You are on page 1of 21

NGÂN HÀNG ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I – MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN ĐỌC LỚP 3

ĐỀ 1: Đọc bài Chia sẻ niềm vui ( trang 73)

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)


Câu 1. Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động?
A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.
B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.
C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá?
A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị
sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.
B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ?
A. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân.
B. Con búp bê mà bé yêu thích nhất.
C. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.
D. Cả A, B, C đều đúng

2. THÔNG HIỂU ( 3 CÂU)


Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (0.5 điểm)
A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.
B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ? (0,5 điểm)
Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
D. Ai ở đâu?
Câu 6. Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng:
A. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.
B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
C. Chia sẻ, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ.
D. Cả A, B, C đều sai
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 7. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào ?
…………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui ?
Sự quan tâm, chia sẻ lúc người khác gặp khó khăn. Tấm lòng tốt bụng, đáng quý của
bạn nhỏ.
Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì?
..............................................................................................................................................

ĐỀ 2: Đọc bài Nhà rông ( trang 77)


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật?

A. Ngôi nhà cao và đẹp nhất làng.

B. Được dựng bằng gỗ tốt do dân làng cùng nhau làm.

C. Được dựng bằng bê tông, cốt thép

D. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B, C

Câu 2: Nhà rông là chỗ ngủ của ai?

A. con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ.

B. con trai sau khi lấy vợ.

C. bé gái từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ.

D. bé gái từ tuổi thiếu niên sau khi lấy vợ

Câu 3: Nhà rông được làm bởi ai?

A. Già làng

B. Nam thanh niên

C. Dân làng
D. Phụ nữ trong làng

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 4: Già làng là ai?

A. Người cao tuổi được dân làng cử ta để điều khiển công việc chung

B. Tất cả những người cao tuổi ở trong làng

C. Người trẻ tuổi nhưng có nhiều kinh nghiệm sống

D. Người có trí tuệ tốt

Câu 5: Từ “Bề thế” được hiểu là?

A. có quy mô rộng lớn

B. có quy mô nhỏ bé

C. hiên ngang

D. hùng vĩ

Câu 6: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tập quán”?

A. thói quen

B. trẻ em

C. nam thanh niên

D. Đáp án khác

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7. Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Từ ngữ nào dưới đây chỉ tình cảm cộng đồng?

A. trường học

B. đoàn kết

C. dòng họ
D. bản làng

Câu 9. Nêu nội dung của bài đọc Nhà rông ?


Bài đọc nêu lên đặc điểm và ý nghĩa của nhà rông.

Đọc bài Ông trạng giỏi tính toán ( trang 80 )


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Vì sao ông Lương Thế Vinh được mọi người nể phục?

A. Vì ông học rộng

B. Vì ông có nhiều sáng kiến trong đời sống

C. Vì ông rất giỏi võ

D. Cả A, B

Câu 2: Sứ thần Trung Hoa thử tài Ông Lương Thế Vinh như thế nào?

A. nhờ ông cân giúp một con voi

B. nhờ ông giải một câu đố

C. nhờ ông đối một câu thơ

D. nhờ ông cân giúp một con ngựa

Câu 3: Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra những gì?

A. Nhiều quy tắc tính toán

B. Nhiều bài thơ hay

C. Nhiều giống lúa mới

D. Nhiều loài cây trái mới

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 4: Cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam được dạy trong nhà trường bao nhiêu năm?

A. 400 năm
B. 300 năm

C. 200 năm

D. 100 năm

Câu 5: Từ “Trạng nguyên” được hiểu là?

A. người đỗ đầu trong kì thi tổ chức cho những người đã đỗ tiến sĩ thời xưa

B. người được vua cử đi nước ngoài

C. những người làm quan

D. nhân tài nước Việt

Câu 6: Trung Hoa là tên gọi khác của quốc gia nào?

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Đài Loan

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 7: Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu “Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ
ông đo xem nó dày bao nhiêu” là gì?

A. dắt - cho

B. mỏng - dày

C. xuống – lên

D. Không có cặp từ nào trái nghĩa

Câu 8: Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến với một tên gọi khác là gì?

A. Trạng Nguyên

B. Trạng Lường
C. Trạng Tí

D. Trạng Quỳnh

Câu 9. Nêu nội dung của bài đọc Ông trạng giỏi tính toán ?
Lương Thế Vinh nhờ tài trí của mình đã nghĩ ra cách cân voi. Ca ngợi sự thông minh
và tài giỏi của Lương Thế Vinh.

ĐỀ 4: Đọc bài Người trí thức yêu nước ( trang 77)


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)


Câu 1: Chi tiết nào dưới đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?

A. Năm 1967, khi gần 60 tuổi, ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ.

B. Ông là vị bác sĩ giỏi, từng được cử sang Nhật Bản du học.

C. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải đi vòng từ Nhật sáng Thái Lan, Lào rồi về nước.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Dù băng qua rừng rậm suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình thứ gì?

A. Những lá thư và những bí mật của quân đội ta.


B. Chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật.

C. Những giấy tờ sách vở ông học được khi còn ở Nhật.

D. Tài sản và đồ dùng mà ông vẫn hay sử dụng khi ở bên Nhật
Câu 3: Chiếc va li đựng nấm của Đặng Văn ngữ có gì quý giá?

A. Vì thứ nấm này giúp chế ra thuốc chữa bệnh cho thương binh.

B. Vì thứ nấm này rất độc, có thể gây nguy hiểm nếu bị phát tán.

C. Vì thứ nấm này rất đắt đỏ.


D. Tất cả các ý trên

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)


Câu 4: Trong những năm chống Mĩ cứu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã đạt được thành tựu
gì?

A. Chế ra nhiều dụng cụ y học.

B. Thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên.

C. Chế ra thuốc chống sốt rét.


D. Nhân rộng thành công nấm pê-ni-xi-lin
Câu 5: Điều gì đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy Đặng Văn Ngữ?

A. Sự dụ dỗ của kẻ địch.
B. Bom đạn của kẻ thù.

C. Bệnh tật và tuổi già.

D. Sự hấp dẫn của Nhật Bản.


Câu 6: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế
nào?

A. Ông vòng từ Nhật Bản sang Lào, về Lào rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.

B. Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Thanh óa rồi từ Thanh Hóa lên
chiến khu Việt Bắc.

C. Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Quảng Trị rồi từ Quảng Trị lên
chiến khu Việt Bắc.

D. Đáp án khác

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7 : Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói: Con cần học tập chăm
chỉ hơn nhé.....
A. Dấu chấm than
B. Dấu phẩy
C. Dấu hai chấm
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

A. tấm lòng yêu thương con người của ông


B. tấm lòng tận tụy, không ngại nguy hiểm gian nan trong con đường chữa bệnh của ông.

C. ý chí bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của ông
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ được mệnh danh là?

A. Thần đồng toán học việt nam


B. Ông tổ của ngành y học cổ truyền việt nam
C. Giáo sư penicilin
D. Nhà thơ vũ trụ

ĐỀ 5: Đọc bài Từ cậu bé làm thuê ( trang 90 )


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)


Câu 1: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam?

A. Ngành sơn

B. Ngành dệt may

C. Ngành điện tử

D. Ngành sửa chữa điện


Câu 2: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước ?

A. Vì người dân trong nước không thích dùng sơn ngoài

B. Vì mặc dù chất lượng kém hơn sơn ngoại nhưng giá thành rẻ hơn

C. Vì giá thành ngang với sơn ngoại nhưng chất lượng tốt hơn
D. Vì giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt.
Câu 3: Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì phục vụ
kháng chiến?

A. Vải nhựa cách điện

B. Giấy than
C. Mực in, vải mưa…
D. Cả A, B, C đều đúng

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)


Câu 4: Từ “hữu ích” được hiểu là?

A. không có tác dụng

B. Vô ích
C. Có ích

D. Đáp án khác
Câu 5: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì ?

A. thể hiện sự biết ơn tới những đóng góp của ông với đất nước

B. thể hiện sự tôn trọng tới những đóng góp của ông với đất nước

C. để tưởng nhớ tới những đóng góp của ông với đất nước
D. thể hiện sự biết ơn, tôn trọng và tưởng nhớ tới những đóng góp của ông với đất
nước.
Câu 6: Tìm từ ngữ chỉ địa điểm trong câu sau “Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi
mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng”

A. Mày mò
B. ở Hải Phòng

C. Tắc Kè

D. Sản xuất

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì?

A. để tưởng nhớ những thành tự mà ông đã cống hiến

B. thể hiện lòng biết ơn của mọi người đối với những thành tựu mà ông đã cống hiến cho
đất nước. 
C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai
Câu 8: Tìm những từ ngữ chỉ địa điểm trong câu sau “Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa
cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...”

…………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Nêu nội dung của bài Từ cậu bé làm thuê ?
Nội dung bài nói về tiểu sử và hành trình lập nghiệp của ông Nguyễn Sơn Hà – người
khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

ĐỀ 6: Đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ( trang 98 )
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Để góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân nên làm gì?

A. mỗi người dân nên tập thể dục mỗi ngày

B. mỗi người dân nên tích cực lao động, sản xuất

C. mỗi người dân cần chú ý bảo vệ sức khỏe

D. Cả A, B, C

 Câu 2: Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có ích lợi gì?

A. khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. 

B. xương khớp chắc khỏe, dẻo dai

C. cơ thể cân đối

D. Đáp án khác

Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn điều gì?

A. Dân giàu nước mạnh

B. Đồng bào ai cũng có gắng tập thể dục.

C. Đánh thắng giặc ngoại xâm 

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 4: Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh” có nghĩa là gì?
A. Người dân giàu có thì đất nước mới lớn mạnh

B. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt

C. Mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. 

D. Cả B, C đều đúng

Câu 5: Câu “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.” thuộc kiểu câu nào dưới đây?

A. Câu khiến (để nêu đề nghị).

B. Câu cảm (để bày tỏ cảm xúc).

C. Câu hỏi (để hỏi).

D. Đáp án khác

Câu 6: Từ trái nghĩa với từ “mạnh khỏe” là?

A. thất bại

B. yếu ớt

C. thuận lợi

D. xinh đẹp

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 7: Em hiểu chế độ dân chủ là gì?

A. chế độ xã hội đảm bảo quyền làm chủ của người đứng đầu

B. chế độ xã hội đảm bảo quyền làm chủ của những người tri thức

C. chế độ xã hội đảm bảo quyền làm chủ của người dân

D. chế độ xã hội đảm bảo quyền làm chủ của công nhân

Câu 8: Câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chủ đề sức khỏe?

A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

B. Chị ngã em nâng


C. Ăn được ngủ được là tiên

D. Một người vì mọi người


Câu 9. Nêu nội dung của bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ?
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác rất thuyết phục và đúng đắn. Qua đó, nhắc
nhớ mọi người có ý thức rèn luyện sức khỏe.

ĐỀ 7: Đọc bài Người chạy cuối cùng ( trang 104 )


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)

Câu 1: Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A. Là một em bé.

B. Là một cụ già.

C. Là một người phụ nữ có đôi chân bị tật

D. Là một người đàn ông mập mạp

Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là?

A. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc
thi.

B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến
thắng trong cuộc thi chạy.

C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.

D. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.


2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 4: Từ “chật vật” có thể được hiểu là gì?

A. hết sức khó khăn

B. vật  lộn

C. phấn khởi

D. hăng hái

Câu 5: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu sau “Mặt chị đỏ bừng như lửa”

A. Mặt được so sánh với Mặt Trời về đặc điểm đỏ rực

B. Mặt được so sánh với lửa. Được so sánh về đặc điểm đỏ bừng.

C. Mặt được so sánh như quả bóng với đăc điểm đỏ bừng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Câu nào sau đây là câu khiến trong bài đọc?

A. Cố lên! Cố lên!

B. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!

C. Cả A, B đều đúng 

D. Không có câu nào

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7: Câu chuyện trên muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)

…………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Câu nào sau đây là câu khiến để động viên một người bạn gặp khó khăn trong hoạt
động vui chơi hoặc học tập

A. Bạn cố gắng học tập thật tốt nhé!

B. Bạn học kém quá!

C. Tại sao bạn không cùng ra chơi trò chơi với chúng tớ?

D. Chúng tớ không muốn chơi cùng với cậu đâu.


Câu 9. Nêu nội dung của bài Người chạy cuối cùng ?
Bài đọc thể hiện nghị lực phi thường và ý chí kiên cường của người chạy cuối cùng.
Điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực cho mỗi người trong cuộc sống. 

Đề 8: Đọc bài Tiếng đàn ( trang 107 )


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)


Câu 1: Khi nhận cây đàn vi-ô-lông Thuỷ đã làm gì?

A. Lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.

B. Nâng niu cây đàn.

C. Lau sạch bụi của cây đàn.

D. Cả A, B, C
Câu 2: Em hãy cho biết nét mặt của Thuỷ thể hiện điều gì?

A. Thủy cố gắng thể hiện tình cảm của mình với tác phẩm âm nhạc qua việc chơi đàn.

B. Thủy rất tập trung vào việc chơi đàn.


C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai
Câu 3: Khi Thuỷ đưa ắc-sê chạm vào dây đàn thì điều gì đã xảy ra?

A. những sợi dây như có phép lạ

B. những sợi dây như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên
lặng của gian phòng

C. Những âm thanh trong trẻo vút bay lên


D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)


Câu 4: Điền từ vào chỗ trống sao cho phù hợp với nội dung trong bài“Thủy bước vào phòng
thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt ... của em”

A. trắng trẻo
B. xinh xắn

C. trong sáng

D. hiền lành
Câu 5: Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn?

A. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng

B. Đôi mắt sẫm màu hơn

C. Làn mi rậm cong dài khẽ rung động. 


D. Cả A, B, C
Câu 6: Nội dung của bài tập đọc là gì?

A. Bức tranh thiên nhiên hiện ra thật đẹp cùng với tiếng đàn của Thủy.

B. Thủy chơi đàn rất giỏi.

C. Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung
cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7: Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

“Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá.”

A. Ở đâu?

B. Khi nào? 

C. Vì sao?

D. Cả A, B đều sai
Câu 8: Âm nhạc và nghệ thuật nói chung mang lại lợi ích gì cho cuộc sống?

A. Đem lại cho em niềm vui.

B. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình.


C. Có thêm hiểu biết về thiên nhiên và con người.
D. Cả A, B, C
Câu 9. Nội dung của bài Tiếng đàn nói gì ?
Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung
cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

ĐỀ 9: Đọc bài Ông lão nhân hậu ( trang 112 )


Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)


Câu 1: Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình?

A. Cô bé đăng kí tham gia đội đồng ca thành phố nhưng không được nhận. 

B. Cô bé tham gia cuộc thi hát nhưng không đạt giải

C. Cô bé không được tham gia cuộc thi hát

D. Đáp án khác
Câu 2: Ai đã khen cô bé?

A. Một ông cụ tóc bạc đã khen cô bé

B. Một bà cụ tóc bạc đã khen cô bé

C. Một cô gái trẻ tuổi đã khen cô bé

D. Một chú trung tuổi đã khen cô bé


Câu 3: Khi không được nhận vào đội đồng ca thành phố, cô bé đã nghĩ gì?

A. Cô bé nghĩ rằng có thể do cô bé hát rất tồi

B. Cô bé nghĩ rằng mình hát hay nhưng lại không được nhận

C. Cô bé nghĩ rằng ban giám khảo không công bằng

D. Đáp án khác
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ có trong bài đọc “Ông lão nhân hậu” ?

A. đăng kí, đồng ca, nhận, buồn, tồi.   

B. đăng kí, cụ già, nhận, buồn, bạc


C. khe khẽ, hay, nổi tiếng, buồn, tồi

D. đăng kí, đồng ca, nhận, nổi tiếng


Câu 5: Câu “Ông cụ mới mất” thuộc loại câu nào sau đây?

A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Cả A, B, C
Câu 6: Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé?

A. sự động viên của ông cụ đã giúp cô bé không còn buồn nữa

B. sự động viên của ông cụ đã trở thành động lực để cô bé phấn đấu trở thành người
cô bé mong muốn

C. sự động viên của ông cụ đã trở thành động lực để cô bé phấn đấu trở thành một ca sĩ. 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7: Theo em, nếu gặp lại ông cụ, cô ca sĩ nổi tiếng sẽ nói gì ?

A. Cảm ơn ông, nhờ ông động viên mà cháu đã thành tài

B. Cảm ơn ông, nhờ ông đã sớm phát hiện ra tài năng của cháu

C. Cháu đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng rồi ông ạ.

D. Cảm ơn ông, nhờ có ông dìu dắt cháu. 


Câu 8: Hát đồng ca có nghĩa là gì?

A. Mỗi người hát một câu trong bài hát

B. Mỗi người hát một bài trên cùng một sân khấu
C. Nhiều người cùng hát chung một bài hát

D. Đáp án khác
Câu 9. Em hãy đặt một câu khiến để mượn bạn một quyển sách.
…………………………………………………………………………………………………
ĐỀ 10: Đọc bài Quà tặng chú hề ( trang 117 )
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Trang rất thích tiết mục nào?

A. Tiết mục “Quả bóng kì lạ”

B. Tiết mục “Quả bóng bay”

C. Tiết mục “Chùm bóng”

D. Tiết mục “Tung bóng”

Câu 2: Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào?

A. Quả bóng mỏng manh nhưng kéo chú hề chạy theo xiêu vẹo cả người.

B. Quả bóng quá lớn kéo chú hề chạy xiêu vẹo cả người

C. Quá nhiều bóng bay kéo chú hề chạy xiêu vẹo cả người

D. Chú hề kéo theo quả bóng bay tung tăng nhảy múa

Câu 3: Sau khi biểu diễn, chú hề làm gì?

A. Chuẩn bị đồ ra về

B. Cầm quả bóng đi quanh sân khấu

C. Dừng lại trước một cô gái và tặng cô quả bóng

D. Cả B, C đều đúng

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu
hổ, chạy thẳng ra ngoài”
A. Vì quả bóng vỡ, cô gái đã làm gì?

B. Vì sao cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài?

C. Cô gái như thế nào sau khi làm vỡ quả bóng?

D. Tại sao cô gái chạy thẳng ra ngoài ?

Câu 5: Câu nào sau đây là một câu cảm để khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn
viên?

A. Tiết mục thật hấp dẫn!

B. Tiết mục cũng tạm được

C. Tiết mục đó có hay không?

Câu 6: Từ “mỏng manh” có thể được hiểu như thế nào?

A. rất mỏng, dễ vỡ

B. không đứng vững được

C. gầy gò, ốm yếu

D. lung lay

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 7: Theo hiểu biết của em, nghệ thuật thư pháp là gì?

A. Viết vở sạch chữ đẹp

B. Cuộc thi viết chữ đẹp

C. Nghệ thuật viết chữ, được thể hiện bằng chữ Hán, sử dụng bút lông, mực tàu, giấy
và nghiên mài mực

D. Nghệ thuật vẽ tranh thiên nhiên

Câu 8: Nghệ sĩ biểu diễn xiếc là ai?

A. Người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình

B. Người có khả năng diễn xuất tốt.


C. Người thực hiện biểu diễn các động tác như leo trèo, nhảy, nhào lộn, uốn dẻo,...một
cách đặc biệt tài tình, khéo léo của người, thú

D. Đáp án khác

Câu 9: Một số các tiết mục biểu diễn văn nghệ ở trường học là gì?

A. Tiết mục hát, múa

B. Kể chuyện

C. Đóng kịch, tiểu phẩm

D. Cả A, B, C

ĐỀ 11: Đọc bài thơ sau: ĐÀ LẠT ( Bài ngoài)

Đà Lạt nằm ở tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng.
Những du khách đặt chân đến Đà Lạt sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ của
thành phố này. Nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng lại se lạnh vào buổi tối nên
nó được mới được gọi với cái tên mỹ miều là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”. Ở Đà Lạt
có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa. Những thác nước cao vút
tuôn trắng xóa mang vẻ đẹp kì ảo cũng là một điểm thu hút khách du lịch ở nơi đây.
Những du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay thưởng
thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Ngoài ra tại Đà Lạt, khách du
lịch trong và ngoài nước có thể tham quan những làng dân tộc, cùng người dân bản địa giao
lưu và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần…
(Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)


Câu 1: Thành phố Đà Lạt nằm ở tỉnh nào nước ta?
A. Đà Lạt
B. Lâm Đồng
C. Đắk Lắk

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Những du khách đến Đà Lạt bị choáng ngợp bởi điều gì?
A. Khí hậu mát mẻ
B. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ
C. Sự thân thiện, nhiệt tình của người dân

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Vì sao Đà Lạt được gọi với cái tên là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”? (0,5
điểm)
A. Vì nơi đây se lạnh vào buổi tối.
B. Vì nơi đây có các loài hoa mùa xuân nở quanh năm.
C. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối.

D. Cả A, B, C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)


Câu 4: Những du khách tới Đà Lạt thích làm gì?
A. Du khách thích tham quan những làng dân tộc .
B. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương
C. Du khách thích thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.
D.Du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay thưởng
thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.
Câu 5: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (0,5 điểm)
Mát mẻ, Bó hoa, Kì ảo, Thành phố, Ấm áp.
- Từ ngữ chỉ sự vật:..............................................................................................................
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:.........................................................................................................
Câu 6: Đoạn văn trên đã cung cấp cho em những thông tin gì về Đà Lạt?
A.Đà Lạt ở tỉnh Lâm Đồng
B. Đà Lạt có khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng.
C. Ở Đà Lạt có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa.
D. Cả A, B, C đều đúng.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)


Câu 7: Viết một câu ca ngợi một địa điểm du lịch mà em đã đi đến?
......................................................................................................................
Câu 8: Tìm trong bài thơ một từ có nghĩa trái với từ cẩu thả?
......................................................................................................................
Câu 9: Đặt câu với từ Đà Lạt ?
......................................................................................................................

You might also like