You are on page 1of 6

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Đề: Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về
mối quan hệ giữa "học" và "hành".
Lập dàn ý:
A. Mở bài: Tây Sơn gửi vua Quang Trung trình bày về mục đích của việc học.
- Trong đó, ông đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu
Tử (Chu Đôn Dư - một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).
- Một trong số đó là phép học “theo điều học mà làm”.
B. Thân bài:
1. Nội dung phép học trong bài tấu Nguyễn Thiếp
- Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở
đầu cho quá trình học tập lâu dài.
- Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng
vào thực tế (học để hành).
- Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái
đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.
2. Giải thích “ học” và “ hành”
- Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu “theo điều học mà làm” tức là nêu lên mối quan
hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành?
- Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm,
thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.
- Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.
è như vậy theo điều học mà làm nghĩa là học và hành luôn đi đôi với nhau
3. Chứng minh học với hành phải đi đôi với nhau
* Xét về lí lẽ
a. Học cần hành vì:
- Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho
công việc đạt hiệu quả cao hơn nghĩa là mục đích cao nhất chính là hướng vào việc thực hành trong
cuộc sống hiệu quả
- Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên
vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.
– Nếu học mà không hành thì con người sẽ bị thụ động, thiếu kinh nghiệm và không thể lường
trước được những tình huống bất ngờ sẽ phát sinh
b. Hành cần học vì:
- Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm,
không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc
đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
– Bởi lẽ khi ta có trong tay những kiến thức nền tảng, chúng ta mới có thể áp dụng nó một cách
hoàn hảo trên thực tiễn, thậm chí phát triển nó – Cuộc sống ngày càngđược công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, lao động máy móc. Nếu ta không có kiến thức sẽ không thể đáp ứng nhu cầu lao động ngày
càng phức tạp của cuộc sống nhân loại, không thể theo kịp tiến trình phát triển loài người
* Xét về thực tiễn
– Học kết hợp với hành sẽ hoàn thiện bản thân, ví dụ như học sinh học các kiến thức về đạo đức trên
lớp, về nhà lễ phép vs ông bà, cha mẹ; ra đường lễ phép với mọi người; biết ơn thầy cô thì sẽ trở
thành con ngoan, trò giỏi.
– Học kết hợp với hành giúp chúng ta tự tin, tích cực và chủ động trong công việc và trong học tập,
trở thành những người có ích cho xã hội

- Cuộc thi Robocon: Quá trình thực hành, vận dụng sẽ giúp người học khắc sâu được những kiến
thức, kĩ năng đã trau dồi trên lớp các môn Vật lý, Công nghệ… Từ đó tạo ra sản phẩm robot mới
thúc đẩy cuộc sống cá nhân, cộng đồng phát triển

– Bác Hồ mang những gì đã học trở về nước giúp dân ta giành lại được độc lập dân tộc

4. Bàn luận.
* Mặt đã làm được
- Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực
tiễn: Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành.
– Ngày nay các cơ sở đào tạo cũng trang bị các phòng chức năng, thí nghiệm, cơ sở thực tập để học
sinh, sinh viên ứng dụng các kiến thức được trau dồi vào thực tiễn
*Những điểm cần khắc phục:
– Vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục chưa tiếp cận với phương thức giáo dục mới, vẫn chỉ ưu tiên chú
trọng dạy lý thuyết mà ít cho các em được tiếp xúc với thực tiễn khoa học.

– Nhiều gia đinh nhất là nhũng hộ dân cư ở vùng kinh tế, dân trí còn gặp nhiều khó khăn thì lại xem
nhẹ việc học tập, giá trị của kiến thức, không khuyến khíc và tạo điều kiện cho con em mình được
tiếp nhận nền giáo dục quốc gia.

– Nhiều trường hợp khiên cưỡng, cứng nhắc, lúc nào cũng chú trọng những kiến thức hàn lâm, sách
vở, thụ động, ỷ nại vào thầy cô, bạn bè mà không chịu suy nghĩ, tích cực phát biểu quan điểm cá
nhân.

*Liên hệ bản thân

– Không ngừng trau dồi tri thức, cập nhật những kiến thức khoa học mới.
– Không được học tủ, học vẹt

– Chủ động, linh hoạt khi thu nhận kiến thức và áp dụng thực tiễn

– Mang những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống một cách tích cực, hiệu quả để từ đó rút ra
được những kinh nghiệm, bài học cho bản thân.

– Hăng hái tìm hiểu, xây dựng cho bản thân suy nghĩ và định hướng riêng

– Quá trình học và hành không chỉ bó hẹp trong phạm vi sách vở, trường học mà phải vươn ra ngoài
cuộc sống, cộng đồng xung quanh.

C. Kết bài

- Học và hành phải đi đôi, ta không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao
động sản xuất mới được nâng cao.
- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã ba thế kỉ nhưng vẫn đây là kim chỉ nam cho
phương pháp giảng dạy và học trong thời đại hiện nay.
Ví dụ: Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và
lao động sản xuất mới được nâng cao. Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ
những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.
TẬP LÀM VĂN: VĂN NGHỊ LUẬN

ĐỀ BÀI: Dựa vào Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, em hãy nêu suy nghĩ của em
về vai trò của những người lãnh đạo anh minh.

DÀN Ý THAM KHẢO


A. MỞ BÀI:
- Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc.
Người lãnh đạo anh minh, sáng suốt ắt sẽ đem lại những thắng lợi vẻ vang. Ngược lại những kẻ
đầu óc hạn hẹp, tăm tối khi đứng đầu chỉ đem lại bi kịch cho toàn quân mà rộng hơn là thảm kịch
cho cả đất nước.
- Dẫn dắt vào vấn đề bàn luận: Qua văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn ta lại càng thấy rõ hơn
nữa tầm quan trọng của người đứng đầu.
B. THÂN BÀI:
1. Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh
- Có tài năng xuất chúng, đức dộ được mọi người tôn kính
- Là người quyết định và quyết đoán, quyết liệt, mạnh mẽ trong công việc
- Có tầm nhìn xa, trông rộng.
- Có lòng yêu nước, thương dân, , vì sự yên bình của giang sơn xã tắc.
- Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.
- Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….
2. Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước
a. Học rộng, hiểu sâu, thông minh, uyên bác

- Lí Công là nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở
chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt
có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.

- Khi lên làm vua, trong “Chiếu dời đô”, ông đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà
Thương, nhà Chu làm nền tảng của ý định dời đô của mình chứng tỏ học vấn ông rất mực
uyên thâm.

b. Biết lấy xưa để soi xét nay, đúc rút kinh nghiệm

Có thể nói, lấy cái cũ để soi xét cái mới là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà
lãnh đạo. Nhất là vào thời trung đại, con người ta luôn lấy người xưa làm tấm gương học tập. Ví dụ
Nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương Chu” giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa
Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở.
Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó
khăn.. Từ đó, soi xét đến nay, việc ở yên không dời đô là không thể

C. Có tầm nhìn ra trông rộng

*Nhìn ra nhiệm vụ dời đô là cấp bách: Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các
nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những
quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đến được bến bờ của sự bình
yên và phát triển. Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư.

* Nhìn ra Đại La chính là nơi “ chốn đế vương” muôn đời: + Ở nơi trung tâm trời đất; được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi.+ Mở ra bốn phương nam bắc đông tây.+ Có núi lại có sông.+ Đất rộng mà bằng
phẳng, cao mà thoáng; tránh được nạn ngập lụt. + Là đầu mối giao lưu, “chốn hội tụ của bốn
phương”. + Là mảnh đất hưng thịnh, “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.

è Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở
thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời

D. Vì nước vì dân, vì giang sơn xã tắc muôn đời

Người lãnh đạo anh minh là những người sau chiến thắng phải nghĩ đến muôn dân, vì dân mà xây
dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xã hội thái bình thịnh trị. Việc dời đô của Lí Công Uẩn nhằm làm
cho đất đai được mở rộng, sản xuất phát triển, kinh tế thông thoáng, giao thương thuận lợi. Từ đó,
nhân dân yên ổn sinh sống, đất nước phát triển lâu dài, tức cũng chính là vì nước vì dân.

E. Lắng nghe ý dân, gần gũi nhân dân

Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý
Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng. Khi thì bày tỏ nội lòng trước cảnh đất nước bị suy yếu : “
Trẫm thấy đau xót, không thể không đổi dời”. Câu hỏi cuối bài chiếu là lời dò hỏi mong nhận lấy
một sự đồng lòng của toàn dân tộc, cùng nâng cao ý chí, quyết tâm thực hiện chí lớn, đưa cả dân
tộc đi lên. “Các khanh nghĩ thế nào”

3. Bàn luận
- Lý Thái Tổ là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của
dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.
- Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể
phát triển được.
C. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.
- Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay,
chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì mới có thể chèo
lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến.
Chỉ với hai dẫn chứng hết sức ngắn ngủi về một vị vua anh minh, về một tướng tài của Đại Việt, ta
cũng đã có thể thấy vai trò, ý nghĩa của người đứng đầu. Họ chính là tinh hoa, là yếu tố quyết định
đến sự thành bại của mỗi trận đấu, sự tồn vong của mỗi dân tộc.

You might also like