You are on page 1of 14

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: TINH THẦN TỰ HỌC

Nhóm: Giáo viên hướng dẫn:

Trưởng nhóm: Thủy Thị Yến Nhi - 2013200312

Thành viên:

Đặng Nhật Hoàng - 2013202149

Nguyễn Thị Yến Oanh - 2007202208

Dương Thị Hoài Ngân - 2007202151

Nguyễn Thoại Yến Vy - 2007206514

Lê Thị Anh Thư - 2007206550

Đỗ Đức Sơn - 2001200035

Đào Quang Hiếu - 2002190030

Võ Thị Hoàng Yến - 2007202356

Đồng Thị Thanh Thoa - 2007206285

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2021

1
Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan đề tài:…………………….. do cá nhân/nhóm 6 nghiên


cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài ………………………….là trung thực và không sao
chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Nhóm Trưởng

Nhi

Thủy Thị Yến Nhi

2
MỤC LỤC

3
LỜI MỞ ĐẦU

Tinh thần ham học hỏi,tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc
biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Bằng tấm gương tự
tinh thần ham học hỏi, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho
các thế hệ noi theo Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng
mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao
trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một
sự ngẫu hứng, tùy ý mà việc tự học của Người đã trở thành một khoa học, một nghệ
thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một
ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học.
Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương
tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình hiện nay
khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi mỗi sinh
viên, đảng viên cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với
những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, con người luôn ý thức về
tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng lực lý giải cho tương lai của mình. Để có
được những năng lực ấy, mỗi người phải học tập không ngừng, học tập liên tục, học tập
suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng, và vấn đề tự học
trở thành một yêu cầu cấp bách, bắt buộc đối với mỗi sinh viên, đảng viên và từng người
lao động. Thậm chí tự học quyết định sự thành bại của từng người trước những đòi hỏi
ngày càng cao của nền sản xuất, của xã hội.Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề tinh thần ham
học hỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh.Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về các phẩm chất tốt
đẹp của Bác, nay nhóm 6 đã chọn phẩm chất “Tinh Thần Ham Học Hỏi’ của Bác.

4
NỘI DUNG

I. Kể 1 câu chuyện về phẩm chất ham học hỏi của Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu khái quát về Bác
Bác sinh thành trong gia đình nhà Nho, vốn có
truyền thống hiếu học, nhân nghĩa Cha của
Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (người dân
thường gọi là cụ Phó bảng). Cụ lớn lên trong
một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy
của nhà Nho. Cụ đỗ cử nhân năm 1894 và
phó bảng năm 1901. Mẹ của Người là bà
Hoàng Thị Loan, bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường. Bà là một hình mẫu cho hình
ảnh người phụ nữ Việt hiền hậu và hết lòng vì chồng con chị là Nguyễn Thị Thanh; anh
trai là Nguyễn Sinh Khiêm đều là những người thông minh, tài giỏi, yêu nước thương
dân. Quê hương của Người nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống hiếu học; truyền thống
yêu nước chống giặc ngoại xâm; nơi đã sản sinh ra những danh nho, nhân tài cho đất
nước => Quê hương.gia đình và đặc biệt là ảnh hưởng từ người cha và từ những trải
nghiệm đầu đời cùng cha đi học từ làng này sang làng khác, được hầu trà bê tráp và
thường xuyên tiếp xúc với những bậc cha chú, những nhà nho hiếu học, yêu nước đã góp
phần hình thành lên trong Người tình yêu dân tộc cũng như tinh thần hiếu học. Ngoài ra
đức tính hiếu học, ham học hỏi của Người còn được hình thành chính từ hoàn cảnh đất
nước Đất nước ta lúc bấy giờ chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vô cùng
lầm than khổ cực

2. Kể chuyện về tinh thần ham học của Bác


2.1. Tinh thần ham học của Bác trong suất những năm tháng ra
đi tìm đường cứu nước
Những năm tháng của cuộc hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước là những
tháng năm Nguyễn Tất Thành phải đổi mặt và vượt qua muốn vàn khó khăn thử thách.
Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Anh làm phụ bếp trên tàu
5
Latuso Torevin. Anh làm việc trong môi trường lao động khổ cực, trong bếp thì nóng,
dưới hầm thì lạnh, Anh phải lao động từ lúc bốn giờ sáng quét dọn, đốt lò, lấy than,
xuống hầm khiêng thực phẩm vào bếp, lao động quần quật từ sáng đến tối, ít có thời gian
rành rối. Khó nhất là thời gian đầu chưa quen lao động chân tay nặng nhọc và môi trường
lênh đênh trên sóng biển. Nhiều lúc tưởng chừng như Anh không vượt qua nổi thử thách
đầu tiên. Nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành-anh Ba dù phải làm việc rất mệt
mỏi nhưng anh vẫn rất chăm chỉ,nghị lực và say mê học hỏi. Một thuỷ thủ cùng đi trong
chuyến tàu đó kể lại: "Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử.
Nhưng trong khi chúng tôi nghi hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ
hoặc nửa đêm" Bác tranh thủ mọi thời gian để học, tranh thủ học được nhiều người”. Vẫn
lời kể của anh bạn thuỷ thủ: "Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách - hai người lính
trẻ tuổi giải ngũ trở về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của
anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy
cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ học quốc ngữ". Và một người quen anh Ba khi
anh đang nghi chờ việc ở nhà viên chủ tàu, cho biết: "anh học tiếng Pháp với cô sen" (cô
sen là từ chỉ người phụ nữ giúp việc gia đình). Cuộc sống lênh đênh trên đại dương mênh
mông tựa hồ như là một bể khó khăn đổi với Người. Thế nhưng, tất cả những khó khăn
ấy hình như bị lu mờ trước nghị lực phi thường và lòng dũng cảm không cùng của Người,
bị tiêu tan trước sự say mê tìm tòi của Người Thời gian ở nước Anh, lúc đầu anh Ba nhận
việc cào tuyết trong một trường học, mình mẩy đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng nên
lại thay bằng việc đốt lò. Từ năm giờ sáng cùng một người nữa, chui xuống hầm để nhóm
lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò. Trong hầm rất nóng, ngoài trời rất rét, và
không có đủ quần áo, anh Ba bị cảm, phải nghỉ việc. Tuy vậy, anh Ba vẫn không ngừng
việc học. Với số tiền để dành, anh Ba trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mỳ, và sáu bài học
chữ Anh. Ta biết Bác chỉ sang Anh một thời gian rất ngắn, không có điều kiện ở lâu
nhưng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng Bác đã bắt đầu học mỗi ngày một bài và học
thuộc mười từ. Sau này trong quá trình ở Pháp hay ở những nơi khác để hoạt động cách
mạng, Bác vẫn tự học và sử dụng được tiếng Anh để đọc sách, quyền Singapore khi Bác
bí mật vượt Hồng Kông nhưng bị chính quyền Singapore bắt lại; giao thiệp với ông bạn

6
thân của luật sư Loseby khi luật sư tạo điều kiện cho Bác trốn khỏi Hồng Kông; giao
thiệp với trung uý phi công Shaw của Mỹ khi anh này buộc phải nhảy dù xuống một hòn
núi gần tỉnh lị Cao Bằng; hay làm việc với tướng Chennault, tổng tư lệnh không quân Mỹ
ở Trung Quốc năm 1944.v.v.) và dịch thuật. Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Bác đã
dịch những tờ báo TQ sang tiếng Anh. Không chỉ đối với tiếng Anh là ngôn ngữ thông
dụng quốc tế, ở nước nào Bác cũng chú ý học ngôn ngữ nước đó để có điều kiện hoạt
động được tốt. Đối với tiếng Nga, Bác cũng tự học như vậy. Khi Bác bí mật đến nước
Nga, là bắt đầu học tiếng Nga ngay. Chỉ sau hai ngày đã có thể nói được một số từ Nga
với người bạn Pháp là Pôn do đồng chí Ca-sanh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Pháp đang ở
Liên Xô, cử đến gặp. Sau này ta biết Bác cũng chỉ ở Nga thời gian không nhiều nhưng đã
làm được việc phiên dịch. Thời gian ở Trung Quốc, Trần Dân Tiên kể: "Nhân đọc được
quảng cáo trên tờ "Quảng Châu nhật báo", ông đã tìm đến làm phiên dịch cho ông Bô-rô-
đin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng Châu". Bác đã học
tiếng Trung Quốc khi hoạt động ở Quảng Châu và sau khi bọn Quốc dân đảng phản động
ở TQ định thủ tiêu Bác, Bác phải lánh sang hoạt động ở Thái Lan, và ở đây Bác lại tự học
tiếng Thái rất thành thạo. Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phải kiên trì mỗi
ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các từ đó lên
cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ. Hôm sau lại học mười từ khác, cứ thế mà
tích luỹ dần như ta bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào ống. Bằng cách đó dần dần Bác đã
học được rất nhiều ngoại ngữ. Trong quá trình tự học, Bác rất kiên trì và luôn tìm tòi
những phương pháp đạt kết quả cao: “Sau khi hỏi được nghĩa những từ mới, Người viết
vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm
việc vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Người cũng nhẩm bài học. Ban đêm khi chưa
ngủ, Người lấy tay viết mò những chữ khó xuống chăn cho kì nhớ mới thôi.

II. Liên hệ với hình thực tế xã hội hiện nay, và cho ví dụ


1. Liên hệ thực tế
Như chúng ta đã biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự
học, lấy tự học làm cốt để nâng cao trình độ mọi mặt cho bản thân. Bác tuy sống bôn ba ở

7
nước ngoài vất vả nhưng Bác đã tự học được 29 thứ tiếng của các nước, tự học của Bác ở
đây không phải là ngẫu hứng thích mới học và không có nguyên tắc mà tự học của Bác
đã trở thành khoa học, một nghệ thuật triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể,
chặt chẽ với ý chí quyết tâm bền bỉ dẻo dai tinh thần sáng tạo tranh thủ mọi lúc, mọi nơi
để học. Người tự học với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân làm cho
đất nước độc lập. Sức mạnh của ý chí lòng quyết tâm tự tìm tòi học hỏi của Bác đã đem
lại cho đất nước ta phồn vinh hiện đại như ngày hôm nay. Ngoài Bác ra thì xung quanh ta
có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn nhưng họ biết tự tìm tòi học hỏi có ý chí vươn lên trong
cuộc sống. Đó là những tấm gương mà ta nên noi theo để trở nên hoàn thiện bản thân
hơn.

Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai
của nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ
thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì
vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm.

Bên cạnh những tấm gương đẹp với tinh thần tự học, biết chủ động trong học tập thì
ngược lại đó là những bạn trẻ hiện nay lại thụ động có tính ỷ lại cho rằng mình học trên
lớp như vậy là đủ và không cần tự học nữa. Các bạn học đối phó chỉ để chống đối với
thầy cô cha mẹ hoặc để có  thành tích tốt, bảng điểm đẹp để được nở mày nở mặt nhưng
trong đầu họ không có gì họ chỉ học vẹt để cho xong nhiệm vụ mà thôi. Thêm vào đó thời
buổi hiện đại các bạn trẻ thường cắm đầu vào điện thoại coi những thứ vô bổ mà lơ là
việc học của mình coi việc học chẳng quan trọng cho lắm, thấy việc học khổ sở bắt buộc
nên họ cảm thấy chán học không hứng thú và nhiều người còn căm ghét cả việc học. Các
bạn không chịu học, lười nhưng khi thấy các bạn cùng trang lứa thành công giỏi hơn
mình thì lại ganh ghét và nói xấu, nhưng đằng sau đó các bạn đâu biết được đó là cả quá
trình nỗ lực tìm tòi tự học trong lúc họ rảnh mới có được như vậy. Các bạn cho rằng
những thứ mình biết đã đủ để phục vụ cho cuộc sống rồi nhưng các bạn đâu biết rằng xã
hội ngày càng phát triển những gì các bạn biết sẽ không bao giờ là đủ. Cứ giữ trong mình

8
cái suy nghĩ như vậy là đủ rồi thì họ sẽ trở thành những người đi chậm lại so với xã hội,
dẫn đến tình trạng chán nản mất niềm tin vào cuộc sống.

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng vậy, phải không ngừng nỗ lực để có thể theo
kịp sự thay đổi của cuộc sống. Có thể ngày hôm nay như vậy, nhưng tương lai không biết
sẽ ra sao. Chính vì vậy, chúng ta phải có ý thức tự chủ động tìm hiểu kiến thức, tự học, tự
trau dồi bản thân để có thể bắt kịp với nhịp sống xã hội, xu thế của thời đại.

Biết bao những con người nhờ ham học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí
Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tinh thần ham học và tự học
Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ
hạnh phúc. Chẳng hạn như: Nguyễn Khuyến, Nguyễn Hiền, Nguyễn Quan Quang, Lương
Thế Vinh, Hồ Chí Minh,…

2. Một số ví dụ về tinh thần ham học


Ví dụ 1: Một số tấm gương học sinh đáng học hỏi

Cậu học trò nghèo và quyết tâm trở thành bác sỹ

Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã


Tân Thành (Hàm Yên), từ nhỏ em Hoàng Ngọc Anh,
dân tộc Nùng, Trường THPT Chuyên Tuyên Quang
đã ý thức giữa việc học và giúp đỡ gia đình. Em
không chỉ là người con chăm ngoan mà còn có sự nỗ
lực vượt bậc trong học tập, thi đỗ Trường THPT
Chuyên Tuyên Quang và phải xa gia đình, ở trọ trên thành phố, nuôi ước mơ trở thành
bác sĩ.

Trong suốt 12 năm học, Anh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và đạt được nhiều kết quả
học tập xuất sắc ở môn Sinh học. Tiêu biểu như giải Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc
gia THPT, giải Nhì kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học…Trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2021, Anh xuất sắc đạt được 33,2 điểm ở 3 môn khối B (Toán, Hóa

9
học, Sinh học) và em đã đăng ký nguyện vọng vào Trường Đại học Y Hà Nội. Anh cho
biết, chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, do vậy em phải cố gắng hết sức để theo
đuổi ước mơ của mình. Hôm nay được nhận phần thưởng là niềm vinh dự và cổ vũ lớn
đối với em.

Cây Toán Trường THCS Phan Thiết

Năm học 2020-2021 là một năm học đáng nhớ với


em Sái Vũ Nguyên, lớp 9D, Trường THCS Phan
Thiết (TP Tuyên Quang) khi liên tiếp đoạt được
những giải cao của các kỳ thi chọn học sinh giỏi.
Đặc biệt, Nguyên đã đoạt giải nhất kỳ thi chọn học
sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh môn Toán.

Kỳ tuyển sinh năm học 2021-2022, Nguyên cũng đã thi đỗ vào lớp Toán của Trường
THPT Chuyên Tuyên Quang với số điểm cao. Đối với Nguyên, Toán là một môn học yêu
thích, em có thể dành hàng giờ đồng hồ để mày mò, tập giải 1 bài toán bằng các cách
khác nhau. Theo Nguyên, một bài Toán có nhiều lời giải nhưng giải làm sao nhanh nhất
thì đòi hỏi mỗi học sinh phải không ngừng học tập, tìm tòi, sai có thể làm lại nhưng tuyệt
đối không được nản chí. Trong đó những bài học trên lớp chưa đáp ứng đủ em có thể tìm
gặp riêng thầy cô để hỏi thêm và Nguyên cho rằng, bất kỳ thầy cô giáo nào nếu học sinh
nhờ giúp đỡ đều rất sẵn lòng.  

Ví dụ 2: Một số tấm gương ham học dù “ không được lành lặn”

Nguyễn Ngọc Ký được biết đến là một nhà giáo ưu tú


Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh
khó khăn của số phận. Từ năm lên 4 tuổi, Ký bị bệnh
và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng rèn luyện đôi
chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc.
Với những nỗ lực không ngừng của mình, ông trở

10
thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân”
và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu. 

 Hiệp sĩ công nghệ thông tin – Nguyễn Công Hùng

Sinh ra trong một gia đình nghèo, năm 2 tuổi, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công
Hùng mắc phải một căn bệnh khiến anh bị
bại liệt toàn thân, từ đó thường xuyên phải
điều trị trong bệnh viện. Thương cha mẹ vất
vả, bằng nghị lực cùng sự thông minh, năm
2003, anh đã thành lập Trung tâm Nghị
lực sống nhằm dạy nghề và giới thiệu việc
làm cho người khuyết tật. Rồi Hùng làm
quen với máy tính và thế giới Internet đầy
lôi cuốn đã làm tăng thêm nghị lực cho chàng trai khuyết tật. Năm 2003, Hùng bắt đầu
phổ cập tin học cho thanh niên xã, giúp đỡ hàng trăm người khuyết tật, trẻ mồ côi tìm
được việc làm phù hợp. Website conghung.com cũng ra đời sau đó, giúp các bạn trẻ yêu
thích tin học tìm thêm được những thủ thuật máy tính. Năm 2004, Công Hùng mở trung
tâm đào tạo tin học cho người khuyết tật tại nhà riêng xã Nghi Diên huyện Nghi Lộc. Với
những hoạt động thiện nguyện có hiệu quả của mình, năm 2005, Công Hùng được phong
là hiệp sĩ Công nghệ thông tin. Năm 2006, Công Hùng được Trung ương Đoàn bầu chọn
1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc,... Từ những đóng góp và cống hiến không
biết mệt mỏi, anh đã được Tạp chí eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin
cùng nhiều danh hiệu khác do Nhà nước trao thưởng. Cuối năm 2012, trên đường vào
Vĩnh Long, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng đã đột ngột qua đời.

III. Rút ra bài học cho bản thân về tinh thần ham học:

11
Tấm gương tự học của Người không chỉ ở tinh thần, thái độ cầu tiến trong học tập mà còn
thể hiện ở tư duy học tập nghiêm túc, có nền tảng, có tính khoa học; có mục tiêu, kế
hoạch cụ thể, có phương thức hành động rõ ràng, có sự kiên trì, bền bỉ, có nỗ lực sáng tạo
đổi mới, được nâng tầm thành một triết lý nhân sinh và nghệ thuật rèn luyện. Với những
phân tích khoa học về con đường tự học và tinh thần học tập của Bác, điều cần thiết là bài
học rút ra cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Nghị lực học tập phải
được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng ngày chứ không thể học dồn một lúc, học
cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc chỉ cần tặc lưỡi lười biếng một thời gian là tinh
thần và ý chí học tập sẽ đi xuống, khó kéo lại được rồi dần trở nên an phận, tụt hậu. Sự
phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật làm cho cái mới cũng trở nên cũ rất nhanh,
chỉ cần buông xuôi không cập nhật là trở nên lạc hậu ngay lập tức với thời cuộc, xu thế,
công nghệ.

Cần tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo
thành tích. Việc trau dồi kiến thức không chỉ loanh quanh ở điểm số, giấy khen, bằng cấp
mà nằm ở giá trị con người và sự đóng góp những điều có ích cho xã hội. Nhất là với trí
tuệ của người trẻ, cần phải có sự thông minh trong quá trình tự học ở mọi lúc mọi nơi.
Học để biết, rồi kế thừa cái biết sau khi học để tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát triển thêm
thành tri thức mới. Như thế thì mới thể hiện đúng vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đúng như phương châm của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Tự học cũng cần có
tư duy, có lựa chọn. Bởi tri thức là vô tận nhưng thời gian, khả năng tiếp nhận của mỗi
người là hữu hạn. Giới trẻ là những người rất ham hiểu biết, có khả năng cập nhật liên tục
và hấp thu nhanh nên càng cần tư duy chín chắn và sự lựa chọn sáng suốt trong việc học
cái gì, ở đâu, với ai. Kiến thức cần học là của chung, tựa như nguồn tài nguyên mở còn tự
khám phá, tiếp thu chúng ra sao là sự lựa chọn của riêng mỗi người. Nếu lựa chọn không
cẩn thận, cái gì cũng thấy hay, điều gì cũng thấy thích và lao vào tìm hiểu thì có thể sẽ
dẫn đến việc tốn thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc và chi phí cơ hội cho những
điều không thực sự có ích. Ngoài tự học các kiến thức chuyên môn thì cần trang bị cho

12
bản thân các kiến thức nền tảng về chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, lớp trẻ cần có
những hiểu biết vững chắc về lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán và văn hóa Việt
Nam, cần thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trước khi giỏi ngoại ngữ khác.  Cần trang bị vững
chắc các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn. Hơn nữa học cần đi đôi với hành. Thực tiễn
luôn là thước đo đúng đắn nhất cho mọi bài học

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người là ánh đuốc sáng soi
đường trong đêm tối, là niềm vui vững chãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài
người tiến bộ, là tấm gương tự học và học tập suốt đời và là tấm gương để mọi người dân
Việt Nam phải học tập. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học mà mỗi
người chúng ta cần phải học hỏi, noi theo. Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng, làm rất nhiều
nghề để kiếm sống, tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp. Bác không có tiền, nhưng bác
có lòng ham học hỏi, ham hiểu biết nên sự thành công của Người là một điều dễ hiểu.

Học tập là suốt đời chứ không phải chỉ là lớp học, khóa học ngắn mang tính “ thời vụ”.
Nếu không tự học, học hỏi nhiều điều thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về sau, vì không có ai dẫn
đường, chỉ lối chúng ta không biết đường ra. Hậu quả của việc ỷ lại thực sự nghiêm trọng
như vậy đó. Mỗi người, mỗi công dân cần phải hằng ngày rèn luyện tinh thần tự học để
trau dồi bản thân hơn. Trong giai đoạn hiện nay với xu thế xã hội hóa, giáo dục buộc mỗi
người chúng ta cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm
phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ,
khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi
lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận
cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.
13
14

You might also like