You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


----------------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề 3: Trình bày các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh. Làm rõ giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình
hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lớp: N07.TL2
Khoá: 46
Nhóm: 3
Thành viên nhóm:
462935 Đặng Vân Thủy
462936 Lưu Thị Kim Trang
462937 Trịnh Thu Trang
462938 Lê Văn Triệu
462940 Bùi Ngọc Vy
462941 Cao Ngọc Yến Chi

0 Hà Nội, 2022
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ngày: 22/03/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 3 Lớp: N07.TL2
Tổng số sinh viên của nhóm: 06
+ Có mặt: 06
+ Vắng mặt: 0 Có lý do: ............... Không lý do: .................
Tên bài tập: Phân tích quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 -1945 và liên hệ trách nhiệm của
sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên
trong việc thực hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:
Đánh giá Đánh giá
của SV SV của giáo viên
STT Mã SV Họ và tên ký GV
Điểm Điểm
A B C tên ký
(số) (chữ)
tên
1 462935 Đặng Vân Thủy X
2 462936 Lưu Thị Kim Trang X
3 462937 Trịnh Thu Trang X
4 462938 Lê Văn Triệu X
5 462940 Bùi Ngọc Vy X
6 462941 Cao Ngọc Yến Chi X

- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2022
+ Giáo viên chấm thứ Trưởng nhóm
nhất: ...............................
+ Giáo viên chấm thứ
hai: .................................
- Kết quả điểm thuyết
trình: .............................. Trịnh Thu Trang
- Giáo viên cho thuyết
trình:.............................
- Điểm kết luận cuối cùng
Giáo viên đánh giá cuối
cùng: ..........................

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................
MỞ ĐẦU..............................................................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................
1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng
tìm đường cứu nước mới.....................................................................3
2. Thời kỳ từ năm 1911 đến năm 1920: Tìm đường cứu nước, đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản...............................4
3. Thời kỳ từ năm 1920 đến năm 1930: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình
thành về cơ bản nội dung tư tưởng về cách mạng Việt Nam..............5
4. Thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1941: Hồ Chí Minh gặp những khó
khăn, thử thách và sự kiên định của Người về cách mạng Việt Nam. 8
5. Thời kỳ từ năm 1941 đến năm 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục
phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta........................................................................................................10
KẾT LUẬN........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................

2
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và vô
cùng sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân ta giành thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành trong bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể, đã trải qua một quá trình tìm tòi,
xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển, lớn mạnh
của Đảng ta và cách mạng Việt Nam.
Nhận thấy việc nghiên cứu về các giai đoạn, quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với
sự nghiệp đổi mới của đất nước nên nhóm chọn đề tài “Trình bày các giai
đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm rõ giai đoạn quan
trọng nhất trong quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”
nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

NỘI DUNG
1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí
hướng tìm đường cứu nước mới.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia
đình nhà nho yêu nước, tiếp xúc với nhiều loại sách, báo tiến bộ ở trường,
lớp, trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Người không chỉ tiếp thu truyền
thống chống ngoại xâm của dân tộc, nền văn hiến của nước nhà và những
tinh hoa văn hóa phương Đông, mà còn được hưởng nền giáo huấn yêu
nước, thương nòi của gia đình, truyền thống đấu tranh bất khuất của đất
nước.
Tư tưởng yêu nước hình thành từ sớm được thể hiện rõ trong những
hành động của Người trong giai đoạn này. Hồ Chí Minh đã tham gia phong
trào chống thuế ở Trung Kỳ (năm 1908). Là thầy giáo ở Trường Dục
Thanh, Phan Thiết, khi dạy học cũng như trong sinh hoạt, Hồ Chí Minh
thường dành hết tâm huyết truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những
suy nghĩ về vận mệnh nước nhà (năm 1910). Điều đặc biệt ở tư tưởng yêu
3
nước của chàng thanh niên trẻ là sự sâu sắc trong nhận định về thời cuộc:
tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối cách mạng nổi
tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... những Người không tán
thành hay đi theo con đường của họ khi nhận ra những hạn chế cố hữu
trong đó, mà xác định mục đích ra đi tìm đường cứu nước hoàn toàn khác:
tìm một con đường cứu nước mới để dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập
thật sự, trong đó chủ yếu phải là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Vào năm 1923, khi gặp nhà thơ Nga nổi tiếng O. Mandenstan, Người
nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi nghe những tiếng Pháp “tự do, bình
đẳng, bác ái”. Thế là tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, tìm xem
những gì ẩn giấu đằng sau những từ mĩ miều ấy. Vì thế tôi nảy ra ý muốn
sang xem “Mẫu quốc” ra sao và tôi tới Pari để học hỏi” 1. Khi mới 13 tuổi
Người đã hoài nghi về “tự do, bình đẳng, bác ái” của người Pháp; nhận xét,
phê phán con đường cứu nước của các bậc tiền bối; đã sớm hình thành nên
chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh. Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng là: Nguồn gốc những
đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, “ở các nước đế quốc
đang thống trị dân tộc mình”. Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh đi ra nước
ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Đây là thời kỳ rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
của tư tưởng Hồ Chí Minh, vì đây là thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước,
thương dân tha thiết,, ham học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại và
hình thành chí hướng cách mạng

2. Thời kỳ từ năm 1911 đến năm 1920: Tìm đường cứu nước, đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản.
Tháng 7-1911, Hồ Chí Minh đặt chân lên đất Pháp. Tiếp đó Người
còn đến nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và các
nước đế quốc như Mỹ, Anh để nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho câu hỏi
lúc ra đi. Cuộc hành trình vạn dặm ấy đã giúp Người tìm ra cội nguồn
những khổ đau của nhân loại là các nước đế quốc “chính quốc”.
Giữa lúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào thời kỳ ác liệt cuối
năm 1917, Người từ nước Anh trở lại nước Pháp. Ngày 11-1917, Cách
1
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp”, Nxb.
Sự thật.
4
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười nổ ra và thắng lợi, Hồ Chí Minh có
cảm tình sâu sắc với cuộc cách mạng ấy và với lãnh tụ Lenin. Chiến tranh
kết thúc năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội của giai cấp công nhân
Pháp, bởi theo Người đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại
Cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái.
Thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn
Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Vécxây “Bản yêu sách của nhân dân An
Nam” đòi các cường quốc thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho
dân tộc Việt Nam. Đây là bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của
nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ nhận thức rút ra từ thực tiễn
gần 10 năm lăn lộn tìm đường cứu nước nên khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7-
1920), Hồ Chí Minh tìm thấy những lời giải đáp đầy thuyết phục cho
những câu hỏi của mình. Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi
rất cảm động phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát
khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước
quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” 2. Đến đây, Hồ
Chí Minh khẳng định con đường cứu nước của mình: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”3. Hồ Chí Minh rời bỏ Đảng Xã hội để gia nhập Quốc tế Cộng sản do
Lênin sáng lập (3-1919).
Tháng 12-1920, đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp gắn liền
với việc Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản đánh dấu bước ngoặt trong
quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người -
chủ nghĩa yêu nước chân chính đã gặp chủ nghĩa quốc tế vô sản chân
chính.

3. Thời kỳ từ năm 1920 đến năm 1930: Tư tưởng Hồ Chí Minh


hình thành về cơ bản nội dung tư tưởng về cách mạng Việt Nam.
Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình hình thành, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh, là thời kỳ Người tiếp tục chuẩn bị những điều kiện

2
“Hồ Chí Minh: Toàn tập” (2011), Tập 12, Tr562, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
3
“Hồ Chí Minh: Toàn tập” (2011), Tập 12, Tr30, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
5
cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó mục tiêu,
phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ
thể hoá, và cuối cùng được thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.
Tháng 7/1920 đánh dấu mốc Hồ Chí Minh nghiên cứu Sơ thảo Lần
thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và nhiều tài
liệu liên quan đến Quốc tế Cộng sản khác. Đây là sự kiện mang nghĩa quan
trọng, khi Người tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải
phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Để rồi trong 10
năm sau, với những nhận thức cách mạng mới, Người đã có những hoạt
động thực tiễn và lý luận sôi nổi và phong phú nhất:
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Hồ Chí
Minh bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặt quan trọng của sự kết hợp giữa
chủ nghĩa yêu nước với lập trường cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Năm 1921, Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Năm 1922, Người được bầu làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu vấn đề dân
tộc thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, sáng lập báo Le Paria (Người cùng
khổ) bằng tiếng Pháp. Hồ Chí Minh vừa làm chủ bút, tổng biên tập và cả
việc tổ chức phát hành báo này ở nước Pháp và các thuộc địa của Pháp,
trong đó có Đông Dương, nhằm thức tỉnh tinh thần giải phóng dân tộc của
nhân dân các nước thuộc địa. Trước đó ở đầu thời kỳ này, Người cũng đã
có một số bài báo đáng chú ý như “Vấn đề dân bản xứ” đăng báo
L'Humanité (Báo Nhân đạo)...
1923 – 1924: Người hoạt động tại Liên Xô, lúc đầu là để tham dự
Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Đoàn Chủ tịch. Sau đó Hồ
Chí Minh được lưu lại và tham quan triển lãm kinh tế quốc dân Liên Xô,
chứng kiến những thành tựu của nhân dân Liên Xô. Tiếp đó Người vào học
lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đông.
Năm 1924: tham dự Đại Hội V Quốc tế Cộng sản. Sau đó Người lần
lượt tham dự Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế
Công hội đỏ. Việc được tham dự các Hội nghị Quốc tế lớn, học tập lý luận
trong trường học cũng như quan sát thực tiễn cách mạng Liên Xô có ảnh
6
hưởng lớn đến quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh. Cuối 1924, Hồ Chí
Minh tới Quảng Châu – Trung Quốc. Người tham gia chỉ đạo phong trào
cách mạng và phong trào nông dân ở Trung Quốc và một số nước Châu Á
(được ủy nhiệm bởi Quốc tế Nông dân). Trong thời kì hoạt động tại Anh,
Pháp, Liên Xô, Trung Quốc… Hồ Chí Minh cũng thường đi sâu vào phong
trào công nhân của các địa phương đó. Chính những hoạt động thực tiễn đã
giúp cho Hồ Chí Minh có được sự cảm thông và dễ dàng tiếp nhận, hưởng
ứng tinh thần của Quốc tế Cộng sản (“Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”).
Giai đoạn này Người cũng có những hoạt động lý luận sôi nổi với
những bài đăng báo của Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Liên Xô, của
Quốc tế Cộng sản nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đặc biệt với tác phẩm “Bản
án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925, Người đã định hướng rõ con
đường của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong đó có
Việt Nam, bằng cách phân tích sâu sắc bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa
thực dân Pháp. Bản án chế độ thực dân Pháp làm rõ mối quan hệ mật thiết
giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định
cách mạng thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô
sản thế giới; đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là
phải đoàn kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản
và nhân dân các nước thuộc địa bằng hành động cách mạng cùng nhau tiêu
diệt kẻ thù chung4.
Tháng 6/1925, Hồ Chí Minh tại Quảng Châu (Trung Quốc) sáng lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng
sản. Ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt, từng bước truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin và lí luận cách mạng đến những người yêu nước và công
nhân. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng của Hồ Chí Minh cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quá trình hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh về người cán bộ
cách mạng.
Năm 1927, Người cho xuất bản Đường Kách Mệnh - tác phẩm tập
hợp các bài giảng của Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội

4
Viện Lịch sử Đảng, “Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam” (2008), Nxb. Chính trị Quốc
gia Sự thật.
7
Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong những năm 1925-1927. “Đường
Kách mệnh” xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, đó
là dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (quốc tế).
“Đường Kách mệnh” trình bày một cách khái quát những quan điểm cốt lõi
của Chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường cách mạng Việt Nam, con đường:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhưng trước hết phải tập
trung vào nhiệm vụ “dân tộc cách mệnh” 5, giành lấy quyền tự do bình đẳng
của dân nước mình, để chuẩn bị những tiền đề cho cuộc cách mạng thứ hai
(thế giới cách mệnh) về chính trị, tổ chức, kinh tế, văn hóa.
Đầu năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các văn kiện do
Người khởi thảo (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam, gồm Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình và điều
lệ vắn tắt của Đảng), trong đó vạch rõ con đường độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội - sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh và trong đường lối của cách mạng Việt Nam cho đến tận ngày
nay. Ngay từ khi Đảng ra đời, với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Hồ
Chí Minh và Đảng ta đã thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết mối quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế
trong đường lối cách mạng Việt Nam.

4. Thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1941: Hồ Chí Minh gặp những
khó khăn, thử thách và sự kiên định của Người về cách mạng
Việt Nam.
Những đường lối, chủ trương mà Hồ Chí Minh vạch ra trong Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện Việt Nam. Trong sự vận dụng sáng tạo đó có những
vấn đề thuộc lý luận, chiến lược cách mạng vô sản ở nước thuộc địa mà
Lênin cũng như Quốc tế Cộng sản có đề cập nhưng chưa đi sâu. Hơn nữa,
vào cuối những năm 20, nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế bị chi phối bởi những sai lầm tả khuynh, tư
tưởng biệt phái, hẹp hòi, thể hiện rõ nhất qua Nghị quyết Đại hội lần thứ VI
5
“Hồ Chí Minh: Toàn tập” (2011), Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.
8
Quốc tế Cộng sản (9-1928). Mặt khác, Quốc tế Cộng sản vì không sát tình
hình các nước thuộc địa, nên đã phê phán đường lối cách mạng Việt Nam
do Hồ Chí Minh vạch ra. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930 cũng
ra nghị quyết cho rằng: Hội nghị hợp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ
trì có nhiều sai lầm, “chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp
tranh đấu ấy là một sự rất nguy hiểm”6.
Tuy bị phê phán, song đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh đã
được thực tiễn chứng minh là đúng đắn. Đó là cơ sở để Thường vụ Trung
ương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-ll-1930), tiếp đó là
Chỉ thị về vấn đề thanh Đảng ở Trung kỳ (20-5-1931). Những chỉ thị này
đã uốn nắn quan điểm xa rời thực tiễn Việt Nam, làm cho toàn Đảng thấy
được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và vai trò của Mặt trận phản đế
trong sứ mệnh đoàn kết toàn dân đưa cách mạng đến thắng lợi.
Trong khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1938, Hồ Chí Minh
vẫn còn bị hiểu lầm về một số hoạt động thực tế và quan điểm cách mạng.
Tháng 10/1938, Hồ Chí Minh rời Liên Xô, đi qua Trung Quốc để trở về
Việt Nam. Tháng 12/1940, Người về gần biên giới Việt Nam, liên lạc với
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt
Nam.
Người mở lớp huấn luyện cán bộ, viết sách “Con đường giải phóng”,
trong đó nêu ra phương pháp cách mạng giành chính quyền (tháng 1/1941).
Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định, trở
thành yếu tố chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ Hội nghị Trung ương Đảng
tháng 5/1941 sau khi Hồ Chí Minh về nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã hoàn chỉnh
thêm một bước sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng
Việt Nam được vạch ra từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939. Sự
chuyển hướng được vạch ra từ hai Hội nghị này thực chất là sự trở về với
quan điểm của Hồ CHí Minh đã nêu ra từ trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Điều
đó phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư
tưởng Hồ Chí Minh.

6
Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đảng Toàn tập” (2001), tập 2, tr.110, Nxb. Chính trị
quốc gia.
9
5. Thời kỳ từ năm 1941 đến năm 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp
tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta.
Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về cơ
bản là thống nhất, từng bước được phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với
tình hình cách mạng Việt Nam.
Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị trung ương
lần thứ 8 của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm gác
khẩu hiệu cách mạng điền địa, xóa bỏ vấn đề Liên bang Đông Dương, đồng
thời lập ra Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh,
không phân biệt dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn giáo v.v... nhằm đoàn kết
mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc giành độc lập dân tộc, đưa tới thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - thắng lợi đầu tiên của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) tuyên bố
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền về
nhà nước của dân, do dân, vì dân có bước phát triển mới.
Giai đoạn sau khi giành được chính quyền là thời kỳ tư tưởng Hồ
Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam:
Từ năm 1946 đến năm 1954, Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng, do Người làm lãnh tụ, đã đề ra
đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là
chính”. Cuộc chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, mở ra thời kỳ sụp đổ
của hệ thống thuộc địa kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Từ năm 1954 đến năm 1969, Hồ Chí Minh xác định và lãnh đạo thực
hiện đường lối cùng một lúc thi hành hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến,
quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua tư bản chủ nghĩa trong điều kiện
chiến tranh, đất nước bị chia cắt cắt được thể hiện rõ. Đồng thời ta còn thấy
10
được sự bổ sung tư tưởng về xây dựng Đảng với tư cách là một Đảng cầm
quyền, về xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân; về củng cố
và tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, v.v..
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng. Trong Di chúc, Người đã
nói lên niềm tin tất thắng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; tổng kết sâu
sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đồng
thời đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh
nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới”7 .
Thấm thía hậu quả của những sai lầm, khuyết điểm do chủ quan, duy
ý chí trong những giai đoạn sau cách mạng, Đảng ta và nhân dân đã có
những nhận thức sâu sắc hơn về di sản tinh thần quý giá của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định:
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự là
nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới của
chúng ta.

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển
biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng
văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác – Lênin làm
nền tảng cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại. Như vậy, qua việc tìm
hiểu về các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh có thể
thấy được tư tưởng mà Người đã để lại là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Chúng ta cần kế thừa và vận dụng
phát triển những giá trị đó để xây dựng thành công Nhà nước Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.

7
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hồ Chí Minh: Toàn tập” (2011), Tập 12, Tr30, Nxb. Chính trị
Quốc gia Sự thật.
2. “Hồ Chí Minh: Toàn tập” (2011), Tập 12, Tr562, Nxb. Chính trị
Quốc gia Sự thật.
3. “Hồ Chí Minh: Toàn tập” (2011), Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia
Sự thật.
4. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, “Chủ tịch Hồ Chí Minh,
tiểu sử và sự nghiệp”, Nxb. Sự thật.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh”
(2022), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đảng Toàn tập” (2001), tập 2,
tr.110, Nxb. Chính trị quốc gia.
7. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ
môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, “Giáo trình Tư
tưởng Hồ Chí Minh” (2003), Nxb. Chính trị Quốc gia.
9. Viện Lịch sử Đảng, “Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam”
(2008), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.

12

You might also like