You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Bài kiểm tra cộng điểm


Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lớp: SS003.M24

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Công Lập


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoài Thương - 19521010
Câu hỏi : Hãy phân tích nguồn gốc chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Liên hệ bản thân.
Bài làm:
-Nguồn gốc chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
 Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
 Có thể nói lý luận bao giờ cũng là sản phẩm của con người. Trên cơ sở đó kết
hợp với các nhân tố khách quan mới có thể khái quát lên thành hệ tư tưởng Hồ
Chí Minh mà chúng ta biết ngày nay.
 Ngay từ những ngày thơ ấu, Nguyễn Tất Thành đã mang trong mình một hoài
bão lớn lao, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái. Ngay từ nhỏ ở Người đã
có ý chí ham học hỏi cũng như đưa ra các đề xuất mà những vị lãnh đạo cùng
thời không ngờ tới.
 Sau đó, dưới sự hướng dẫn, bồi đắp cũng như năng lực tổng kết thực tiễn
Người đã quyết định đi tìm đường cứu nước. Vào năm 1917, người thanh niên
Nguyến Tất Thành đã lên con tàu La-tu-sơ-tơ-rê-vin rời bến cảng Nhà Rồng để
tìm đường cứu nước. Sự kiện ấy cũng mở ra một chặng đường hơn 30 năm bôn
ba ở nước ngoài.
 Tuy nhiên nhờ quá trình ấy người mới có được một tầm nhìn, một hướng đi
mới. Với sự hoạt động của mình ở trong và ngoài nước, Người đã góp phần
hình thành nên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng chính nhờ đó làm đường lối
đấu tranh của Đảng. Vào năm 1945 với cách mạng tháng Tám thành công đã
mở ra một con đường mới cho đấu tranh dân tộc cũng như lịch sử nước Việt
Nam. Chính vì vậy có thể nói đây là một nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh.
 Học tập không ngừng nghỉ
 Đầu tiên chính là trong con người của Bác tồn tại một tư duy độc lập sáng tạo.
Điều này sẽ càng có ý nghĩa khi kết hợp với đầu óc thông minh. Sở dĩ có điều
này là do Người đã tìm hiểu rất kỹ các phong trào đấu tranh của nhân loại: Từ
các cuộc cách mạng tư sản hiện đại tới phong trào công nhân quốc tế. Tất cả
tạo nên một vốn kiến thức phong phú.
 Từ quá trình quan sát và nghiên cứu người đã rút ra được những quy luật khách
quan của cuộc sống, cũng như các phong trào đấu tranh giành độc lập của các
dân tộc trên thế giới. Từ các sự kiện thực tiễn người đã khái quát thành lý luận
và vận dụng lý luận đó vào thực tiễn khách quan của cách mạng Việt Nam.
 Sự trau dồi và học tập chiếm lĩnh tri thức phong phú của thời đại. Người đã đi
qua nhiều nước, làm đủ thứ nghề, học nhiều ngoại ngữ để có thể có cơ hội tìm
hiểu các phong trào đấu tranh của các nước trên thế giới.
 Thông qua quá trình quan sát và học hỏi đó, Người không ngừng đưa ra các
nhận xét đánh giá và rút kinh nghiệm. Từ đó làm phong phú thêm vốn sống của
mình và sự hiểu biết của mình. Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên nền
tảng cho các hoạt động. Đây cũng là một trong những nhân tố chủ quan hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Năng lực hoạt động tổng kết thực tiễn
 Với sự quan sát và tìm hiểu nhiều nhưng tất cả sẽ không thể hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh nếu ở Người không có năng lực hoạt động tổng kết thực
tiễn. Chính quá trình tổng kết đó Người hiểu được bản chất của giai cấp thống
trị, cũng như tầng lớp lao động ở đâu cũng chịu áp bức.
 Bên cạnh đó năng lực hoạt động tổng kết thực tiễn cũng phát huy hiệu quả khi
nhìn ra được những hạn chế của phong trào đấu tránh của nhiều nước trên thế
giới. Chính vì vậy, ngay khi có Đảng nước ta đã không bị khủng hoảng đường
lối. Và cũng từ đó mới có thể tiến tới thành công giải phóng dân tộc, giành độc
lập cho đất nước.

-Liên hệ bản thân:


 Về tư tưởng chính trị:
 Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối đổi mới của Đảng;
 Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
 Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
 Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt
lý tưởng; bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt;
 Gương mẫu thực hiện và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân
dân thực hiện theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước;
 Bản thân luôn tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để tự học; tham gia đầy đủ
các lớp tập huấn, bồi dưỡng do nhà trường và cấp trên tổ chức, có ý thức học
hỏi bạn bè đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ lý luận chuyên môn,
nghiệp vụ và năng lực công tác.
 Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
 Thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp;
 Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống lãng phí; tích cực đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ
để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình;
 Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng thắn, sống sống đoàn kết tập thể,
hoà nhã, gần gũi với bạn bè và người thân, hàng xóm.
 Có ý thức trong tự phê bình và phê bình; biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của
người khác; tích cực đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè .

You might also like