You are on page 1of 6

ĐỀ THI THỬ

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VĂN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI


TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NGOẠI NGỮ

Biên soạn: Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Chí Thành

ChiThanh.edu.vn
Phần I. Trắc nghiệm (20 câu)

Câu 1: Từ “thẳng thớm” trái nghĩa với từ nào trong các từ nào sau đây?

A. quanh quẩn B. loanh quanh C. quăn queo D. quanh co

Câu 2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Kể từ đó, cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của ma túy gây ra, không
người nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm

A. bén mảng B. của C. kể từ đó D. lúc nào

Câu 3. Sắp xếp các câu sau theo thứ tự hợp lý

1. Trước hết lí tính của nhà sáng tạo tác động trong khi suy nghĩ về đề tài, sắp đặt tư
tưởng, phân tích tài liệu, nghiên cứu hình thức thích hợp cho một đề tài, vận dụng kinh nghiệm
về bút pháp,…

2. Có người vẫn nghĩ rằng: trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham gia.

3. Bấy nhiêu công việc đều không thể hoàn toàn phó thác cho cảm hứng.

4. Nói thế cũng không đúng.

5. Nhưng không phải vì thế mà nói rằng tác phẩm nghệ thuật không cần đến lí tính.

6. Lí tính vẫn phải luôn luôn tỉnh táo để làm cho hình thức phù hợp với nội dung, phân
lượng cân xứng với ý thức.

7. Đành rằng khởi điểm của sáng tạo nghệ thuật vẫn là một xúc động mạnh mẽ, sâu xa.

A. 1-2-3-4-5-6-7 B. 2-4-6-1-3-5-7

C. 5-1-2-4-3-6-7 D. 2-4-7-5-1-3-6

Câu 4. Từ “xét nét” trong câu sau đây đồng nghĩa với ý nào ở dưới đây?
Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời
tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự
chọn ngay trước mặt ban giám khảo. Trước khi đi thi, nó có vẻ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó
chịu. Nó nhập tâm lời của chú Tiến Lê: “Hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất của cháu”.

(Tạ Duy Anh – Bức tranh của em gái tôi)

A. phàn nàn, cáu kỉnh với người khác.

B. uốn nắn từng hành động của người khác.

C. để ý từng li từng tí ở người khác.

D. bắt bẻ từng lời ăn tiếng nói của người khác.

Câu 5. Tác giả dùng biện pháp tu từ nào trong câu sau?

Nhà ai vừa chín quả đầu

Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.

(Quả sầu riêng – Phạm Hổ)

A. Chơi chữ B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. So sánh

Câu 6 : Trong câu tục ngữ "Ăn vóc học hay", từ "vóc" có nghĩa là gì ?

A. vải vóc B. sức vóc C. vóc dáng D. tầm vóc


Câu 7. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là thái độ chủ quan, liều lĩnh, coi thường tất cả?

A. Coi trời bằng vung B.Ăn cháo đá bát


C. Đội trời đạp đất D.Cá mè một lứa
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 8 đến Câu 9

Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng
ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể
làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến
người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến
bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy,
miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn
động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể
khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất
ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh bệnh đau
dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là,
sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách
vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua
cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ

Trung tâm Chí Thành – Luyện thi Chuyên và CLC - 0399552915 Trang 2
thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt, nên không
tránh khỏi bỏ lỡ mất nhịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống
như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt
trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa
ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)
Câu 8. Hai câu văn sau sử dụng các phép liên kết nào : Chiếm lĩnh học vấn giống như
đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận
xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra
thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
A. Phép lặp, phép nối B. Phép nối, phép thế
C.Phép lặp, phép liên tưởng D. Phép thế, phép liên tưởng.
Câu 9. Các câu văn sau: “Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí
thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất
nhịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần
phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu.” cần
được hiểu như thế nào?
A. Để chiếm lĩnh học vấn, cần đọc rộng mà tóm lược cho gọn.
B. Để chiếm lĩnh học vấn, cần đọc sách có chọn lựa để không lãng phí thời gian, công sức.
C. Để chiếm lĩnh học vấn, cần đọc sách một cách có kế hoạch và hệ thống.
D. Để chiếm lĩnh học vấn, cần đọc những cuốn sách quan trọng và cơ bản nhất.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 10 đến Câu 12
Quả chuối là một món ăn ngon, ai mà chẳng biết. Nào chuối hương, chuối ngự, nào chuối
sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm
hấp dẫn. Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc - không phải là
quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. Mỗi cây
chuối đều có một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả.
Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Quả chuối chín ăn
vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng. Chính
vì thế nhiều phụ nữ nghiền chuối như nghiền mỹ phẩm. Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa
chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng
ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng
thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Chuối
xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó
không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon cái bổ của thực
phẩm truyền lại. Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt
chuối, kẹo chuối, bánh chuối,... nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành phẩm
vật thờ cúng từ ngàn đời như một tôtem trên mâm ngũ quả. Đấy là "chuối thờ". Chuối thờ bao
giờ cũng dùng nguyên nải. Ngày lễ tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có
thể thờ chuối chín. Có lẽ vì thế mà chuối thờ thường lên giá đột ngột vào những dịp lễ, tết mà
nhà nào cũng phải mua về để thắp hương thờ cúng.

(Trích Nguyễn Trọng Tạo, Tạp chí Tia sáng)

Trung tâm Chí Thành – Luyện thi Chuyên và CLC - 0399552915 Trang 3
Câu 10. Từ “thông dụng” (được in đậm trong đoạn trích) đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. đặc biệt B. ngon lành C. phổ biến D. giản dị.
Câu 11. Tác giả muốn thể hiện điều gì trong câu “nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã
trở thành phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả.”?
A. Khẳng định giá trị quan trọng của quả chuối trong cuộc sống
B. Khẳng định quả chuối không thể thiếu trên mâm ngũ quả.
C. Khẳng định ý nghĩa thiêng liêng của quả chuối từ ngàn đời.
D. Khẳng định quả chuối là thứ rất có giá trị trong đời sống tâm linh.
Câu 12. Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là ý của tác giả thể hiện trong đoạn trích?
A. Chuối xanh có thể ăn sống hoặc được nấu chín.
B. Có thể làm mứt, kẹo, bánh… từ quả chuối.
C. Ngày lễ, tết thường thờ chuối trứng cuốc.
D. Có những buồng chuối có rất nhiều nải.
Câu 13. Câu tục ngữ sau muốn nói đến hệ quả chuyển động nào của Trái Đất?
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
A. Sự lệch hướng của các vật thể B. Sự luân phiên ngày và đêm.
C. Các mùa trong năm. D. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 14. Trong buổi họp lớp, các thành viên được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương
trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Trung thành. B. Kỉ luật. C. Dân chủ. D. Tự chủ.
Câu 15. Trong bài thơ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, nhà thơ Phạm Tiến Duật viết:
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Các câu thơ trên muốn nói đến sự phân hóa nào của cảnh quan thiên nhiên ở nước ta?
A. Phân hóa theo Bắc – Nam. B. Phân hóa theo Đông -Tây.
C. Phân hóa theo độ cao. D. Phân hóa theo miền địa lí tự nhiên.
Câu 16. Thành công của Cách mạng Tháng Tám được đánh dấu bằng sự kiện nào dưới đây?

A. Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ nhất.

D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam.

Trung tâm Chí Thành – Luyện thi Chuyên và CLC - 0399552915 Trang 4
Câu 17. Việc Việt Nam tham gia vào việc kí kết các Công ước liên quan đến vấn đề bảo vệ môi
trường của thế giới thể hiện tinh thần nào dưới đây?

A. Đoàn kết B. Hợp tác C. Kỷ luật D. Dân chủ

Câu 18. Sự kiện quốc tế hàng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund)
kêu gọi tổ chức vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch với mục đích nâng cao nhận
thức và hiệu quả tiết kiệm điện là sự kiện nào?

A. Ngày môi trường thế giới B.Giờ trái đất


C.Ngày trái đất D.Ngày chống biến đổi khí hậu
Câu 19. Khi gặp hiện tượng mưa, giông, lốc, sét, việc làm nào dưới đây có thể gây nguy hiểm
cho bản thân ?

A. Đứng ở các khu vực đất cao B.Đóng kín tất cả các cửa sổ, cửa chính
C.Trú vào các mái nhà hai bên đường D.Đứng cách xa người xung quanh
Câu 20. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế:

1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2. Liên hợp quốc

3. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

4. Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)

A. 1-3-2-4 B. 2-3-4-1 C. 2-1-4-3 D. 1-2-3-4

PHẦN II. TỰ LUẬN (2 câu)

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn thơ sau . Trả
lời không quá 100 từ.

Hôm ở chiến trường về

Bố cho em chiếc võng

Võng xanh màu lá cây

Dập dình như cánh sóng

Em nằm trên chiếc võng

Êm như tay bố nâng

Đung đưa chiếc võng kể

Chuyện đêm bố vượt rừng

Trung tâm Chí Thành – Luyện thi Chuyên và CLC - 0399552915 Trang 5
Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẽ lá

Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười của bố. (Chiếc võng của bố, Phan Thế Cải)

Câu 2. “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Bằng việc phân tích một vài chi tiết “nhỏ” trong tác
phẩm “ Làng”, em hãy chỉ ra cái “lớn” của nhà văn Kim Lân trong một đoạn văn khoảng 300 từ.

Trung tâm Chí Thành – Luyện thi Chuyên và CLC - 0399552915 Trang 6

You might also like