You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐỀ KIỂM TRA VIẾT

TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022 - 2023


ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: Ngữ văn KHỐI 10
(Đề kiểm tra có 04 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
MÃ ĐỀ 02
Họ và tên học sinh: ………………………………… Số báo danh: …………
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
THỰC PHẨM "SIÊU CHẾ BIẾN"
CÓ THỂ DẪN TỚI NGUY CƠ SA SÚT TRÍ TUỆ
Những thực phẩm siêu chế biến như xúc xích, hamberger... không chỉ có hại
cho sức khỏe mà còn có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới não bộ.

Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công nghiệp, có
từ 5 thành phần trở lên bao gồm các chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản... Mặc
dù từ trước tới nay, chúng ta luôn biết loại thực phẩm này có hại cho sức khỏe
nhưng nghiên cứu mới còn cho thấy loại thực phẩm này ảnh hưởng đến cả não bộ.

Nghiên cứu mới cho thấy con người có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn
nếu hơn 20% lượng calo nạp vào hàng ngày của họ là thực phẩm siêu chế biến.
Nghiên nhân là do phần não bộ liên quan đến việc xử lý thông tin và đưa ra quyết
định (hay còn gọi là chức năng điều hành) có thể bị ảnh hưởng đặc biệt bởi việc
tiêu thụ loại thực phẩm này.

Theo nghiên cứu, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến ghi nhận tốc
độ suy giảm nhận thức nhanh hơn 28% và tốc độ suy giảm chức năng điều hành
nhanh hơn 25% so với những người ăn ít loại thực phẩm siêu chế biến.

Chưa dừng lại ở đó, tác hại của thực phẩm này còn là tăng nguy cơ béo phì, gây ra
những vấn đề về tim mạch, tuần hoàn, tiểu đường, ung thư và giảm tuổi thọ. Để
tránh những rủi ro sức khỏe, các chuyên gia khuyến khích mọi người có chế độ ăn
uống lành mạnh, phù hợp, hạn chế sử dụng thực phẩm siêu chế biến và nên tăng
những loại thực phẩm chất lượng cao như trái cây, rau củ, ngũ cốc.

Ngoài ra, thay vì ăn thức ăn nhanh và các thực phẩm siêu chế biến, bạn nên tập
thói quen nấu ăn tại nhà. Những bữa ăn như vậy rất đáng giá bởi nó có thể bảo vệ
trái tim và não bộ của bạn khỏi những chứng mất trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer.
Ngay từ bây giờ, bạn nên tạo dựng thói quen ngừng mua những thứ được chế biến
sẵn.

(Thực phẩm "siêu chế biến" có thể dẫn tới nguy cơ sa sút trí
tuệ- Hà Linh (Theo Fox News), Báo điện tử VTV News, ngày 08/12/2022)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi
Câu 1: Văn bản trên thuộc loại văn bản nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản đa phương thức
Câu 2: Luận đề của văn bản trên là gì?
A. Thực phẩm siêu chế biến dẫn tới nguy cơ sa sút trí tuệ
B. Thực phẩm siêu chế biến có hại cho sức khoẻ
C. Nên tạo dựng thói quen ngừng mua những thứ được chế biến sẵn
D. Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công
nghiệp
Câu 3: Đâu không phải là luận điểm của văn bản trên
A. Nhận định về thực phẩm siêu trí tuệ và tác hại của chúng
B. Nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của thực phẩm siêu chế biến
đến não bộ
C. Một số khuyến cáo và lời khuyên đối với thực phẩm siêu chế biến
D. Khả năng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến trên thế giới.
Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu đầu tiên của văn bản?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Liệt kê
D. Ẩn dụ
Câu 5: Hiệu quả của việc đưa ra các kết quả nghiên cứu là gì?
A. Tăng sức thuyết phục cho lập luận
B. Tăng tính truyền cảm và hấp dẫn cho văn bản
C. Tăng tính khách quan, logic
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Tại sao lại nói rằng “con người có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn
nếu hơn 20% lượng calo nạp vào hàng ngày của họ là thực phẩm siêu chế biến”?
A. Do não bộ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nếu tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến
B. Người tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh
hơn
C. Người tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có tốc độ suy giảm chức năng điều
hành nhanh hơn
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Văn bản trên được viết với mục đích sử dụng nào?
A. Bản tin
B. Bình luận
C. Tài liệu khoa học kĩ thuật
D. Diễn văn
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Cho biết tác dụng của những thông tin trong phần sa-pô được in đậm ở đầu
văn bản?
Câu 9: Anh/ chị định nghĩa như thế nào về thực phẩm “siêu chế biến”?
Câu 10: Theo anh/chị, cần phải làm gì để giảm tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến?
(trình bày khoảng từ 7 đến 10 dòng)?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến sau: "Học tập là cuốn vở không có trang cuối."
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câ Nội dung Điểm


u
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 A 0,5
3 D 0,5
4 C 0,5
5 D 0,5
6 D 0,5
7 A 0,5
8 - Tác dụng của Sa-pô: 0,5
+) Làm nổi bật chủ đề của bài viết
+) Giúp người đọc tóm tắt được nội dung chính của văn bản, khái
quát được nội dung của toàn văn bản
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
9 Thực phẩm “siêu chế biến” 1.0
- Là những loại thực phẩm được chế biến sẵn công nghiệp, có thể
sử dụng ngay hoặc làm nóng (đun nấu hoặc nướng)
- Là loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin và gây ra nhiều
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
10 - HS nêu được một số biện pháp cụ thể. Có thể theo hướng sau: 1.0
+) Tập thói quen nấu ăn tại nhà
+) Ngừng mua những thực phẩm được chế biến sẵn
+) Dãn nhãn thực phẩm siêu chế biến
+) Cấm tiếp thị thực phẩm siêu chế biến cho trẻ em
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,25 – 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn nghị luận xã hội về 0,25
tầm quan trọng của học tập
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3.0
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới
đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Tầm quan trọng của 0.25
học tập
* Giải thích
- Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" vừa khẳng định
0.5
tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý
thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển
không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh
phục đỉnh cao tri thức.
- Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập chỉ
quá trình học hỏi kiến thức và rèn luyện kỹ năng của con người
nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc, cuộc sống và khát vọng hiểu
biết thế giới
* Bàn luận
- Phân tích
+) Học tập giúp kế thừa và phát huy sức mạnh của tri thức của con
người
+) Tri thức vô cùng rộng lớn, không ai có thể khẳng định mình biết
tất cả mọi thứ
+) Sức lực của con người là có hạn còn tri thức là vô hạn
- Ý nghĩa
+) Học tập phải được thực hiện ở mọi nơi, không chỉ học trong sách
vở mà còn phải học từ nhiều người
- Học tập giúp ta nhận biết thế giới, phân tích và giải quyết các vấn
đề 1.0
- Càng học thì càng thu được nhiều kết quả tốt
* Phản đề
- Nhiều người xem thường việc học, không chịu học tập nghiêm
túc, thiếu ý chí trong học tập. Họ lười biếng trong học tập, chỉ học
đối phó, không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ
năng.
* Mở rộng và liên hệ bản thân
- HS tự rút ra bài học cho bản thân
3. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề được nghị luận.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
(Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp)
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25
diễn đạt mới mẻ, có dẫn chứng cụ thể sâu sắc.
I+II 10

You might also like