You are on page 1of 6

Chủ điểm: NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG

Câu 1: Leonardo de Vinci đã nhận ra điều gì cho để phát triển sự nghiệp


sau này?
A. Vẽ trứng là điều đơn giản nhất
B. Vẽ trứng không hề đơn giản
C. Thầy Verrocchio là người thầy dạy vẽ giỏi nhất
D. Phải khổ luyện đến mức thuần thục thì mới có khả năng thể hiện một cách
chân thực sự vật trong tranh vẽ
Câu 2: Tác giả của văn bản Học thầy, học bạn là…
A. Nguyễn Nhật Ánh
B. Hoàng Trung Thông
C. Ta-go
D. Nguyễn Thanh Tú
Câu 3: Tác giả văn bản Học thầy, học bạn cho rằng người bạn là…
A. Ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối
B. Người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức
Câu 4: Một văn bản nghị luận cần có những yếu tố nào?
A. Ý kiến
B. Lý lẽ
C. Chứng cứ
D. Cả A, B, C
Câu 5: Việc học từ bạn có thuận lợi gì?
A. Cùng phản biện lại thầy
B. Cùng khổ luyện đến mức thuần thục các kiến thức và kĩ năng
C. Vì bạn bè là người học chung, giúp đỡ mình
D. Vì bạn bè là người cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí
Câu 6: Tác giả văn bản Học thầy, học bạn cho rằng người thầy như…
A. Ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối
B. Người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức
Câu 7: Văn bản Học thầy, học bạn thuộc thể loại gì?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Câu 8: Tác giả của văn bản Học thầy, học bạn muốn gửi gắm thông điệp
gì?
A. Đều nên học từ thầy và bạn
B. Việc học tập là quan trọng, đặc biệt là học từ thầy
C. Việc học tập là quan trọng, học từ bạn là điều cần thiết
D. Học từ bạn thoải mái hơn học từ thầy
Câu 9: Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả kể câu chuyện về thời
tuổi trẻ của Leonardo de Vinci nhằm mục đích gì?
A. Để người đọc thấy được Leonardo de Vinci đã khổ luyện như thế nào
B. Để người đọc thấy được chuyện vẽ trứng là không đơn giản
C. Để người đọc thấy được thầy Verrocchi là người thầy tài ba
D. Lấy câu chuyện làm bằng chứng, chứng minh cho việc học từ thầy là quan
trọng nhất
Câu 10: Dòng nào dưới đây không phải là câu tục ngữ?
A. Không thầy đố mày làm nên
B. Học thầy không tày học bạn
C. Không trò đố thầy làm nên
D. Học, học nữa, học mãi
Câu 11: Theo văn bản Học thầy, học bạn, người thầy có vai trò quan trọng
như thế nào?
A. Người thầy là ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối
B. Người thầy là người hiểu biết, giàu kinh nghiệm, dìu dắt học trò
C. Người thầy là «đấng bề trên»
D. Cả A và B đều đúng
Câu 12: Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả đã đưa ra mấy ý kiến để
giải quyết vấn đề học thầy hay học bạn?
A. Hai ý kiến
B. Ba ý kiến
C. Bốn ý kiến
D. Năm ý kiến
Câu 13: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
A. Không lạm dụng từ mượn
B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng…
A. làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt.
B. làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt.
C. làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt.
D. làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 15: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng
tiếng Việt là…
A. Từ mượn tiếng Nga
B. Từ mượn tiếng Hán
C. Từ mượn tiếng Anh
D. Từ mượn tiếng Pháp
Câu 16: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ…
A. mượn tiếng Pháp
B. mượn tiếng Hán
C. không đi mượn
D. mượn tiếng Nga
Câu 17: Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc- nơ-vít, gác- đờ-xen là từ mượn tiếng
nước nào?
A. Nhật
B. Pháp
C. Trung Quốc
D. Anh
Câu 18: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
A. Khôi ngô
B. Chăm chỉ
C. Tuấn tú
D. Phúc đức
Câu 19: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh
B. Từ mượn tiếng Pháp
C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 20: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp
lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa,
Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép
thần thông.”
(Trích Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
Trong đoạn trích trên, từ nào là từ Hán Việt?
A. Gia tài
B. Lưỡi búa
C. Khôn lớn
D. Gốc đa
Câu 21: Yếu tố “khán” trong từ “khán giả” có nghĩa là gì?
A. Xem
B. Nghe
C. Ngắm
D. Thưởng thức
Câu 22: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
A. Roi sắt
B. Tráng sĩ
C. Hoảng hốt
D. Chú bé
Câu 23: Góc nhìn thuộc thể loại truyện tiểu thuyết.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 24: Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi
gì?
A. Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công
sức và của cải.
B. Nó đã giúp ích cho đôi chân của vua không còn đau khi đi trên những con
đường gập ghềnh nữa.
C. Cả A và B đều đúng
Câu 25: Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau
chuyến vi hành?
A. Ông mắc chứng bệnh lạ
B. Chân của ông rất đau
C. Tính nết ông thay đổi
D. Ông khó chịu với mọi người
Câu 26: Nguyên nhân nào đã khiến chân nhà vua đau sau chuyến vi hành?
A. Do con đường gập ghềnh sỏi đá
B. Do vua phải vận động nhiều
C. Do vua bị bệnh đau chân
D. Ông khó chịu với mọi người
Câu 27: Phương thức biểu đạt chính trong Góc nhìn là gì?
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 28: Góc nhìn được trích từ Bình giảng truyện dân gian.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 29: Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản
thuộc thể loại gì?
A. Hồi kí
B. Tiểu thuyết
C. Văn bản nghị luận
D. Kịch
Câu 30: Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? được trích
từ Văn học và cuộc sống.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 31:Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản
của tác giả Hà My.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 32: Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản
nghị luận về một nhân vật nổi tiếng.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 33: Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã
mở đầu bằng tình huống gì?
A. Con hỏi mẹ
B. Cuộc dạo chơi của hai mẹ con
C. Học sinh hỏi thầy giáo
D. Thầy giáo giải thích cho học sinh về ý nghĩa hạnh phúc
Câu 34: Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã
nêu lên vấn đề nghị luận ngay trên nhan đề
Đúng hay sai?
A. Đúng

B. Sai
Câu 35: Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã
sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu 36: Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? có
bố cục mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 37: Việc trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống thường được áp
dụng trong những môi trường nào?
A. Cuộc sống sinh hoạt
B. Học tập
C. Công việc
D. Tất cả các ý trên
Câu 38: Tại sao ta cần trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống?
A. Để mọi người hiểu quan điểm của em và nhìn nhận rõ vấn đề
B. Để mối quan hệ với mọi người tốt đẹp hơn
C. Để thống nhất ý kiến
D. Chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn 1 ý kiến
Câu 39: “Ta cần trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống: Để
mọi người hiểu quan điểm của em và nhìn nhận rõ khía cạnh vấn đề.”
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 41: Lợi ích của việc trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời
sống?
A. Giúp ta trong học tập tốt hơn
B. Giúp ta bày tỏ được quan điểm của mình
C. Giúp các bạn quý ta hơn
Câu 42: Tình huống: “Em rất lo lắng về việc chú mèo nhà em ốm” có cần
em phải viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống không?
A. Không
B. Có
Câu 43: “Việc trình bày ý kiến về một vấn đề chỉ được áp dụng trong môi
trường học tập”
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 44: “Người viết nên lên những suy nghĩ, nhân xét và đưa ra lí lẽ, bằng
chứng cụ thể để làm sáng tỏ ý kiến của mình chính là: trình bày ý kiến về
một vấn đề”
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

You might also like