You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KỲ I GDCD 7

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (ĐỌC BÀI 2, 3, 4, 5)

Bài 2

Câu 1. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm. C. Chia sẻ.

B. Cảm thông. D. Yêu thương.

Câu 2. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là
nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm. C. Chia sẻ.

B. Cảm thông. D. Yêu thương.

Câu 3. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. khả năng của mình. C. mong muốn của mình.

B. sở thích của mình. D. nguyện vọng của mình.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân thích cho.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Lá lành đùm lá rách. C. Hứa hươu hứa vượn.

B. Ăn không ngồi rồi. D. Ở hiền gặp lành.

Câu 6. Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi
hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là
bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.

B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.


C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.

D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Bài 3

Câu 7. Học tập tự giác, tích cực là

A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.

B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả
cao.

Câu 8. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần tránh làm việc nào dưới
đây?

A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.

C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.

Câu 9. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là

A. chăm chỉ. C. khiêm tốn.

B. chây lười, ỷ lại. D. tự ti.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

B. Học trước chơi sau. D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 11. Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích
cực?

A. N đến giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.

B. T đến hôm thi mới bắt đầu ôn bài.

C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.
D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.

Câu 12. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

BÀI 4

Câu 13. Giữ chữ tín là

A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

B. tôn trọng mọi người.

C. yêu thương, tôn trọng mọi người.

D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 14. Chữ tín là

A. sự tự tin vào bản thân mình.

B. sự kì vọng vào người khác.

C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.

D. sự tin tưởng giữa người với người.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Thực hiện đúng như lời hứa. C. Không hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
B. Hứa nhưng không thực hiện.
D. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.

Câu 16. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên
chúng ta nên

A. dũng cảm. C. tích cực học tập.

B. giữ chữ tín. D. tiết kiệm.

Câu 17. Người biết giữ chữ tín sẽ


A. được mọi người tin tưởng. C. bị xem thường.

B. bị lợi dụng. D. không được tin tưởng.

Câu 18. Người giữ chữ tín sẽ có hành động nào sau đây?

A. Tới trễ so với giờ đã hẹn.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Thực hiện đúng những gì đã hứa.

D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

BÀI 5

Câu 19. Di sản văn hoá là

A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác.

B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác.

C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

D. sản phẩm vật chất có giá trị được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 20. Di sản văn hoá bao gồm

A. di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể.

B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần.

D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.

Câu 21. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ
nào dưới đây?

A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức
năng.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 22. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào
sau đây?

A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.

D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Câu 23: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương. C. Lờ đi coi như không biết.

B. Mang đi bán. D. Giấu không cho ai biết.

Câu 24. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?

A. Quan họ Bắc Ninh. C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). D. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).

Câu 25. Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

A. luật Di sản văn hóa năm 2001. C. luật Tố tụng hành chính năm 2015.

B. luật An ninh mạng năm 2018. D. luật Doanh nghiệp năm 2020.

PHẦN 2: TỰ LUẬN (7 điểm)

- ĐỌC BÀI 2.

- BÀI 3: ĐỌC VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN TỚI HỌC TẬP TỰ GIÁC
TÍCH CỰC.

- HỌC THUỘC NỘI DUNG BÀI HỌC CỦA BÀI 4, 5.

BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN


1. Khái niệm:
- Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người.
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
2. Biểu hiện:
- Biểu hiện của việc giữ chữ tín: là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ, ...
3. Ý nghĩa của giữ chữ tín:
- Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng:
+ Người giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, ...
+ Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân
thiết, tích cực.
- Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA


1. Di sản văn hóa là gì?
- Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
- Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
2. Ý nghĩa:
- Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc;
- Thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc;
- Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
3. Học sinh cần làm gì để bảo tồn di sản văn hóa?
- Mỗi học sinh cần phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng
thời chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

You might also like