You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II


NĂM HỌC 2022 - 2023

Câu 1: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
A. Dưới 2 tháng. B. Dưới 3 tháng. C. Dưới 4 tháng. D. Dưới 5 tháng.
Câu 2: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có thời gian mục tiêu để thực hiện là bao lâu?
A. từ 3 đến 6 tháng. B. từ 4 đến 6 tháng. C. từ 3 đến 7 tháng. D. từ 4 đến 7 tháng.
Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
A. Từ 5 tháng trở lên. B. Từ 6 tháng trở lên. C. Từ 7 tháng trở lên. D. Từ 8 tháng trở lên.
Câu 4: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng
trong thời gian từ 6 tháng trở lên là bản kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô thời hạn.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không nói về đặc điểm kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn?
A. Mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn.
B. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên.
C. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở xuống.
D. Bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn.
Câu 6: Anh K có khoản thu nhập là 10 triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt
cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường
hợp này anh K đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?
A. Ngắn hạn. B. Trung hạn. C. Dài hạn. D. Vô thời hạn.
Câu 7: Bạn X đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu bước để lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?”. Nếu là người
trả lời em sẽ lựa chọn đáp án nào sau đây?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 8: Anh P đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có
thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh P cần phải làm gì sau đây?
A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính. B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được. D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.
Câu 9: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
B. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
C. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
D. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.
Câu 10: Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài
chính được gọi là gì?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân. B. Thống kê tài chính.
C. Bản kê khai tài sản. D. Thời gian biểu.
Câu 11: Ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cá nhân
A. Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc tự chủ
B. Tạo cơ hội bình đẳng trong xã hội
C. Không phát huy sức mạnh tập thể
D. Chủ nghĩa cá nhân
2

Câu 12: Ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng
A. Đem lại lợi ích cho mọi người mọi nhà
B. Phát huy sức mạnh của cá nhân, tổ chức xã hội và cộng đồng
C. Tạo cơ hội hành động trong xã hội.
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Tham gia một số hoạt động cộng đồng
A. Phù hợp với bản thân B. Không phù hợp với bản thân
C. Đối tượng người tham gia D. Kinh phí khi tham gia cao
Câu 14: Nơi sinh hoạt cộng đồng, hành vi ứng xử cần tuyên truyền
A. Trang phục phù hợp B. Trang phục theo sở thích
C. Tụ do sử dụng tài sản chung D. Xả rác thoải mái
Câu 15: Cách duy trì các hoạt động xã hội để cộng đồng phát triển bền vững …… tham gia cộng đồng xã
hội hoặc chủ động lập và thực hiện kế hoạch hoạt động xã hội nhà trường và địa phương
A. Chưa khi nào B. Thường xuyên C. Rất ít D. Thỉnh thoảng
Câu 16: Thể hiện văn hóa ứng xử nơi công cộng địa điểm Đền, Chùa, Nhà thờ
A. Tự do mặc đồ dài ngắn theo sở thích B. Chen lấn xô đẩy, gấy mất trật tự.
C. Thái độ tôn nghiêm, đi nhẹ nói khẽ D. Thoải mái nói chuyện cười nói
Câu 17: Đâu không phải là lập kế hoạch tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng
A. Xây dựng nhóm thực hiện tuyên truyền B. xác định mục tiêu tuyên truyền
C. Dự đoán kế hoạch D. Dự trù kinh phí thực hiện
Câu 18: Biểu hiện nào là biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa nơi công cộng?
A. Ăn mặc phù hợp khi đến các di tích văn hóa, nơi công cộng.
B. Hành vi xâm phạm các công trình văn hóa, mỹ thuật công cộng.
C. Hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động khiếm nhã ở nơi công cộng.
D. Tình trạng chen chúc, xô đẩy, không nhường nhịn khi mua hàng.
Câu 19: Hoạt động nào sau đây là hoạt động xã hội nhân đạo?
A. Nấu những bữa cơm tình thương B. Tổng vệ sinh trên địa bàn dân cư
C. Trồng cây gây rừng D. Tuyên truyền về văn hóa giao thông
Câu 20: Có mấy lưu ý khi thiết quan hệ với các tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động xã hội?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 21: Các ngành nghề nào sau đây thuộc nhóm hoạt động dịch vụ?
A. Tài chính ngân hàng, hướng dẫn du lịch, dịch vụ vận tải.
B. Thiết kế thời trang, hướng dẫn du lịch và công nghệ thực phẩm, dược phẩm.
C. Công tác xã hội, dịch vụ vận tải và công nghệ thực phẩm, dược phẩm.
D. Công tác xã hội, công nghệ da giày, tiếp thị và hướng dẫn du lịch.
Câu 22: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ về
hàng tiêu dùng dệt?
A. Sản xuất (dệt) => Tạo ra sản phẩm vải => Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ => Sử dụng sản phẩm.
B. Nguyên liệu bông => Sản xuất (dệt) => Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ => Sử dụng sản phẩm.
C. Sản xuất (dệt) => Nguyên liệu bông => Sử dụng sản phẩm => Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
D. Nguyên liệu bông => Sản xuất (dệt) => Sử dụng sản phẩm => Tạo ra sản phẩm vải.
Câu 23: Hoạt động đặc trưng của nhóm nghề nuôi trồng thủy hải sản là gì?
A. Thiết kế tờ rơi, quay video clip giới thiệu sản phẩm, tư vấn khách hàng.
B. Nuôi cấy, chăm sóc, chữa bệnh thủy hải sản ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
C. Tìm hiểu thị trường, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản.
3

D. Sản xuất thức ăn, thuốc chữa bệnh và các dịch vụ phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 24: Nghề nào sau đây tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho tiêu dùng?
A. Dịch vụ vận tải. B. Tài chính ngân hàng.
C. Thiết kế và tư vấn thời trang. D. Công nghệ da giày.
Câu 25: Yếu tố nào sau đây được quan tâm nhiều nhất khi tìm hiểu nghề?
A. Trường đào tạo nghề.
B. Những công việc có thể phối hợp với nghề.
C. Cơ hội phát triển nghề và mức thu nhập đối với cá nhân.
D. Truyền thống gia đình và xu hướng theo số đông.
Câu 26: Đối tượng lao động bao gồm những yếu tố nào?
A. Người lao động và trang thiết bị, máy móc.
B. Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, cây trồng và vật nuôi.
C. Người lao động tạo ra sản phẩm và người tiêu dùng sản phẩm.
D. Trang thiết bị, máy móc và tư liệu sản xuất.
Câu 27: Đâu là cách để tìm hiểu thông tin nghề nghiệp mang lại hiệu quả và thực tế nhất?
A. Phỏng vấn người làm nghề. B. Tham quan và trải nghiệm với nghề.
C. Trao đổi, chia sẻ với thầy, cô và bạn bè. D. Phân tích, đánh giá các thông tin nghề nghiệp.
Câu 28: Đâu là những yêu cầu về năng lực cần có của người lao động đối với ngành nghề?
A. Đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật về ngành nghề.
B. Giao tiếp tốt, có hiểu biết sâu rộng, khả năng phát triển ngành nghề.
C. Yêu nước, tự trọng, có trách nghiệm và trung thực với ngành nghề.
D. Tuân thủ kỉ luật về thời gian, an toàn lao động và môi trường làm việc.
Câu 29: Yếu tố nào sau đây không phải là tiêu chí để đánh giá sự phù hợp của nhóm nghề với bản thân?
A. Khả năng của bản thân. B. Quan điểm của bạn bè.
C. Tính cách của bản thân. D. Sở thích của bản thân.
Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện được tính an toàn và sức khỏe trong lao động nghề
nghiệp?
A. Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động trước khi tham gia lao động.
B. Tuân thủ các quy trình, kĩ thuật an toàn trong lao động.
C. Nghỉ ngơi hoặc thư giản khi bản thân có vấn đề về tâm lí, tình cảm.
D. Bỏ qua hoặc rút ngắn các quy trình, kĩ thuật an toàn, sức khỏe trong lao động.
Câu 31. Đâu là những nghề thuộc nhóm nghề kĩ thuật?
A. Máy tính và công nghệ B. Khoa học sự sống
C. Toán và thống kê D. Báo chí và thông tin
Câu 32. Yêu cầu về năng lực đối với nhóm nghề kinh doanh dược phẩm là gì?
A. Có khả năng nuôi, cấy, chăm sóc, chữa bệnh và nghiên cứu, theo dõi quá trình phát triển các loài thủy hải
sản,…
B. Có khả năng hiểu biết sản phẩm dược và kĩ năng tư vấn khách hàng…
C. Có khả năng giao tiếp, tư vấn, sử dụng công nghệ thông tin,…
D. Có khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân...
Câu 33. Phẩm chất và năng lực của người lao động với nghề hướng dẫn viên du lịch là?
A. Tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài
B. Thể hiện sự hiểu biết lịch sử, địa lí và văn hóa đất nước
C. Thể hiện khả năng tổ chức, truyền tải thông tin tốt.
D. Cả A, B, C
4

Câu 34. Người có tính kiên trì, cẩn thận và có kĩ năng sử dụng công cụ, thiết bị, máy móc, các bản vẽ
điện tử hợp với nhóm nghề nào sau đây?
A. Công nghệ kĩ thuật B. Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên
C. Nghệ thuật D. Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân
Câu 35. Người có tính cởi mở, thân thiện và có khả năng trong hoạt động nghệ thuật hợp với nhóm nghề
nào sau đây?
A. Nghệ thuật, Dịch vụ xã hội, Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân.
B. Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên
C. Dịch vụ xã hội, Kinh doanh và quản lý
D. Máy tính và công nghệ thông tin
Câu 36. Các môn học thuộc nhóm khoa học xã hội là?
A. Lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật B. Địa lí, lịch sử, công nghệ
C. Giáo dục kinh tế và pháp luật, công nghệ, địa lý D. Địa lí, công nghệ, tin học
Câu 37. Các môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên là?
A. Vật lí, Hóa học, Sinh học C. Địa lí, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật
D. Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật D. Công nghệ, vật lý, hóa học
Câu 38. Các môn học thuộc nhóm công nghệ và nghệ thuật là?
A. Vật lí, Hóa học, Sinh học C. Địa lí, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật
D. Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật D. Công nghệ, vật lý, hóa học
Câu 39. Cho các ngành sau, đâu không phải là ngành thuộc nhóm nghề sản xuất và chế biến
A. Công nghệ thực phẩm B. Công nghệ chế biến sau thu hoạch
C. Công nghệ chế biến lâm sản D. Công nghệ thông tin
Câu 40. Em hãy sắp xếp các bước dưới đây để lập và thực hiện kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa
chọn
(1) Xác định khả năng và lựa chọn các môn học phù hợp.
(2) chia sẻ ý nghĩa cảu việc xây dựng kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn.
(3) lập kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn.
(4) thực hiện các hoạt động học tập theo kế hoạch.
A. (2) – (1) – (3) – (4) B. (2) – (3) – (1) – (4)
C. (1) – (2) – (3) – (4) D. (2) – (4) – (3) – (1)

You might also like