You are on page 1of 9

PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7


Năm học: 2022 – 2023
I. Trọng tâm ôn tập
- Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
- Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
- Bài 3: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ
- Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
- Bài 5: Giữ chữ tín
II. Hình thức kiểm tra
Kết hợp trắc nghiệm và tự luận
- Chú ý ôn tập các đơn vị kiến thức trong 5 bài phần trọng tâm.
- Trả lời các câu hỏi cuối các đơn vị kiến thức trong bài và câu hỏi phần luyện tập, vận
dụng.
- Vận dụng kiến thức đã học, xử lý các tình huống trong tài liệu.
- Tìm hiểu và sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,…liên quan tới kiến thức 5 bài
đã học.
III. Câu hỏi mang tính chất ôn tập và tham khảo
Câu 1. Di sản văn hoá là
A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác.
B. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác.
D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác.
Câu 2. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm các di tích
lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi
là?
A. Di sản tự nhiên.
B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.

Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
D. Di sản văn hóa.
Câu 3. Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được truyền
từ đời này sang đời khác được gọi là
A. danh lam thắng cảnh.
B. di sản văn hóa vật thể.
C. di sản văn hóa phi vật thể.
D. di sản văn hóa.
Câu 4. Hoàng thành Thăng Long được xếp vào?
A. Bảo vật quốc gia .
B. Di sản thiên nhiên.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di tích lịch sử - văn hóa.
Câu 5. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?
A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.
Câu 7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ăn không ngồi rồi.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ở hiền gặp lành.
Câu 8. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây?
A. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
B. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
Câu 9. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của quê hương?
A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.
B. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.
C. Tự ti, che giấu và từ bỏ mọi thứ.
D. Chê bai, che giấu và xấu hổ.
Câu 10. Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?
“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu quan họ, đi tìm người thương”
A. Đờn ca tài tử.
B. Dân ca ví, dặm.
C. Nhã nhạc cung đình.
D. Dân ca quan họ.
Câu 11. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương
được truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. tỉnh này sang tỉnh khác.
C. nơi này sang nơi khác.
D. vùng này sang vùng khác.
Câu 12. Việc làm nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống
quê hương?
A. Tìm hiểu lễ hội quê hương.
B. Tuyên truyền mê tín dị đoan.
C. Giúp đỡ người khó khăn.
D. Khôi phục lễ hội truyền thống.
Câu 13. Học tập tự giác, tích cực là
Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng.
Câu 14. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều bạn bè.
B. Đạt kết quả cao trong học tập.
C. Có thêm sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
B. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Những người tự giác, tích cực học tập sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 16. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 17. Niềm tin của con người đối với nhau được gọi là
A. chữ tín. B. tự trọng. C. trung thực. D. lừa dối.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Nói một đằng, làm một nẻo.
B. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
C. Không thực hiện lời hứa của mình.
D. Tới trễ giờ cho với thời gian đã hẹn.
Câu 19. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
A. Giữ chữ tín không phải là chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội.
B. Người giữ chữ tín luôn luôn phải chịu thiệt thòi trong công việc.
C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng.
Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.
Câu 20. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
A. Rao ngọc, bán đá.
B. Treo đầu dê, bán thịt chó.
C. Nói có sách, mách có chứng.
D. Chữ tín còn quý hơn vàng mười.
Câu 21. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra
và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 22. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án
hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ
gìn và phát huy?
A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
Câu 24. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy
truyền thống quê hương?
A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Không quan tâm đến truyền thống dòng họ.
D. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
Câu 25. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
được truyền từ đời này sang đời khác được gọi là
A. di sản văn hóa.
B. di sản văn hóa vật thể.
C. di sản văn hóa phi vật thể.
D. danh lam thắng cảnh.
Câu 26. Nhã nhạc cung đình Huế thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Danh lam thắng cảnh.
B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di tích lịch sử.
Câu 27. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới
đây?
A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Góp phần làm giàu cho đất nước Việt Nam.
C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.
D. Vì lợi ích của một vài cá nhân sở hữu di sản.
Câu 28. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có nghĩa vụ
nào dưới đây?
A. Thông báo kịp thời với cơ quan chức năng.
B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. Sở hữu những di vật, cổ vật do mình tìm được.
D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 29. Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào
dưới đây?
A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương.
Câu 30. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của
người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương.
Câu 31. Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng
của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương.
Câu 32. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ
với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 33. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 34. Học tập tự giác, tích cực giúp ta
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 35. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học
tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích.
Câu 36. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu 37. Giữ chữ tín là gì?
A. Tôn trọng mọi người. 

Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình. 
C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.
D. Yêu thương, tôn trọng mọi người. 
Câu 38. Biểu hiện của giữ chữ tín là gì? 
A. Thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; trung thực; hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
B. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.
C. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. 
D. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình. 
Câu 39. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh cần phải làm gì? 
A. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
B. Tôn trọng mọi người. 
C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 
D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có
trách nhiệm.
Câu 40. Câu tục ngữ: Một lần bất tín vạn sự bất tin khuyên chúng ta điều gì ?
A. Giữ chữ tín. B. Giữ liêm khiết. C. Giữ nhân ái. D. Giữ tiền bạc.
2. TỰ LUẬN (ngoài những câu hỏi về lý thuyết, HS tham khảo một số bài tập, tình
huống sau)
Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước của bản
thân.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.
D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập
tự giác, tích cực.
Tham khảo:
a. Đồng tình. Bởi vì mọi việc trên đời nếu muốn thành công đều cần đến kiến thức.
Kiến thức càng nhiều thì làm mọi việc càng thành công và thuận lợi. Mà muốn trau
dồi được nhiều kiến thức bổ ích thì cần phải chủ động học tập tự giác, tích cực.
b. Không đồng tình. Bởi vì mỗi môn hoc đều đem lại những kiến thức khác nhau, có
ích cho cuộc sống và tương lai. Chúng ta cần phải học tập đầy đủ tất cả các môn để có
thể trang bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
c. Không đồng tình. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện xảy ra đột xuất, làm
thay đổi hoàn cảnh của con người. Vì vậy tùy thuộc vào mỗi tình huống khác nhau mà
cần phải điều chỉnh mục tiêu đã đề ra trở nên phù hợp với năng lực và hoàn cảnh
Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này
hiện tại. Nếu mục tiêu không phù hợp với khả năng của bản thân thì sẽ dễ đem lại kết
quả tiêu cực.
d. Đồng tình. Bởi vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
Câu 2. Bà M mở cửa hàng bán trái cây nhập khẩu. Lúc đầu bà M bán hàng có xuất xứ rõ
ràng. Tuy nhiên, sau nhiều lần có người nói với bà nhập thêm trái cây không rõ xuất xứ
cho rẻ, mẫu mã đẹp mà thu lợi nhuận cao, nên bà đã nghe theo.
a) Việc bán trái cây không rõ xuất xứ như lúc đầu của bà M có liên quan như thế nào đến
việc giữ chữ tín? Vì sao?
b) hành vi của bà M có thể ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng và việc kinh doanh?
Tham khảo:
a) Hành vi của bà M chính là biểu hiện của không giữ chữ tín. Vì bà M mở cửa hàng
bán trái cây nhập khẩu là trái cây có xuất xứ, tươi ngon. Nên khi bà nhập thêm trái
cây không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán chính là bà đang lừa gạt người tiêu dùng.
b) Hành vi của bà M có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khách hàng, bởi vì sử
dụng trái cây không rõ nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng có thể ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe khách hàng từ đó khách hàng không còn tin vào sản phẩm ở cửa hàng của
bà M, việc kinh doanh của bà M sẽ trở nên khó khăn và sẽ không có ai tin tưởng bà M
cũng n như sản phẩm ở của hàng của bà.
Câu 3. Chỉ vì tối qua ham xem bộ phim hay mà Q không ôn bài. Hôm nay trong giờ kiểm
tra, Q loay hoay mãi mà mới chỉ làm được 1 câu. Nghĩ đến việc bị điểm dưới trung bình
thì sẽ rất xấu hổ nên Q bối rối, lo lắng và tính đến chuyện quay cóp. Bàn tay Q đã đưa
xuống ngăn bàn định mở sách, nhưng một ý nghĩ chợt loé lên trong Q: “Mình làm thế này
mà cô giáo phát hiện ra, liệu cô còn tin tưởng mình nữa không?". Nghĩ đến đó, Q từ bỏ ý
định quay cóp và tập trung suy nghĩ để làm nốt bài. Q thấy lòng nhẹ nhõm hơn.
a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành động của Q.
b) Từ tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Tham khảo:
a). Q là người giữ chữ tín và kiên định với ý chí của bản thân. Cho dù biết là quay cóp
sẽ đạt điểm cao nhưng Q không muốn trở thành người không giữ chữ tín, không
muốn mất niềm tin từ cô giáo nên Q đã tự suy nghĩ và làm nốt bài kiểm tra của mình.
b) Từ tình huống trên, em rút ra bài học không được ham chơi mà quên đi việc học,
luôn luôn học bài và ôn bài đầy đủ trước khi tới lớp và trong giờ kiểm tra không được
quay cóp bởi vì kết quả đạt được khi quay cóp không phải là kết quả thực sự của mình
như vậy là gian dối đánh mất niềm tin từ thầy cô, bố mẹ dành cho mình.

..................Hết.................

Học sinh ôn tập theo phần kiến thức giới hạn, tự làm các bài tập theo yêu cầu của Hướng dẫn này

You might also like