You are on page 1of 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – LỚP 10

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc bài thơ sau:
Trời sinh, trời ắt đã dành phần,
Tua hãy cho hiền, dạ có nhân.
Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ,
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần.
Bạo hung chỉn đã gươm mài đá,
Phúc đức đành hay cỏ đượm xuân.
Chớ có hại người mà ích kỷ,
Giấu người, khôn giấu được linh thần.
(Thơ Nôm, Bài 82, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Thất ngôn
D. Song thất lục bát
Câu 2. Bài thơ được gieo vần gì?
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần chéo
D. Vần bằng
Câu 3. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu thơ nào?
A. 1 - 2 và 3 - 4
B. 1 - 2 và 7 - 8
C. 5 - 6 và 7 - 8
D. 3 - 4 và 5 - 6
Câu 5. “Phúc đức” có nghĩa là gì?
A. Làm những điều tốt lành cho người khác.
B. Làm những điều khiến người khác vui vẻ.
C. Làm những điều để lấy lòng người khác.
D. Làm những điều không tốt cho người khác.

1
Câu 6. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của hình ảnh “cỏ đượm xuân” trong câu thơ
“Phúc đức đành hay cỏ đượm xuân”?
A. Hoa cỏ tươi tốt, thấm đượm sắc xuân.
B. Hoa cỏ mùa xuân thiếu sức sống, lụi tàn.
C. Thiên nhiên đất trời đẹp, tràn đầy sức sống.
D. Mùa xuân làm cho con người và cảnh vật thêm rạng rỡ.
Câu 7. Qua bài thơ, tác giả khuyên răn con người điều gì?
A. Khuyên con người phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi khốn
khó.
B. Khuyên con người phải biết tu nhân tích đức, yêu thương đùm bọc lẫn nhau,
không vì lợi ích của bản thân mà hại người khác.
C. Khuyên con người phải sống ngay thẳng, không chịu luồn cúi trước người
khác.
D. Khuyên con người phải tỉnh táo, sáng suốt, không nên tin vào người khác.
Câu 8. Dòng nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng từ Hán Việt, ngôn ngữ bác học.
B. Sử dụng từ láy, ngôn ngữ khoa trương.
C. Sử dụng phép đối, ngôn ngữ bình dị, ngắt nhịp đa dạng.
D. Sử dụng đảo ngữ, ngôn ngữ bình dị.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Bài học có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ trên là gì? (Trả lời trong
khoảng 5 -7 dòng).
Câu 10. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong hai câu thơ sau
không? Vì sao?
“Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ,
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần.”

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)


Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục người khác từ
bỏ thói quen lãng phí thời gian.

2
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phầ Câu Nội dung Điểm
n
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 A 0,5
3 C 0,5
4 D 0,5
5 A 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 C 0,5
9 - Nêu được một bài học sâu sắc nhất và lí giải vì sao chọn 1,0
bài học đó.
Có thể theo những gợi ý sau:
+ Sống lương thiện, yêu thương, giúp đỡ người khác.
+ Không nên sống ích kỉ, làm hại người khác.
+ Biết hài lòng và trân trọng những gì mình đang có.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được một bài học đạt 0,5 điểm.
- Học sinh lí giải thuyết phục, rõ ràng vì sao chọn bài học
đó đạt 0,5 điểm.
- Học sinh lí giải chưa thuyết phục, chưa rõ ràng vì sao
chọn bài học đó đạt 0,25 điểm.
10 - Bày tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình 1,0
một phần.
- Lí giải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật.
Ví dụ trường hợp đồng tình:
+ Con người dù nghèo khó cũng không nên than thân trách
phận mà hãy luôn lạc quan, bình tĩnh vượt qua. Có như vậy
tâm mới nhẹ nhõm, thanh thản. Còn giàu sang hãy nên yêu
thương và giúp đỡ mọi người vì điều đó sẽ khiến mọi người
thêm gần gũi, gắn kết nhau hơn.
+ Hai câu thơ đem đến bài học về cách ứng xử tích cực cho
con người, giúp cuộc sống con người dù trong hoàn cảnh
nào cũng đều trở nên tốt đẹp hơn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày thuyết phục, hợp lí, không vi phạm
chuẩn mực đạo đức, pháp luật: 1,0 điểm
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục, chưa rõ ràng đạt
0,25-0,75 điểm
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết
phục, hợp lí vẫn cho điểm tối đa.
3
II LÀM VĂN 4,0
Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 500 chữ) thuyết
phục người khác từ bỏ thói quen lãng phí thời gian.
a/ Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài
khái quát được vấn đề.
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: thuyết phục người khác 0,5
từ bỏ thói quen lãng phí thời gian.
c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp
được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi
luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Nêu vấn đề: Lãng phí thời gian là một thói quen xấu cần 2,5
thay đổi, từ bỏ.
* Giải thích: Lãng phí thời gian là để thời gian trôi qua vô
nghĩa, mất nhiều thời gian làm những việc vô bổ như chụp
ảnh sống ảo, giải trí, lướt mạng xã hội, xem phim, sử dụng
điện thoại di động bất chấp thời gian,…; mất tập trung, nói
chuyện phiếm, thường xuyên trì hoãn, chậm chạp, hay đi
muộn trong học tập, làm việc; sắp xếp thời gian học tập, làm
việc, thư giãn không khoa học,...
* Phân tích tác hại của bỏ thói quen lãng phí thời gian:
- Thói quen lãng phí thời gian gây ảnh hưởng xấu đến kết
quả học tập, công việc, sức khỏe,…của mỗi người.
- Lãng phí thời gian cho những thú vui tiêu khiển gây tốn
kém về tiền bạc, của cải, công sức của chính mình và người
khác đồng thời cũng khiến con người dễ sa vào các tệ nạn xã
hội.
- “Thời gian là vàng” nên người lãng phí thời gian sẽ đánh
mất cơ hội để thành công trong cuộc sống, không phát triển
được bản thân, lâu dần sẽ bị tụt lùi về phía sau và bị xã hội
đào thải.
- Lãng phí thời gian làm việc vô nghĩa sẽ làm cho con người
mất đi một phần đời của chính mình (lãng phí tuổi thanh
xuân), có khi làm lãng phí cả cuộc đời bởi mỗi giây phút trôi
qua sẽ không bao giờ trở lại.
* Cách từ bỏ thói quen lãng phí thời gian:
+ Nhận thức được những tác hại của thói quen lãng phí thời
gian.
+ Cần biết quý trọng thời gian, lập thời gian biểu cho từng
hoạt động trong ngày và cố gắng, quyết tâm thực hiện kế
hoạch đã đề ra.
+ Lập danh sách thói quen xấu tiêu tốn thời gian và loại bỏ,
thay thế bằng thói quen tốt như đọc sách để nâng cao kiến
thức, mở rộng hiểu biết, rèn luyện kĩ năng sống,…
+ Tự giác làm chủ và quản lí thời gian học tập, lao động,
4
nghỉ ngơi thư giãn đúng cách, hiệu quả.
+ Biết tiết kiệm thời gian, tận dụng thời gian để tạo ra những
giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội (đi làm từ thiện,
giúp đỡ những mảnh đời khó khăn,…)
+ Tuyên truyền đến bạn bè, người thân về vai trò quan trọng
của thời gian để cùng cố gắng, cùng thay đổi thói quen lãng
phí thời gian.
* Đánh giá chung:
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen lãng phí thời
gian.
- Rút ra bài học cho bản thân; nêu thông điệp, thể hiện niềm
tin, khích lệ mọi người từ bỏ lãng phí thời gian.
d/ Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e/ Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10,0

......Hết......

You might also like