You are on page 1of 2

PHIẾU BÀI TẬP – THÁNG 11

Họ và tên Lớp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng
ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã
bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương,
ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các
nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ
thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới
lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng
người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.
Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.
(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp – Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Phần I – TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Luận đề của văn bản trên là gì?
A. Ý nghĩa của dạy học B. Ý nghĩa sự kiên trì C. Vai trò của việc học D. Vai trò của trường học
Câu 2. Theo tác giả, điều quan trọng bậc nhất mà kẻ đi học cần học là gì?
A. Cách mài ngọc thành đồ vật. B. Lẽ đối xử hằng ngày của mọi người
C. Lối học hình thức hòng cầu danh lợi D. Học tiểu học để bồi lấy gốc
Câu 3. Bản chất của phép dạy theo Chu Tử mà tác giả nói đến là gì?
A. Học phải có phương pháp, học cho rộng, nắm cho gọn, học đi đôi với hành.
B. Học những điều cơ bản, học phải đi đôi với luyện tập, thực hành.
C. Chỉ cần coi trọng sách vở của thánh hiền, không cần học từ những nguồn khác.
D. Phải ở bất kì đâu và học rộng thơ văn, kinh, sử mới có thể thành công.
Câu 4. Nhận xét sau đây đúng hay sai? “Trong văn bản, tác giả không chỉ bàn về phép học mà còn đề
cập đến phép dạy.”
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Nhận xét sau đây đúng hay sai? “Văn bản có cách diễn đạt thể hiện sự cung kính của tác giả đối
với người đọc.”
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Ý nào không phải là mục đích của Nguyễn Thiếp khi viết “Bàn luận về phép học”?
A. Khẳng định mục đích chân chính của việc học B. Chỉ ra thực trạng của nền chính học ở nước ta lúc
bấy giờ
C. Đề xuất những cách học có hiệu quả nhằm D. Cho thấy năng lực và trình độ cao của bản thân
phát triển đất nước
Câu 7. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu
danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
C. Chỉ ra lối học thụ động, bắt chước trong thời đại
D. Cả ý a và b
Câu 8. Phép liên kết hình thức nào được sử dụng trong đoạn văn được gạch chân?
A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Tất cả các ý đều
đúng
Câu 9. Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ?
A. Làm cho “nước mất nhà tan” B. Làm cho đạo lí suy vong
C. Làm cho “nền chính học bị thất truyền” D. Làm cho nhân tài bị thui chột
Câu 10. Từ nào có yếu tố “nhân” khác với yếu tố trong từ “nhân tài”?
A. Nhân tính
B. Nhân loại
C. Nhân bản
D. Nhân đạo
Phần II – TỰ LUẬN
a. Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?
Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Học từ tiểu học để bồi lấy gốc, rồi học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử: học từ đơn giản đến phức
tạp
- Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm: học từ lý thuyết đến thực hành
=> Tác dụng và ý nghĩa của những phép học: người học “lập công”, lấy những điều học được mang
lại cho đất nước sự “vững yên”, “thịnh trị” cho đất nước.

b. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách
gì?
- Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học
- Việc học phải được tiến hành theo tuần tự, học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm gọn, học đi
đôi với hành
c. Chữ “ấy” trong “Kẻ đi học là học điều ấy.” là phương tiện liên kết nào? Chỉ rõ.
Phép thế - Thế cho “đạo” (học cách làm người để sống tốt, cư xử đúng mực)
d. Nêu bài học rút ra từ văn bản trên.
- (Nhận thức) Hiểu được việc học là vô cùng quan trọng / tầm quan trọng của việc học
- (hành động) (cần phải + động từ ) xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, chọn phương pháp
học hiệu quả.
e. Viết bài văn từ 1 trang giấy thi bàn về việc tự học.

You might also like