You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐỀ KIỂM TRA

TỔ:NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022 - 2023


ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN KHỐI : 10
(Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời
gian phát đề
MÃ ĐỀ: 04

Họ và tên học sinh: ………………………………… Số báo danh: …………


I.ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã
bao vây địa cầu.
Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định có vô số hạt nhựa li ti trên bầu trời!
Những hạt này có thể theo gió mà bay hàng ngàn cây số và ảnh hưởng đến sự hình
thành mây, nghĩa là chúng có khả năng can thiệp vào nhiệt độ, lượng mưa, thậm
chí biến đổi khí hậu.
Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây
địa cầu. Chúng là hạt nhựa có kích thước dưới 5mm và thường rơi vào hai dạng
sau đây. Thứ nhất, theo thời gian, các vật dụng bằng nhựa như chai nước, túi ni
lông và màng bọc thực phẩm phân rã thành những mảnh nhựa nhỏ. Thứ nhì, các
"vi sợi" rơi ra khi ta giặt áo quần (loại sợi tổng hợp) và xả nước... ra biển. Sau đó,
gió quét qua đất liền và đại dương, thổi vi nhựa vào không khí.
Việc xác định nguồn gốc của vi nhựa có thể giúp ta hiểu hơn các tác động
khí hậu của nó. Natalie Mahowald ở ĐH Cornell (Mỹ) đã thử tìm câu trả lời
thông qua mô hình hóa, sử dụng bộ dữ liệu của Janice Brahney, hoàn lưu của
khí quyển và những nguồn phát thải nhựa đã biết.
(1) Trên đường sá, lốp xe và phanh bị mài mòn, ném vô số vi nhựa vào
không khí. (2) Bụi nông nghiệp cũng chứa vi nhựa, một phần từ đồ nhựa được
sử dụng trên các cánh đồng, một phần do người ta ném quần áo sợi tổng hợp vào
máy giặt. Nước thải chảy vào các nhà máy xử lý để tách chất rắn ra khỏi chất
lỏng, và khoảng một nửa số chất rắn sinh học sẽ được dùng làm phân bón. (3)
Ngoài đại dương, những đảo rác khổng lồ từ từ phân hủy thành những mảnh
siêu nhỏ và nhẹ, sau đó nổi lên bề mặt và bị cuốn vào không khí.
Mô hình của Mahowald kết luận rằng khắp miền tây Hoa Kỳ, vi nhựa đến
từ ba nguồn kể trên với tỉ lệ lần lượt là 84%, 5% và 11%. Một số vi nhựa đã
được tìm thấy cách xa nguồn giả định đến hàng ngàn cây số. Càng nhỏ, càng
nhẹ, chúng sẽ càng ở lâu trên bầu trời.
Mahowald cho biết hiện tại, tỉ lệ nhựa trong tổng số sol khí 1 là rất nhỏ, vì
vậy nhựa không đóng góp nhiều vào tác động khí hậu của sol khí. Nhưng việc
sản xuất nhựa và tích tụ vi nhựa trong môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. "Vấn đề
sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn" - cô nói với E360.
Vi nhựa có thể di chuyển xa hơn so với các loại sol khí dày đặc khác nên
chúng có thể trở thành chất gây ô nhiễm "chủ đạo" ở những khu vực còn nguyên
sơ. Các nhà khoa học đã tìm thấy vi nhựa trên các đỉnh núi xa xôi và ở tận Bắc
Cực.
Bài báo của Brahney và Mahowald kết luận: Nhựa hiện chiếm chưa đến
1% lượng sol khí nhân tạo rơi xuống mặt đất, nhưng với một vài khu vực ngoài
đại dương cuối hướng gió, nhựa có thể chiếm hơn 50% sol khí rơi xuống.

Nguồn thải vi nhựa vào không khí ở miền tây Hoa Kỳ. Nguồn: Brahney và cộng
sự
(Trích “Vi nhựa: lấp đầy trời mây, cuốn theo chiều gió”, Lê My, báo Tuổi trẻ
cuối tuần, ngày 19/02/2023)

Chọn phương án đúng nhất cho mỗi câu hỏi:


Câu 1: Văn bản trên thuộc loại văn bản nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản khoa học

Câu 2: Trong văn bản đã sử dụng các loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?

1
hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác.
A. Các số liệu, hình ảnh
B. Các số liệu, biểu đồ, sơ đồ và hình ảnh
C. Các biểu đồ, sơ đồ và hình ảnh
D. Các số liệu và biểu đồ, sơ đồ
Câu 3: Đâu là nhận xét đúng nhất về đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản trên:
A. Sáng rõ, đơn nghĩa
B. Đa nghĩa, hàm ẩn
C. Vừa đơn nghĩa, vừa đa nghĩa
D. Vừa hàm ẩn, vừa sáng rõ

Câu 4: Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra vi nhựa đến từ mấy nguồn
A. 1 nguồn
B. 2 nguồn
C. 3 nguồn
D. 4 nguồn
Câu 5: Đoạn trích trên không cung cấp thông tin gì?
A. Nguồn gốc của vi nhựa
B. Hậu quả khi vi nhựa bay trong môi trường
C. Vi nhựa đến cùng với gió
D. Các biện pháp để giải quyết vi nhựa
Câu 6: Trong văn bản đã đề cập vi nhựa chính là tác nhân chủ yếu gây ra:
A. Ô nhiễm môi trường
B. Biến đổi khí hậu
C. Bụi mịn
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Tại sao tác giả lại so sánh vi nhựa với bụi mịn?
A. Vì chúng đều rất nhỏ
B. Vì chúng đều bay trong không gian
C. Vì chúng đều gây hại đến con người và môi trường
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Dòng chữ đầu tiên được in đậm trong bài được gọi là gì? Tác dụng của
chúng?
Câu 9: Hãy cho biết ý nghĩa biểu đạt và tác dụng của các phương tiện phi ngôn
ngữ được sử dụng trong sơ đồ “Nguồn thải vi nhựa vào không khí ở miền tây
Hoa Kỳ”?
Câu 10: Anh/chị hãy đề ra một số biện pháp để giảm thiểu vi nhựa (Đưa ra tối
thiểu 3 biện pháp)

II.VIẾT (4 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến sau: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường” (Pauline Kael)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câ Nội dung Điểm
u
1 ĐỌC HIỂU 6.0
1 C 0.5
2 A 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 D 0.5
6 A 0.5
7 D 0.5
8 - Tên gọi: Sapo 0.5
- Tác dụng: Dẫn dắt và hé mở cho người đọc về vấn đề
chính của văn bản
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý : 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời : 0 điểm
9 - Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Các biểu 1.0
tượng hình ảnh, các mũi tên, các con số
- Ý nghĩa biểu đạt
+ Hình ảnh: nguồn gốc của vi nhựa
+ Mũi tên: Vi nhựa sẽ bay theo chiều gió về bay vào
không khí
+ Con số: Số lượng vi nhựa
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương đáp án: 1 điểm
- Học sinh trả lời đúng các phương tiện và 2 trên 3 ý
nghĩa biểu đạt: 0.75 điểm
- Học sinh trả lời đúng các phương tiện nhưng
không đúng ý nghĩa biểu đạt: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời : 0 điểm
10 Các biện pháp: 1.0
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần từ nhựa như:
túi nilong, ống hút nhựa, cốc nhựa,…
- Tái chế các rác thải nhựa
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương đáp án: 1.0điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời : 0 điểm
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề,
kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng về vấn đề cần nghị luận 0.25
Bàn luận về tầm quan trọng của ý chí đối với mỗi con
người
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25
điểm
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0
điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 3.0
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần
vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa
lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng
tới:
1. Mở bài: Dẫn dắt về nêu được vấn đề cần nghị
luận
2. Thân bài 0.5
a, Giải thích câu nói
- “ý chí”: nghị lực, lòng quyết tâm để làm một việc gì đó
- “con đường”: là đường đi nhưng ở đây có thể hiểu là
đường để tới thành công, hạnh phúc
=> Chỉ khi con người ta có ý chí con người ta mới có thể
thành công, hành phúc 0.5
b, Biểu hiện
- Luôn cố gắng, nỗ lực không bao giờ khuất phục trước
những nghịch cảnh
- Suy nghĩ và hành động độc lập không phụ thuộc vào
người khác
- Luôn quyết đoán và đặt ra các mục tiêu, mục đích cho
bản thân 0.5
c, Vai trò
- Giúp con người ta khắc phục mọi khó khăn và thử
thách từ đó đem lại những thành công cho họ
- Tạo cho con người ta một bản lĩnh kiên cường, dũng
cảm 0.5
d,Cách rèn luyện
- Nghiêm khắc với chính bản thân mình trong học tập và
các công việc.
- Đặt ra các mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó 0.5
e, Phản đề
- Hiện nay có nhiều cá nhân không có ý chí, nghị lực 0.5
luôn sống bám vào người khác
f, Liên hệ bản thân
- HS tự rút ra bài học cho bản thân
3. Kết bài :Khẳng định tầm quan trọng của ý chí
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 – 2,75điểm
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 – 1,75điểm
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Không
mắc các lỗi trình bày, câu văn liên kết mạch lạc, logic.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá
nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.25
luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

You might also like