You are on page 1of 5

UBND HUYỆN ĐÔNG ANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS NAM HỒNG Năm học 2021 - 2022


MÔN: Giáo dục công dân - Lớp 8

PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP


* Nội dung
1. Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
2. Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của sống liêm khiết là gì?
3. Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Tôn trọng ngườ khác có ý nghĩa như
thế nào?
4. Giữ chữ tín là gì? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải
làm gì?
5. Tình bạn trong sáng, lành mạnh là gì? Nêu đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng,
lành mạnh.
6. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? Chúng ta cần phải làm gì trong việc
học hỏi và tôn trọng người khác ?
* Yêu cầu
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
- Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi chuẩn mực đạo đức,
pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.
- Có kỹ năng trình bày mạch lạc, khoa học theo đặc trưng môn GDCD.
PHẦN II: CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung
của xã hội được gọi là ?
A. Khiêm tốn. B. Lẽ phải. C. Công bằng. D. Trung thực.
Câu 2: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết
điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận
và làm những việc sai trái được gọi là ?
A. Tôn trọng lẽ phải. B. Tiết kiệm. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn.
Câu 3: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
A. Ủng hộ người nghèo. B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. D. Cả A,B,C.
Câu 4: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng
nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình
huống đó em sẽ làm gì?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia
đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.
Câu 5: Câu thành ngữ: “Gió chiều nào theo chiều ấy” nói về người như thế
nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải. B. Không trung thực.
C. Không chín chắn. D. Không có ý thức.
Câu 6: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ
cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm
Câu 7: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đên điều gì?
A. Đức tính khiêm tốn. B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
C. Đức tính cần cù. D. Đức tính trung thực.
Câu 8: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?
A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn.
Câu 9: Biểu hiện của không liêm khiết là?
A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin. B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ
nghèo.
C. Cán bộ kiểm lâm chặt cây lấy gỗ để bán. D. Cả A,B,C.
Câu 10: Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây
hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ
phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều
gì ?
A. Sống không trong sạch, giả dối. B. Sống tiết kiệm.
C. Sống thực dụng. D. Sống vô cảm.
Câu 11: Câu thành ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” nói về đức tính nào?
A. Liêm khiết. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Cần cù.
Câu 12: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy
thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người
đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?
A. P là người tiết kiệm. B. P là người vô cảm.
C. P là người giả tạo. D. P là người liêm khiết, tốt bụng.
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh?
A. Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Trung thực, nhân ái, vị tha.
C. Tôn trọng, tin cậy, chân thành.
D. Cho bạn xem bài trong giờ kiểm tra, thi cử.
Câu 14: Cách cư xử phù hợp trong quan hệ bạn bè khác giới là:
A. Luôn chiều theo mọi yêu cầu của bạn.
B. Cứ vô tư coi bạn như người cùng giới với mình.
C. Trân trọng những đặc điểm khác giới của bạn.
D. Luôn tỏ ra phân biệt đối xử với bạn.
Câu 15: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố
gắng từ:
A. Ít nhất một phía.
B. Phía người có địa vị thấp hơn.
C. Phía người có địa vị cao hơn.
D. Cả hai phía.
Câu 16. Việc làm thể hiện sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là gi?
A. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.
B. Chỉ xem phim, truyện của người nước ngoài không xem phim, truyện của
Việt Nam.
C. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam.
D. Chê bai nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
Câu 17. Việc làm nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?
A. Không nhận hối lộ.
B. Bao che khuyết điểm cho bạn.
C. Không a dua theo số đông người.
D. Chỉ làm những việc mình thích.
Câu 18. Người “ba phải” là người như thế nào?
A. Luôn chỉ cho mình là đúng.
B. Chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.
C. Luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.
D. Thường không phân biệt được đúng sai.
Câu 19. Liêm khiết là gì?
A. Sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách, phô trương, không hám danh, hám lợi.
B. Sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính
nhỏ nhen, ích kỉ.
C. Sống vì mọi người, biết quan tâm, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.
D. Sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lí, có kế hoạch cụ thể, rõ rang cho bản thân và gia
đình.
Câu 20: Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?
A. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của
mình.
B. Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.
C. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của
người khác.
D. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.
Câu 21: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai
thể hiện hành vi?
A. Chế giễu người khác. B. Tôn trọng người khác.
C. Không tôn trọng người khác. D. Xỉ nhục người khác.
Câu 22. Theo em, hành vi nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?
A. Chấp hành tốt nội qui của nhà trường.
B. Thực hiện tốt những qui định của pháp luật.
C. Chỉ làm những việc mình thích, không phê phán những việc làm sai trái.
D. Lắng nghe ý kiến của người khác, tranh luận để tìm ra chân lý.
Câu 23. Bác Hồ được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào
năm nào?
A. 1990 B. 1991 C. 1992 D. 1993
Câu 24. Câu nói: “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận.”
(Descartes) thể hiện đức tính gì?
A. Tôn trọng lẽ phải. B. Liêm khiết.
C. Tôn trọng pháp luật. D. Giữ chữ tín.
Câu 25. Tôn trọng người khác thể hiện ở hành vi nào sau đây:
A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
B. Nói chuyên, làm việc riêng trong giờ học.
C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
D. Bật nhạc to giữa đêm khuya.
Câu 26. Câu ca dao sau thể hiện đức tính gì?
“Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê”
A. Liêm khiết B. Giữ chữ tín C. Khiêm tốn D. Tôn trọng lẽ phải
Câu 27. Biểu hiện nào sau đây không phải là của một tình bạn trong sáng, lành
mạnh?
A. Bình đẳng và tôn trọng nhau. B. Chân thành và tin tưởng nhau.
C. Đồng cảm sâu sắc với nhau. D. Chỉ thân mật, gần gũi khi cần nhờ vả.
Câu 28. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng và nền văn hóa của dân tộc
khác nhau trên thế giới là thể hiện sự:
A. Tôn trọng lẫn nhau. B. Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.
C. Học hỏi lẫn nhau. D. Tôn trọng dân tộc mình.
Câu 29. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn
hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của sự:
A. Học hỏi lẫn nhau. B. Học hỏi các dân tộc khác.
C. Ham học hỏi. D. sính ngoại.
Câu 30. Tôn trọng người khác là sự thể hiện ….... của con người.
A. Đức tính nhường nhịn B. Sự chịu đựng
C. Kính trọng người khác D. lối sống có văn hóa
Câu 31. Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về
tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống…
được gọi là:
A. bạn bè B. tình yêu C. tình đồng chí D. tình bạn
Câu 32: Câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nói đến điều gì ?
A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo. B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo. D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
Câu 33: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của
người khác được gọi là ?
A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Tôn trọng người khác.
Câu 34: Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình
huống đó em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Câu 35: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?
A. Thể hiện lối sống có văn hóa. B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
C. Thể hiện lối sống thực dụng. D. Thể hiện lối sống vô cảm.
Câu 36: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Cử chỉ, hành động, lời nói. B. Cử chỉ và lời nói.
C. Cử chỉ và hành động. D. Lời nói và hành động.
Câu 37: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Câu 38: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình
huống này em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Sang đánh nhà hàng xóm.
C. Sang chửi nhà hàng xóm.
D. Sang khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya.
Câu 39: Câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại
bay” nói đến điều gì?
A. Lòng chung thủy. B. Lòng trung thành. C. Giữ chữ tín. D. Lòng vị tha.
Câu 40: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và
tin tưởng nhau được gọi là ?
A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Giữ chữ tín.
Câu 41: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết
được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị
ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện
hành vi?
A. Bà A chế giễu người khác. B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A giữ chữ tín. D. Bà A không giữ chữ tín.
Câu 42: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa
trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào
bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B
thể hiện điều gì?
A. B là người không giữ chữ tín. B. B là người giữ chữ tín.
C. B là người không tôn trọng người khác. D. B là người tôn trọng người khác.

You might also like