
- Khi phân tích hệ thống quan điểm cần làm rõ khái niệm, biểu hiện (giải thích)
dẫn chứng
Ví dụ: Khi đề cập tới quan điểm nhà nước của dân: là nhà nước mà tất cả
quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Hồ Chí
Minh khẳng định dân ở vị trí tối thượng, dân là chủ
Giải thích: Trong quan niệm về nhà nước của dân, HCM khẳng định nhân dân
có quyền kiểm soát nhà nước qua 2 hình thức, thứ nhất là dân chủ trực tiếp,
thứ 2 là dân chủ gián tiếp
Minh chứng: điều này thể hiện xuyên suốt trong các bài viết của chủ tịch Hồ
Chí Minh , đặc biệt qua 2 bản hiến pháp (điều 1 hiến pháp năm 1946: tất cả…
không phân biệt gái trai, giàu nghèo…)

You might also like