You are on page 1of 7

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN GDCD 7

Câu 1. Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý
để hoàn thành công việc một cách hiệu quả được gọi là?
A. khoa học.
B. tiết kiệm.
C. trung thực .
D. sống và làm việc có kế hoạch.

Câu 2.  Để thực hiện tốt "sống và làm việc có kế hoạch" học sinh cần?
A. không bao giờ thay đổi kế hoạch của mình.    
B. biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
C. linh hoạt thay đổi mục tiêu.
D. Luôn tiếp thu sự góp ý, yêu cầu của mọi người xung quanh.

Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:


A. Học sinh chỉ cần lập kế hoạch học tập là đủ.
B. Chỉ cần lập kế hoạch theo tuần, không cần lập kế hoạch từng ngày.
C. Chỉ những người lười biếng, hay quên mới cần lập kế hoạch làm việc và học tập.
D. Kế hoạch sống và làm việc phải cân đối các nhiệm vụ học tập, lao động, nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí.

Câu 4. Trong ý kiến sau đây, ý kiến nào đúng nhất?


A. Chỉ cần xây dựng kế hoạch làm việc theo tuần là đủ.
B. Mỗi tháng nên thay đổi kế hoạch sống và làm việc một lần.
C. Nên xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc theo từng giờ, từng ngày trong tuần.
D. Nên xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi chi tiết đến từng phút.

Câu 5.  Câu nào sau đây nói về người sống và làm việc có kế hoạch?
A. Việc hôm nay, chớ để ngày mai.
B. Nước đến chân mới nhảy.
C. Ban ngày thì mải đi chơi
Tối tắt mặt trời đổ thóc vào xay.
D. Cuộc đời có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang.

Câu 6. Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và
ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh rỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều
gì?
A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.
B. D là người có kế hoạch.
C. D là người khoa học.
D. D là người có học.
Câu 7. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em là công dân Việt
Nam ở độ tuổi nào sau đây?
A. Dưới 12 tuổi.
B. Dưới 14 tuổi.
C. Dưới 16 tuổi.
D. Dưới 18 tuổi.

Câu 8. “Được sống chung với cha mẹ, được chăm sóc sức khỏe” là nội dung thuộc
nhóm quyền nào theo luật được bảo vệ, giáo dục và chăm sóc của trẻ em Việt Nam?
A. Quyền được bảo vệ        
B. Quyền được chăm sóc    
C. Quyền được giáo dục       
D. Quyền được tham gia

Câu 9.  "Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch" là thuộc nhóm quyền:
A. Quyền được bảo vệ.             
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.            
D. Quyền phát triển.

Câu 10.  Ý kiến nào đúng nhất trong các ý kiến sau đây?
A. Trẻ em chỉ có quyền, không có bổn phận.
B. Trẻ em được hưởng quyền, không có nghĩa vụ.
C. Đối với trẻ em thì quyền là chính, bổn phận chỉ là phụ.
D. Trẻ em có quyền và nghĩa vụ.

Câu 11.  “Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cung cấp miễn phí vắc xin
phòng 09 loại bệnh cho tất cả trẻ em Việt Nam trên toàn quốc” là biểu hiện của quyền
nào sau đây của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được chăm sóc.
D. Quyền được giáo dục.

Câu 12.  Tham gia mạng xã hội facebook, X (13 tuổi, học sinh lớp 7) đã làm quen và
chơi thân với Y (người tự nhận là nữ, 14 tuổi). Y thường gửi quà cho X và dành thời
gian tâm sự, trò chuyện với X nên rất được tin tưởng. Trong một lần trò chuyện, Y đã
gửi một clip về “vòng một” của bản thân cho X xem và nói rằng mình thấy rất tự ti về
ngoại hình của mình và mong muốn được X cho xem clip của X để thấy được an ủi.
Tin tưởng Y nên X làm theo và sau đó, Y dùng chính clip đó để uy hiếp X phải tiếp
tục gửi các clip khác nếu không sẽ gửi các clip trước đó lên các web đen. Trong tình
huống này, X nên làm gì?
A. Năn nỉ, xin Y đừng làm thế và sẽ trả lại quà cho Y.
C. Chặn Y trên mạng xã hội và coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra, chấp nhận rủi
ro có thể bị tung clip đã gửi trước đó lên web đen.
B. Tâm sự với bạn bè và rủ bạn bè vào báo cáo nick facebook của Y.
D. Báo sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo để nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ; không tuỳ
ý kết bạn trên mạng xã hội và gửi ảnh, clip riêng tư, nhạy cảm của bản thân cho
người khác.

Câu 13.  “Nhà nước cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” là
thể hiện quyền nào của công dân
A. Quyền được chăm sóc.     
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được phát triển.          
D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 14.  Yếu tố nào sau đây thuộc về môi trường nhân tạo?
A. Nguồn nước           
B. Nhà máy.
C. Khoáng sản           
D. Không khí.

Câu 15. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động
đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. thiên nhiên.
C. tự nhiên.
D. môi trường.

Câu 16. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế
biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. thiên nhiên.
C. tự nhiên.
D. môi trường.

Câu 17. Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động
gì?
A. Dọn vệ sinh trong một giờ.       
B. Xem ti vi trong một giờ.
C. Tắt điện trong một giờ.          
D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ.

Câu 18. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không thể tái tạo?
A. Dầu mỏ.
B. Nước.
C. Không khí.
D. Đất.

Câu 19. “3t” là viết tắt của giải pháp nào nhằm bảo vệ môi trường?
A. Tiết giảm - Tái sử dụng – Tái chế              
B. Tái thiết – Tái sử dụng – Tái chế.
C. Tái tạo – Tái sử dụng – Tái chế.                  
D. Tiết kiệm – Tái tạo – Tái sử dụng.

Câu 20. Ngày môi trường thế giới là ngày nào say đây?
A. Ngày 5 tháng 6.
B. Ngày 5 tháng 7.
C. Ngày 5 tháng 8.
D. Ngày 5 tháng 9.

Câu 21. “Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon gây ra, có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người” được gọi là…
A.   ô nhiễm trắng.
B. ô nhiễm màu.
C. ô nhiễm rác.
D. ô nhiễm môi trường

Câu 22. Đối với đất ở miền núi cần bảo vệ bằng cách:
A. Đẩy mạnh du canh, đẩy mạnh vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông- lâm.

Câu 23. Cơ sở sản xuất A đã xây dựng dây chuyền xử lí rác thải bằng công nghệ hiện
đại. Việc làm này là…
A. áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải.
B. chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
C. đổi mới trang thiết bị sản xuất.
D. tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Câu 24. Thời gian để một chiếc túi nilong phân huỷ là?
A. Một vài tuần.
B. Một vài tháng.
C. Một vài năm.
D. Vài trăm năm.

Câu 25. Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, cách
ứng xử nào sau đây là phù hợp ?
A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định.
B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường.
C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt bạn.
D. Quay clip lại và tung lên mạng xã hội.
Câu 26. Nếu phát hiện một cơ sở sản xuất ở địa phương, nơi đang tiếp nhận hàng
trăm lao động trên địa bàn dân cư, có hành vi xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí ra
môi trường, cách ứng xử nào sau đây là đúng?
A. Thông cảm với cơ sở sản xuất vì việc xử lí chất thải khó khăn và tốn chi phí nên sẽ
gặp họ, thông báo về việc mình đã biết sự việc và mong họ thay đổi.
B. Thu thập bằng chứng, dùng việc này uy hiếp cơ sở sản xuất phải trả tiền cho mình.
C. Tố cáo với chính quyền địa phương về hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của
cơ sở sản xuất nọ.
D. Coi như không biết việc làm đó của cơ sở sản xuất, tìm cách chuyển nhà đi nơi
khác để tránh ô nhiễm.

Câu 27. Di sản văn hoá là…


A. những sản phẩm tinh thần, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ
đời này sang đời khác.
B. những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần, lưu giữ, phản ánh những giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
C. những sản phẩm vật chất do con người tạo ra, lưu giữ, phản ánh giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. những sản phẩm tinh thần do con người tạo ra, lưu giữ, phản ánh những giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Câu 28. Di sản nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể?
A. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
B. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
C. Vịnh Hạ Long.
D. Chùa Hương.

Câu 29. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 30. “Bộ quần áo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mặc” được gọi là…
A. Truyền thống         
B. Di vật.
C. Cổ vật.         
D. Báu vật quốc gia.

Câu 31. Di sản văn hóa được chia làm mấy loại?
A. 1 loại: di sản văn hóa vật thể.
B. 2 loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
C. 3 loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể và danh lam thắng cảnh.
D. 3 loại: di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, danh lam thắng cảnh và
di tích lịch sử.

Câu 32. Di sản nào sau đây không thuộc Hà Nội?


A. Hát ca trù.
B. Kéo co.
C. Hát xoan.
D. Múa rối nước.

Câu 33. Bức tranh này do hoạ sĩ Xuân Lê vẽ, diễn tả một chầu hát gồm ba thành
phần chính: ca nương đảm nhận hát và gõ phách lấy nhịp, kép chơi đàn đáy phụ họa
và quan viên - đánh trống chầu chấm câu. Nghệ thuật biểu diễn nào được nhắc tới
trong bức tranh này?
A. Ca trù.
B. Quan họ Bắc Ninh.
C. Cải lương.
D. Chèo.

Câu 34. Hành vi sau đây góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
A. Đi tham quan di tích lịch sử - văn hoá, nhưng hay chê bai.
B. Ca ngợi di tích lịch sử - văn hoá, nhưng không tham gia các hoạt động bảo vệ di
sản văn hoá.
C. Không bao giờ vứt rác, giấy ở những nơi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam
thắng cảnh.
D. Mặc trang phục lố lăng trong những ngày lễ hội truyền thống.

Câu 35. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?
A. Cất giấu cẩn thận cổ vật tìm được trong vườn nhà mình.
B. Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh.
C. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.
D. Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Câu 36. Khi đào móng nhà, một người thợ xây được chủ nhà thuê đã phát hiện ra
trong vườn nhà có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu, người phát hiện ra có quyền
gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương.
B. Trở thành chủ sở hữu của nó, bán để thu lợi.
C. Báo cho chủ nhà và được chia một nửa giá trị của cổ vật vừa phát hiện được.
D. Giấu không cho ai biết vì việc này có thể làm chậm tiến độ thi công ngôi nhà.

Câu 37. Hành vi nào sau đây trái với giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc?
A. Lấy cắp cổ vật tại nơi di tích lịch sử để bán.
B. Lên án những hành vi phá hoại công trình di tích lịch sử.
C. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
D. Giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế.
Câu 38. Mùa hè năm nay nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan hoạt động
ngoại khóa tại khu du lịch Hồ Núi Cốc. Trong chuyến đi các bạn học sinh chuẩn bị
rất nhiều đồ ăn và còn chuẩn bị thêm một ít túi ni lông để không vứt rác bừa bãi ra
khu du lịch. Việc làm của các bạn thể hiện:
A. Làm ô nhiễm môi trường.
B. Tăng lượng rác thải nilon.
C. Bảo vệ, giữ gìn khu du lịch.
D. Hủy hoại khu du lịch.

Câu 39. Ông X đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy 2 hecta rừng gần khu di tích
lịch sử văn hóa. Hành vi của ông X là trái pháp luật về
A. Bảo vệ di sản văn hóa.
B. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
C. Bảo vệ và phát triển rừng
D. Bảo vệ nguồn lợi rừng

Câu 40. Tiết sinh hoạt ngoại khóa hôm nay, nhà trường tổ chức cho học sinh nghe
một buổi diễn tuồng. Thấy vậy, một nhóm bạn của lớp 8A bảo: Nghe tuồng chỉ thấy
buồn ngủ thôi chứ có gì mà xem. Em có nhận xét gì về thái độ của các bạn lớp 8A
A. Tuồng là môn nghệ thuật buồn ngủ.
B. Tuồng là môn nghệ thuật giới trẻ không thích.
C. Các bạn chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
D. Các bạn đã biết bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

You might also like