You are on page 1of 8

ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KỲ I - CÔNG DÂN 9

Câu 1: Theo em, những việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
A. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy, học sinh được tham gia thảo luận và
thống nhất thực hiện.
B. Ông Bình, tổ trưởng dân phố quyết định mỗi gia đình đóng 5.000 đồng làm quỹ ủng hộ
những gia đình khó khăn.
C. Lan không đến sinh hoạt câu lạc bộ đúng kế hoạch vì bận.
D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 2 : Người chí công vô tư là người luôn sống


A. Ích kỉ, hẹp hòi.
B. Mánh khoé, vụ lợi.
C. Gió chiều nào, xoay chiều nấy.
D. Công bằng, chính trực.

Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc
tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Chí công vô tư.
D. Tiết kiệm.

Câu 4: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?
A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.
B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
C. Không cần rèn luyện.
D. Cả A và B.

Câu 5: Xu thế chung của thế giới hiện nay là


A. Chạy đua vũ trang
B. Đối đầu thay đối thoại.
C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
D. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.

Câu 6: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng


A. Uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. Quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
C. Sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
D. Thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 7: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần
A. chạy đua vũ trang để bảo vệ hoà bình
B. dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.
C. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
D. giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại thay cho đối đầu.
Câu 8 : APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 9: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc
A. Chỉ cần hai bên cùng có lợi.
B. Một bên làm và cùng hưởng lợi.
C. Cùng làm và một bên được hưởng lợi.
D. Cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.

Câu 10 : Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?
A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống văn hóa.

Câu 11: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là
A. Hủ tục mê tín dị đoan.
B. Thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
C. Tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
D. Nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Câu 12: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình
nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể
hiện?
A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống nhân ái.

Câu 13: Là một lớp phó học tập E thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được
nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của M, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của M.
C. Khuyên E không nên làm thế, nếu M không nghe sẽ báo cô giáo.
D. Phê bình M, khuyên các bạn trong lớp không chơi với M nữa.

Câu 14 : Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?
A. Làm người ăn tối lo mai.
B. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
C. Bênh lý không bênh thân
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu15: Hiện nay trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng
hình thức
A. Thương lượng hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kích động bạo loạn lật đổ.
D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 16: Unicef là tổ chức có tên gọi là?


A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Qũy nhi đồng Liên hợp quốc.
D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 17: APEC có tên gọi là?


A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 18 : Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

A. 28/7/1995.
B. 24/6/1995.
C. 28/7/1994.
D. 27/8/1994.

Câu 19: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?
A. 11 / 2 /2006.
B. 11/ 1 /2007.
C. 13 / 2 /2007.
D. 2/11/2006.

Câu 20. Ngày nào sau đây là Ngày Quốc tế Hòa bình (Ngày Hòa bình thế giới)?
A. 21.9.
B. 25.9.
C. 27.9.
D. 29.9.

Câu 21. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, giữa các dân tộc trên thế giới là
A. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia khác.
B. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.
C. Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu22. Chọn cụm từ phù hợp nhất hoàn thành nội dung sau: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc
trên thế giới là quan hệ…giữa nước này với nước khác”
A. Bạn bè hợp tác.
B. Có qua có lại.
C. Bạn bè.
D. Bạn bè thân thiện.

Câu 23: Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, N phát hiện M (bạn thân của mình) chưa làm
bài tập. Nếu là N, em sẽ xử sự như thế nào để thể hiện chí công vô tư?
A. Cho M chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập.
B. Thẳng thắn nhắc nhở M và báo cáo trung thực với cô giáo.
C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc M chưa làm bài tập
D. Khuyên M giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo.

Câu 24: Là một lớp phó học tập M thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được
nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của M, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của M.
C. Khuyên M không nên làm thế, nếu M không nghe sẽ báo cô giáo.
D. Phê bình M, khuyên các bạn trong lớp không chơi với M nữa.

Câu 25: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?
A. Làm người ăn tối lo mai.
C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
B. Bênh lý không bênh thân
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 26. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị, quan hệ hợp tác?
A. Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.
B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
C. Bu bám, xin tiền khách nước ngoài.
D. Trong giờ kiểm tra, Nam và Việt hợp tác cùng làm bài.

Câu 27: Dân chủ … để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công
việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội.
B. Là đảm bảo.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.

Câu 28: Có 1 bạn trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, để gây sự thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại.
B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
C. Báo với thầy cô.
D. Báo với gia đình.

Câu 29: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?
A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
D. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn

Câu 30: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
B. Chỉ làm những việc đã được phân công.
C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
D. Tích cực đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp.

Câu 31:Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
B. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
C. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
D. Chí công vô tư phải thể hiện cả lời nói và việc làm

Câu 32: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 30/4/1954.

Câu 33: Giữ gìn xã hội bình yên; dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn
không để xẩy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là
A. bảo vệ pháp luật.
B. bảo vệ hòa bình.
C. bảo vệ đất nước.
D. bảo vệ nền dân chủ.

Câu 34: Chọn cụm từ phù hợp nhất hoàn thành nội dung sau: “ Hợp tác là cùng chung sức làm
việc, ……lẫn nhau trong công việc lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.”
A. tôn trọng, bình đẳng .
B. hợp tác, giúp đỡ
C. giúp đỡ, hổ trợ
D. bạn bè thân thiện.

Câu 35: Trong khu phố em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà
nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
B. Coi như không biết.
C. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
D. Làm theo các đối tượng lạ.

Câu 36: Câu ca dao “Có làm thì mới có ăn


Không dưng ai dễ đem phần đến cho ” Nói lên đức tính nào sau đây?
A. Chí công vô tư. C. Dân chủ.
B. Tự chủ. D. Kỉ luật.

Câu 37: Em không tán thành với quan điểm nào sau đây?
A. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
B. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân.
C. Tất cả mọi người đều cần có phẩm chất chí công vô tư.
D. Cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư khi còn nhỏ.

Câu 38: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Đòi mẹ mua váy mới cho bằng được. C. Gặp bài toán khó nên nhờ người khác làm
B. Xem tài liệu trong giờ kiểm tra. hộ.
D. Tự ra quyết định cho bản thân mình.

Câu 39 : Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý
kiến, giám sát những công việc chung được gọi là
A. khiêm nhường.
B. dân chủ.
C. trung thực.
D. kỉ luật.

Câu 40: Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, N phát hiện M (bạn thân của mình) chưa làm
bài tập. Nếu là N, em sẽ xử sự như thế nào để thể hiện chí công vô tư?
A. Cho M chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập.
B. Thẳng thắn nhắc nhở M và báo cáo trung thực với cô giáo.
C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc M chưa làm bài tập.
D. Khuyên M giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo.

Câu 41: Là một lớp phó học tập M thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được
nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của M, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của
C. Khuyên M không nên làm thế, nếu M không nghe sẽ báo cô giáo.
D. Phê bình M, khuyên các bạn trong lớp không chơi với M nữa.

Câu 42: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?
A. Làm người ăn tối lo mai.
C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
B. Bênh lý không bênh thân
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 43. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị, quan hệ hợp tác?
A. Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.
B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
C. Bu bám, xin tiền khách nước ngoài.
D. Trong giờ kiểm tra, Nam và Việt hợp tác cùng làm bài.
Câu 44: Dân chủ … để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công
việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội.
B. Là đảm bảo.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.

Câu 45: Có 1 bạn trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, để gây sự thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại.
B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
C. Báo với thầy cô.
D. Báo với gia đình.

Câu 46: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?
A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
D. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 47. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
B. Chỉ làm những việc đã được phân công.
C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
D. Tích cực đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp.

Câu 49. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
B. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
C. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
D. Chí công vô tư phải thể hiện cả lời nói và việc làm.

Câu 50: Giữ gìn xã hội bình yên; dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn
không để xẩy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là
A. bảo vệ pháp luật.
B. bảo vệ hòa bình.
C. bảo vệ đất nước.
D. bảo vệ nền dân chủ.

You might also like