You are on page 1of 3

BÀI VIẾT “LỜI BÁC HỒ DẠY VÀ VIỆC LÀM CỦA CHÚNG TA”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân, của cả dân tộc
Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc và là người thầy vĩ đại
của cách mạng Việt Nam.
Trong tác phẩm :”Cần, Kiệm, Liêm, Chính” được xuất bản tháng 6 năm 1949 Bác
Hồ đã nêu rõ rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu: “Trời có
bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; Người
có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính; Thiếu một mùa, thì không thành trời; Thiếu
một phương, thì không thành đất; Thiếu một đức, thì không thành người”
Nói về “Cần” Bác đã giải thích nghĩa là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”
và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được. Bác đã chỉ ra cách thực
hiện “Cần” sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù thực hiện trong
công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải liệt kê, sắp xếp khoa học những việc
nên làm và tính toán thời gian thực hiện công việc đó một cách cẩn thận. Bác đã
nhấn mạnh một cá thể con người siêng năng, cần cù thì mau tiến bộ, cả nhà siêng
năng thì chắc ấm no, cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh, cả nước siêng năng thì
nước mạnh giàu. Bác cũng đã nêu ra “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần” vì vậy,
lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc dẫn đến người lười biếng là có tội với đồng
bào, với Tổ quốc. Việc thực hiện chữ “Cần” không phải thực hiện một sớm một
chiều, nay thực hiện mai thành công. Mà đó là cả quá trình tích lũy thực hiện và cải
tiến nó nhằm đạt được mục đích theo đúng kỳ vọng. Người thầy giáo phải luôn cần
cù nghiên cứu phương pháp giảng dạy, truyền đạt để đáp ứng thời kỳ đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hơn nữa phải siêng năng học tập, học hỏi trau
dồi kiến thức, áp dụng khoa học công nghệ để cho phương thức truyền đạt đến học
sinh là tối ưu, hiệu quả nhất. Người thầy giáo luôn là tấm gương học tập tốt cho
học sinh noi theo.
Nói về “Kiệm” Bác đã giải thích nghĩa là:” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang
phí, không bừa bãi. Bác đã nêu mối liên hệ chặt chẽ giữa cần và kiệm: cần với
kiệm, phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.Cần mà không kiệm, “thì
làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào
chừng nào, chảy hết ra chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì
không tăng thêm, không phát triển được. Có rất nhiều thứ hiện tại cần phải tiết
kiệm, đặc biệt thời gian chúng ta cần phải tiết kiệm. Của cải vật chất hết thì ta sẽ
làm thêm nhưng một khi thời gian đã trôi qua rồi thì chúng ta không thể kéo nó trở
lại được nữa. Chúng ta phải thật nghiêm túc trong việc thực hiện tiết kiệm. khi
không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm,
việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,
cũng vui lòng. Người thầy giáo cần phải thực hiện Kiệm thông qua trang phục, đồ
dùng trong giảng dạy cũng như thông qua lời ăn tiếng nói. Phải ăn mặc phù hợp
với quy định nhà trường, sử dụng các vật dụng cá nhân phù hợp với chủ trương tiết
kiệm của Bác. Người thầy giáo phải sử dụng ngôn ngữ bình dị, không quá khoe
khoang phù hợp với môi trường học đường.
Theo Bác Hồ “Liêm” là “trong sạch, không tham lam”. Người cũng đã chỉ rõ tham
tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
Trước tiên để thực hiện “Liêm” trong cả dân tộc thì những cán bộ phải thực hiện
chữ “Liêm” đầu tiên. Đó là hình mẫu để cho nhân dân học hỏi và noi theo. Không
chỉ để cập đến cán bộ Bác còn hướng đến đối tượng là nhân dân: “Quan tham vì
dân dại” cho thấy nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì cán bộ dù không liêm
cũng phải liêm. Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán
bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm một cách chính trực, thẳng thắn. Dù bất kì
cán bộ nào ở địa vị ra sao thì pháp luật vẫn thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm.
Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh
thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ. Người thầy giáo phải liêm trong điểm số.
Điểm số một phần nói lên thực lực của chính các em học sinh nên người thầy tuyệt
đối không được chạy theo các hình thức mua điểm.
Nói về “Chính”, theo Bác: Chính “nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Ðiều gì không
đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”. Trên trái đất có hai hạng người: người thiện và
người ác. Trong xã hội có hai loại việc: việc chính và việc tà. Những người làm
việc chính là người thiện. Những người làm việc tà là người ác. Cần, Kiệm, Liêm
là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả
mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là
người hoàn toàn. Bác đã nêu ra cách thực hiện Chính trên ba phương diện: Đối với
mình - “Chớ tự kiêu tự đại…”; Đối với người - “Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem
khinh kẻ dưới…”; Đối với việc - “Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư,
việc nhà…” Bác cũng đã khằng định nếu tất cả đồng bào đều làm như vậy, thì
nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc. Người thầy
giáo phải luôn là chính mình, luôn giữ quan điểm chính trực, không nghiêng ngả,
đề bạc hay nâng giá trị người khác. Phải luôn học tập và phấn đấu theo, không bài
xích, đả kích người khác nhằm chuộc lợi bản thân.
Bác Hồ chính là tấm gương sáng về phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” cho mọi
cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Người thầy giáo cần thực hiện nghiêm
túc và duy trì phầm chất này. Người thầy chính là hình mẫu của các em học sinh.
Việc thực hiện tốt phẩm chất này giúp người thầy xây dựng được những giá trị đạo
đức tốt đẹp ở trong nhà trường và cả xã hội. Đối với nhà trường, các em học sinh
thấy được niềm tin vững chắc đường lối chính sách của Đảng và nhà nước thông
qua người thầy mẫu mực, tạo động lực cho các em phấn đầu học tập, trở thành
những công dân gương mẫu, những con người có ích cho xã hội. Đối với xã hội,
Các quý phụ huynh cảm thấy hài lòng, yên tâm khi những người con của họ được
giáo dục, bồi dưỡng trong môi trường tốt đẹp, đúng đắn. Vì vậy, việc học tập và
làm theo Bác, tự giác rèn luyện “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” trở thành
việc làm hằng ngày, tự giác của mỗi cá nhân, trong đó có người thầy giáo và chính
bản thân của các em học sinh.

You might also like