You are on page 1of 6

THÔNG TIN GIÁO VIÊN RA ĐỀ:

Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Thủy


Số điện thoại: 0979510691
Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2022 – 2023


Môn: Ngữ văn 10CB
Thời gian: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 trang

I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)


Đọc văn bản sau:
NÓI VỚI EM
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót, vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Trích Thơ tặng tuổi thơ, Vũ Quần Phương, NXB Kim Đồng, 2022, tr.14)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể:
A. Thơ bảy tiếng B. Thơ tám tiếng C. Thơ lục bát D. Thơ tự do

1
Câu 3. Xét về vị trí xuất hiện, bài thơ được gieo vần gì?
A. Vần thông B. Vần chính
C. Vần lưng D. Vần chân
Câu 4. Theo tác giả, đoạn thơ thứ hai, những câu chuyện của bà sẽ:
A. Nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng về xã hội ấm no, hạnh phúc.
B. Nuôi dưỡng ước mơ, ý chí, sức sống mãnh liệt của con người để đạt hạnh phúc.
C. Nuôi dưỡng ước mơ, ca ngợi tài trí của con người trên con đường chinh phục
hạnh phúc.
D. Nuôi dưỡng ước mơ, đề cao sự chăm chỉ, hiền lành của người lao động.
Câu 5. Hai câu thơ “Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.”
gợi liên tưởng đến những truyện cổ tích nào?
A. Đôi hia bảy dặm, Tấm Cám B. Chú mèo đi hia, Tấm Cám
C. Sự tích đôi hài bảy dặm, Tấm Cám D. Chiếc hài bảy dặm, Tấm
Cám
Câu 6. Phép điệp “Nếu nhắm mắt” chủ yếu nhấn mạnh điều gì?
A. Sự lắng nghe, thấu hiểu để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.
B. Sự lắng nghe, thấu hiểu để cảm nhận vẻ đẹp của thế giới thần tiên.
C. Sự lắng nghe, thấu hiểu để cảm nhận công ơn cha mẹ.
D. Sự lắng nghe, thấu hiểu để cảm nhận vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
Câu 7. Nhận định nào đúng về ý nghĩa của cụm từ “tiếng chim hay” trong đoạn thơ
thứ nhất?
A. Tiếng chim hay không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là sự nhộn nhịp
của cuộc sống.
B. Tiếng chim hay không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là sự sôi động
của cuộc sống.
C. Tiếng chim hay không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là sự náo nhiệt
của cuộc sống.
D. Tiếng chim hay không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là sự bình yên
của cuộc sống.
Câu 8. Thông điệp được gửi gắm trong đoạn thơ sau là:
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

2
A. Hãy suy ngẫm về công ơn, sự nhọc nhằn vất vả, hi sinh vì con của cha mẹ để từ
đó giữ tròn đạo hiếu, biết sống đẹp, sống có ý nghĩa.
B. Hãy suy ngẫm về sự cống hiến, hi sinh của cha mẹ để từ đó biết sống đẹp, sống
có ý nghĩa, giữ tròn đạo hiếu.
C. Hãy trân trọng sự hi sinh, lòng bao dung của cha mẹ vì cha mẹ chăm sóc ta vất
vả, nuôi ta khôn lớn.
D. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ vì cha mẹ chăm sóc ta vất vả, nuôi ta khôn
lớn.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ.
Câu 10. Hãy nêu 01 bài học mà anh/chị tâm đắc nhất từ bài thơ. Vì sao?
II. VIẾT (4 điểm)
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn cùng lớp từ
bỏ thói quen trì hoãn.
…………….Hết…………….

3
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phầ Câu Nội dung Điểm


n

I ĐỌC HIỂU 6.0

1 C. Biểu cảm 0.5

2 A. Thơ bảy tiếng 0.5

3 D. Vần chân 0.5

4 B. Nuôi dưỡng ước mơ, ý chí, sức sống mãnh liệt của con người để 0.5
đạt hạnh phúc.

5 A. Đôi hia bảy dặm, Tấm Cám 0.5

6 A. Sự lắng nghe, thấu hiểu để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, 0.5
cuộc sống.

7 D. Tiếng chim hay không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà 0.5
còn là sự bình yên của cuộc sống.

8 A. Hãy suy ngẫm về công ơn, sự nhọc nhằn vất vả, hi sinh vì con 0.5
của cha mẹ để từ đó giữ tròn đạo hiếu, biết sống đẹp, sống có ý
nghĩa.

9 Chủ thể trữ tình ẩn. 1.0


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng đáp án: 0.0 điểm.

10 HS rút ra 01 bài học có ý nghĩa nhất với bản thân, lí giải hợp lý, 1.0
thuyết phục. Có thể theo gợi ý sau:
Biết lắng nghe;
Biết trân trọng cuộc sống;
Biết ơn cha mẹ;
...
Lí giải thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
4
- Học sinh nêu được 01 bài học, lí giải thuyết phục: 1.0 điểm.
- Học sinh nêu được 01 bài học, lí giải chưa thuyết phục hoặc
không lí giải: 0.5 điểm.

II VIẾT 4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ý nghĩa của sự lắng nghe 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0.0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn
chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các
yêu cầu sau:

- Giải thích: Trì hoãn là hành động chần chừ, kéo dài thời gian,
lảng tránh, chưa muốn bắt tay vào công việc cần làm ngay như trì
hoãn đọc sách, trì hoãn tập thể dục, trì hoãn trong việc học,… Đó
là một thói quen xấu.
- Bàn luận:
+ Tác hại của thói quen trì hoãn
- Thói quen trì hoãn làm cho mọi việc không hoàn thành đúng tiến
độ, giải quyết qua loa dẫn đến sai sót, kém chất lượng.
- Trì hoãn sẽ khiến con người trở nên lười biếng, thiếu kỉ luật, vô
trách nhiệm, thiếu ý chí và nghị lực, không tập trung vào công
việc,...
- Trì hoãn khiến cho con người đánh mất uy tín, bỏ lỡ những cơ
hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản
thân. Trì hoãn là vật cản trên con đường đi đến thành công của mỗi
người.
+ Lợi ích khi từ bỏ thói quen trì hoãn
- Tận dụng được thời gian, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
- Rèn luyện được tinh thần kỉ luật, sống có trách nhiệm, được mọi
người tin tưởng và yêu mến,…

5
+ Giải pháp từ bỏ thói quen trì hoãn
- Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn.
- Cần rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một
cách hợp lí, khoa học.
- Trau dồi bản thân, nâng cao năng lực, suy nghĩ tích cực, nhắc
nhở bản thân về động lực để hoàn thành kế hoạch.
-…
(Trong quá trình bàn luận về tác hại/lợi ích của thói quen trì
hoãn, học sinh cần làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng
chứng thuyết phục.)
Hướng dẫn chấm:
- Vấn đề nghị luận được triển khai đầy đủ, sâu sắc: 2.0 – 2.5 điểm.
- Vấn đề nghị luận được triển khai chưa đầy đủ hoặc chưa sâu:
1.25 điểm – 1.75 điểm.
- Vấn đề nghị luận được triển khai chung chung, sơ sài: 0.5 điểm
– 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp 0.25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5
cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
về diễn đạt.

Tổng điểm 10.0

You might also like