You are on page 1of 7

Họ tên Gv:Phan Thị Thúy Vân ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Trường:THPT Nguyễn Đức Cảnh Năm học: 2022 – 2023


Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình MÔN: NGỮ VĂN 10
Sđt: 0918362126 Thời gian làm bài: 90 phút;
(Đề kiểm tra có 02 trang) (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngôn chí (Bài 4)

Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm, Thơ đới tục hiềm câu đới (2) tục,
Giơ tay áo đến tùng lâm. Chủ vô tâm ỷ khách vô tâm.
Rừng nhiều cây rợp hoa chầy (1) động, Trúc thông hiên vắng trong khi ấy,
Đường ít người đi cỏ kíp xâm. Năng mỗ sơn tăng (3) làm bạn ngâm.
(Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

[Chầy: Chậm. Hoa chầy động tức hoa chậm lay động. 2. Đới: Đeo, mang theo. Đới
tục tức mang tính trần tục. 3. Năng mỗ sơn tăng: Có thể gặp vị sơn tăng nào.]

Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 4 được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn trường thiên C. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
A. Tác giả C. Một lão tiều phu
B. Người ở quê D. Một vị quan.
Câu 3: Bài thơ gieo vần nào?
A. Vần lưng C. Vần chân
B. Vần cách D. Vần liền
Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: “Đường ít người đi cỏ kíp
xâm.”?
A. So sánh C. Đối
B. Liệt kê D. Hoán dụ
Câu 5: “Tùng lâm”được nhắc đến trong bài thơ là nghĩa là gì?
A. Rừng tùng C. Rừng núi
B. Cây tùng D. Núi sâu
Câu 6: Ý nào nói chính xác và đầy đủ nhất nội dung bài thơ?
A. Bức tranh thiên nhiên nơi rừng núi.
B. Sự lựa chọn và triết lí sống thanh sạch của nhà thơ.
C. Cuộc sống xem thường danh lợi của nhà thơ
D. Sự lựa chọn về chốn “tùng lâm” của nhà thơ.

Câu 7: Hình ảnh trong hai câu thơ: “ Trúc thông hiên vắng trong khi ấy,
Năng mỗ sơn tăng (3) làm bạn ngâm.” cho thấy điều gì về tâm hồn nhà thơ?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên , yêu quê hương tha thiết.
B. Một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng, thích sống một mình
C. Một người miền núi gắn bó với cuộc sống bình yên nơi quê nhà.
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, vừa mong muốn gặp người tri
kỉ.
Câu 8: Cảnh vật trong hai câu thơ sau mang đặc điểm gì?
Rừng nhiều cây rợp hoa chầy (1) động,
Đường ít người đi cỏ kíp xâm.
A. Xanh mát, tươi tốt C. Cảnh thanh sơ, yên bình, vắng vẻ
B. Cảnh đẹp nhưng ít người qua lại D. Cảnh đầy sức sống vui vẻ, ồn ào
Câu 9: Cảm nhận cuộc sống của nhà thơ trong hai câu thơ:
Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm,
Giơ tay áo đến tùng lâm.
Câu 10: Anh /chị có thích cách sống của tác giả ở trong hai câu thơ cuối không ? Vì sao?
( Viết đoạn văn khoảng 5-6 câu)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh /Chị viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm “của người
phúc ta”
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 10

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 A 0,5
3 C 0,5
4 C 0,5
5 A 0,5
6 B 0,5
7 D 0,5
8 C 0,5
9 - Xa lánh cuộc sống ồn ào náo nhiệt, tránh xa 1,0
những bụi bặm trần thế, lui về chốn rừng núi, lấy
thiên nhiên làm bạn.
-Cách sống ấy thể hiện quan niệm sống tích cực:
sự coi trọng đời sống tinh thần, giữ lòng trong
sạch để nhân cách không bị hoen ố trước thói đời
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0
điểm
- Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng
diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không
trả lời: 0,0 điểm
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án
nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp
lí là chấp nhận được.
10 Hs có thể chọn phương án trả lời khác nhưng 1,0
phải thuyết phục. Sau đây là gợi ý:
- Có thích cách sống của Nguyễn Trãi
- Vì đó là cách di dưỡng tinh thần, nó giúp
con người hòa mình với thiên nhiên, tâm hồn
được thanh lọc và cũng sẽ thêm trân quý cuộc đời
hơn.
Hướng dẫn chấm:
-Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi
trong đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng
diễn đạt chưa tốt: 0,25 - 0,75 điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không
trả lời: 0,0 điểm
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án
nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp
lí là chấp nhận được.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được
vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm “của
người phúc ta”
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị
luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận 2,0
điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng
cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một
vài gợi ý cần hướng tới:
Gợi ý: 1,5

+ Giải thích.

-“Của người phúc ta” là dùng tiền bạc, của nả của


người khác mà đem dâng hiến, tặng cho người
khác cốt để hòng thu lợi cho mình.

+ Biểu hiện của quan niệm “ Của người phúc ta”.


- “Của người phúc ta” có thể bắt đầu từ những
việc rất nhỏ, từ đôi ba lần trót nhận của người
khác là công của mình. Trên thực tế, rất ít người
có thể nhận ra điều này. Theo đó, bạn sẽ là người
mắc phải quan niệm này khi có một trong những
biểu hiện dưới đây:

+ Không dám dùng tiền của, sức lực của mình


cho người khác

+ Chỉ chờ người khác bỏ tiền của hay công sức ra


là tính toán để làm lợi cho mình trước mắt mọi
người

+ Có khả năng bao che, dẫn dắt làm cho mọi


người hiểu sai thực tế, tưởng đó là công sức và
tiền của của chính bạn

+ Lý do nên từ bỏ thói quen hay quan niệm đó.

- Khiến bản thân luôn sống trong ảo tưởng,


tự huyễn hoặc khả năng của bản thân mình.

- Làm mất niềm tin và sự tôn trọng của


người khác.

- Đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống:

- Khiến cho giá trị chuẩn mực trong xã hội


bị đảo lộn, người ta không phân biệt được người
nào có công, người nào có của....

+ Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen hay


quan niệm không phù hợp.

- Cần phải nhận thức được: “Của ai phúc


nấy” để điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp.

- Tự mình tham gia những hoạt động trong


khả năng của mình dù là nhỏ bé

- Tự chịu trách nhiệm với những lời nói và


hành động của mình

- Không háo danh, không tự ảo tưởng về


mình, không cần những thứ không thuộc về
mình.

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người


xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ
quan niệm “của người phúc ta”.

- Việc từ bỏ quan niệm sai lầm là khá khó khăn


nhưng nếu chúng ta quyết tâm chắc chắn mọi
người xung quanh sẽ nhận ra và thay đổi thái độ
khi nhìn nhận về bạn

- Không ai chê cười bạn chỉ là bạn có dám thay


đổi hay không

Hướng dẫn chấm:


- Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm.
- Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,75
điểm – 1,0 điểm.
- Cảm nhận chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5
điểm.
Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm. 0,5
- Khẳng định lại vấn đề: “ Của người phúc ta” là
một quan niệm sai lầm cần được nhận thức đúng
để xóa bỏ
- Bài học cho bản thân: Là một người học sinh,
bạn nên hiểu đúng về quan niệm “của người phúc
ta”để không mắc phải lối sống nhờ vào bóng
hình, tên tuổi của người khác.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm
có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5
nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
I+II 10

You might also like