You are on page 1of 8

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Môn: Ngữ văn, lớp 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:................................................Học sinh học sinh:.............

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
BẾN ĐÒ NGÀY XƯA
(Anh Thơ)
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt,
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?


Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.

Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ,


Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở,
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 2007,tr.216)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu.
Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Câu 4. Anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên?

II. LÀM VĂN


Câu 1 (2,0)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về việc tuổi trẻ phải biết
khẳng định mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Sgk Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2010, tr.39)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp 11
Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
Thể thơ: Thể thơ tám chữ
Hướng dẫn chấm:
1 0,75
- Học sinh xác định đúng thể thơ: 0,75 điểm
- Học sinh xác định không đúng: Không cho điểm
Những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu:
rũ rượi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, trơ vơ
0,75
2 Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được ít nhất 3 từ ngữ trong đáp án: 0,75 điểm.
- Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm.
3 Biện pháp tu từ:
- Nhân hoá: Bến vắng – đắm mình, quán hàng – đứng co ro 1,0
- Tác dụng biện pháp tu từ:
+ Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi
hình, gợi cảm.
+ Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng,
im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.  
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Trả lời được ý 1 đúng như Đáp án: 0,25 điểm, trả lời sai Đáp
án: không cho điểm.
- Trả lời được ý 2 đúng như trong Đáp án: 0,75 điểm.
- Trả lời được 1 phần của ý 2 trong Đáp án: 0,5 điểm.
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý 2 trong Đáp án bằng các cách
diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa ở ý 2.
Vẻ đẹp tâm hồn tác giả:
+ Tấm hồn nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất
trời buổi chiều xuân.
4 + Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời đúng được 1 trong 2 yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm.
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về việc tuổi trẻ phải biết
2,0
khẳng định mình.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0,25
tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bày tỏ suy nghĩ của mình về việc tuổi trẻ phải biết khẳng định 0,25
mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Biết tự khẳng định mình là một đòi
hỏi bức thiết đối với mỗi con người.
2. Thân đoạn
* Giải thích ý kiến:
- Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá
nhân trong không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong
môi trường và lĩnh vực hoạt động của riêng mình.
- Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình
của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lý tưởng không
giống nhau.
* Chứng minh, bình luận ý kiến:
- Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được
những phẩm chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh
vực hoạt động mà mình tham gia, có thể khiến cộng đồng phải
tôn trọng.
- Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự
phát triển bền vững của cuộc sống, của xã hội.
- Trong thời đại ngày nay, việc tự khẳng định mình mang một ý
nghĩa đặc biệt, khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật
chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ
sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời đó cũng
là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình
của mỗi cá nhân có những biểu hiện lệch lạc.
* Bài học nhận thức và hành động:
-Về nhận thức: Không ngừng vươn lên tự khẳng định mình, nhất
là trong khó khăn, thử thách.
- Về hành động:
+ Đặt ra kế hoạch cụ thể, từng bước hoàn thiện bản thân.
+ Đặt ra các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống và không ngừng nỗ
lực vươn lên hoàn thành nó.
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại ý kiến: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi
bức thiết đối với mỗi con người.
- Liên hệ bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng
(0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả,
ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có 0,5
sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu,
hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ
5,0
Dạ của Hàn Mặc Tử
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết 0,25
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc 0,5
Tử
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ
Dạ và đoạn thơ
0,5
Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu
tác phẩm, đoạn thơ: 0,25 điểm.
* Khái quát về bài thơ: 2,5
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
+ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào khoảng năm 1938,
in lần đầu tiên trong tập Thơ điên (về sau đổi tên thành Đau
thương).
+ Bài thơ được viết khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu
thiếp từ người con gái mà nhà thơ thầm thương, Hoàng Thị Kim
Cúc.
- Địa danh "thôn Vĩ Dạ" : Vĩ Dạ là một phường thuộc thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ
mộng.
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
- Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là
lời nhà thơ tự vấn lòng mình
- Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng ->
Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả
=> Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự
nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó,
một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua
thôn Vĩ.
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên."
- Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn
+ Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không
gian
+ Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ
- “nắng mới lên” : cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết
-> Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
- “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát
của cảnh vật
- sắc xanh "như ngọc" mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng
quê yên bình, trù phú.
=> Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới
nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.
* Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng.
- “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên
với nét đôn hậu, dịu dàng.
-> Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên
tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm
qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác
bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy.
=> Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở
nên thơ mộng và thi vị hơn.

* Khổ hai:
-  Bức tranh phong cảnh:
+ Phong cảnh có sự vận động, biến chuyển, từ cảnh vườn sang
sông nước
+ Bức tranh có sông, mây gió, hoa bắp, tạo nên nét đẹp hùng vĩ,
phóng khoáng.
+ Nhịp thơ chậm rãi gợi ra sự yên ả của xứ Huế
+ Đặc tả dòng sông Hương dưới ánh trăng với vẻ đẹp lộng lẫy và
hư ảo

- Tâm trạng của thi nhân:


+ Được gửi gắm kín đáo qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Mây, gió vốn ở chung, trong thơ, chia ly, nỗi buồn của tình yêu
đơn hương và bệnh tật dày vò.
+ Nỗi buồn gửi vào sông nước, dòng sông tĩnh mịch, vắng lặng,
đìu hiu.
+ “Thuyền ai”: sự sống con người =>Nỗi khao khát được giao
cảm với cuộc đời.
+ “Trăng”: người bạn tri âm tri kỉ , là cái đẹp mà nhà thơ hướng
tới

* Đặc sắc nghệ thuật


- Ngôn ngữ điêu luyện
- Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng
- Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm -
0,75 điểm.
* Đánh giá:
Khổ thơ là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng
0,5
lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Qua đó cho
thấy tâm hồn thanh khiết, yêu đời dù là trong lúc khổ đau, tuyệt
vọng của Hàn Mặc Tử.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm 0,5
khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

You might also like