You are on page 1of 3

HỌ VÀ TÊN: ________________ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN – LẦN 3

LỚP:______________ NĂM HỌC: 2023 – 2024


MÔN: NGỮ VĂN 7

Đọc văn bản sau:


THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không
mua được.
Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp
thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm
thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng
lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa
đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân
và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 36-37)
Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào?
A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự D. Văn bản thuyết minh
Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời
gian?
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn
đề đời sống?
A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết
B. Người viết thể hiện rõ ý kiến dối với vấn đề cần bàn bạc
C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào?
“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không
mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”
A. Phép thế B. Phép lặp C. Phép liên tưởng D. Phép nối
Câu 5: “Bữa đực, bữa cái” trong văn bản có nghĩa là?
A. Bữa học bữa nghỉ B. Học tập chăm chỉ,
C. Kiên trì trong học tập D. Chịu khó học tập
Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì?
A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người
B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.
D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất
Câu 7: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào?
A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được
nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải
nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở
hoặc trong cuộc sống.
D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông
qua giáo dục hay tự học hỏi.
Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên?
A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
Câu 9: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa. B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 10: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên?
A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.
Đọc đoạn trích sau:
Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần
nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.
Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm
cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như
trốn bệnh dịch vậy.
Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai
cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác
người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới
mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.
Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:
- Lời đó đúng không?
- Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?
- Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?
Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị
đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.
(Trích Bảy bước đến thành công, Nguyễn Hiến Lê)
Câu 11: Văn bản trên thuộc thể loại:
A. Tản văn B. Nghị luận văn họcC. Nghị luận xã hội D. Văn biểu cảm
Câu 12: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 13: Vấn đề chính của đoạn trích là gì?
A. Bàn về hảo ý. B. Bàn về lòng tự ti.
C. Bàn về thói nhiều chuyện. D. Bàn về tình bằng hữu.
Câu 14: Phép liên kết nào được sử dụng nhiều nhất trong ngữ liệu?
A. Phép lặp từ ngữ B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng
Câu 15: Câu văn nào có sử dụng phép so sánh?
A. Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện.
B. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.
C. Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm,
làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh
như trốn bệnh dịch vậy.
D. Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm.
Câu 16: Từ Hán Việt “bằng hữu” trong đoạn trích có nghĩa là:
A. xã hội B. người có quan hệ mật thiết
C. người trong gia đình D. bạn bè thân thiết
Câu 17: Thành ngữ liên quan đến thói nhiều chuyện là:
A. Ngứa mồm ngứa miệng. B. Miệng nói tay làm.
C. Miệng ăn núi lở. D. Kiến bò miệng chén.
Câu 18: Theo tác giả, nhiều chuyện chỉ do trời sinh. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 19: Luận cứ nào không có trong ngữ liệu?
A. Tác hại của thói nhiều chuyện.
B. Nguyên nhân của thói nhiều chuyện.
C. Mặt tích cực của thói nhiều chuyện.
D. Giải pháp để loại bỏ thói nhiều chuyện.
Câu 20: Câu “Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi” thì từ “ấy” là
phương tiện liên kết của:
A. phép lặp. B. phép thế. C. phép nối. D. phép liên tưởng.

You might also like