You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Môn: Ngữ văn, lớp 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:................................................Học sinh học sinh:.............

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc bài thơ:
Hai lòng
Lòng em như quán bán hàng,
Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi.
Lòng anh như mảng bè trôi,
Chỉ về một bến, chỉ xuôi một chiều.

Lòng anh như biển sóng cồn,


Chứa muôn con nước ngàn con sông dài.
Lòng em như cánh lá khoai,
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu.

Lòng anh như hoa hướng dương,


Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời.
Lòng em như cái con thoi,
Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn lành!
(Nguyễn Bính-Thi nhân Việt Nam (1932-1941), Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 2007,
tr. 372)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả ví lòng cô gái với hình ảnh nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:
Lòng anh như hoa hướng dương,
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời.
Câu 4. Nhận xét của anh/chị về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những
việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả qua đoạn thơ sau:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(“Tràng Giang”, Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, trang 29, NXB Giáo dục, 2012)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ Văn - Khối 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm …. trang)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Nhân vật trữ tình: anh (tác giả) 0.75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án: 0 điểm.
2 Tron bài thơ, tác giả ví lòng cô gái với hình ảnh: quán bán 0.75
hàng, cánh lá khoai, cái con thoi
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Trả lời được 2/3 hình ảnh  : 0,5 điểm
- Trả lời được 1/3 hình ảnh  : 0,25 điểm
Lưu ý: Nếu học sinh trích dẫn nguyên ý thơ «Em tuy mới
mười lăm» vẫn cho điểm tối đa.
3 Hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu thơ: 1.0
- Diễn tả tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung của chàng trai đối với
cô gái, dù ở đâu đi nữa vẫn hướng về một nơi đó là cô gái
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
Lưu ý: Học sinh diễn đạt tương đương với các ý trên thì vẫn
cho điểm theo khung cho điểm như trên.
4 Nhận xét của về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ: 0,5
tình cảm trong sáng, mãnh liệt và thuỷ chung.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
Lưu ý:
- Học sinh có cách diễm đạt tương đương vẫn cho điểm tối
đa.
- Đưa ra nhận xét khác hợp lí và có sức thuyết phục vẫn cho
điểm tối đa.
II LÀM VĂN 7,0
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản 2,0
thân về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê
hương.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trình bày suy nghĩ của bản thân về 0,25
những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những việc cần
làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương.
Có thể theo hướng sau:
- Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận: những việc cần làm để giữ
gìn nét đẹp truyền thống của quê hương.
- Thân đoạn:
+ Giải thích: Nét đẹp truyền thống của quê hương là những vẻ đẹp
bình dị, thân thuộc đi vào trong đời sống văn hóa và tâm hồn của con
người theo thời gian không bị mất đi.
+ Bàn luận
. Tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương;
học tập lối sống tình nghĩa trước sau như một của con người nơi quê
hương, luôn ghi nhớ về những vẻ đẹp của quê hương dù có đi đâu về
đâu, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương để nó không
bị mai một đi,…
. Cần có những hành động thiết thực hơn nữa để giữ gìn và phát huy
nét đẹp truyền thống của quê hương.
. Lên án những kẻ “Ăn cháo đá bát”, “Vong ơn bội nghĩa”, phủ
nhận giá trị truyền thống của quê hương,…
- Kết đoạn: bài học nhận thức và hành động
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75
điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp  0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng
tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh,
đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 
Câu 2. Nghị luận văn học 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Cảm nhận của anh/chị về nối niềm nhớ quê hương của tác giả qua đoạn
thơ.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo
các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận, bài thơ “Tràng giang” và 0,5
đoạn thơ.
Hướng dẫn chấm:Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu
tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
Hs có thể triển khai như sau: 2,75
a) Bức tranh thiên nhiên
 Nhà thơ miêu tả một hoàng hôn tráng lệ với lớp lớp mây trắng
chồng xếp lên nhau như những núi bạc, cánh chim nhỉ bé trao
nghiêng trong áng chiều và phía dưới là sóng nước Tràng Giang
vẫn nhịp nhàng vỗ nhịp.
b) Bức tranh tâm trạng
 Hình ảnh vận động hữu hình: "chim nghiêng cánh" để diễn tả một
vận động vô hình "bóng chiều sa". Dường như cánh chim đang
trĩu xuống dưới sức nặng của bóng chiều, hoàng hôn mặt trời như
sa xuống mặt đất. Nếu như trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Lí
Bạch... thì cánh chim là biểu hiện báo hoàng hôn trong thơ Huy
Cận là sự hiện diện vủa cảm giác cô đơn, lạc lõng của cái tôi lãng
mạn trước cuộc đời.
 Thi nhân phủ định thi liệu cổ điển để khẳng định ý tình thời đại
trong hai câu kết:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
 Hai câu thơ lấy ý từ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong "Hoàng Hạc
Lâu":
 "Nhật mộ hương quan hà xứ thị
 Yên ba giang thươngh sử nhân sầu"
 (Quê hương khuất bóng hoàng hôn
 Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
 Thôi Hiệu xưa đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn khói sóng dâng lên
nỗi nhớ quá khứ. Miền quê ấy có thể là nơi chôn rau cắt rốn, nơi
con người sinh ra lớn lên nhưng cũng có thể hiểu là miền đất nơi
con người gắn bó vĩnh viễn sau hoàng hôn của cuộc đời. Nỗi sầu
ấy mang đậm màu sắc cổ điển, gợi mở nỗi buồn về sự hư vô của
kiếp người.
 Còn Huy Cận, đứng ngay trên quê hương mình, dòng sông không
có khói mà vẫn dâng lên  nỗi nhớ nhà. Nhà ở đây có thể hiểu
rộng là nước nhà, chiếu lên hai chữ "lòng quê", lời thơ Huy Cận
bộc lộ kín đáo tình cảm với đất nước, quê hương. Đặt bài thơ
trong bối cảnh xã hội bấy giờ, có thể hiểu là nỗi buồn đất nước
mất chủ quyền, nỗi buồn của cả một thế hệ mang tầm thời đại mà
ta còn bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên, văn Nguyễn Tuân...
 Từ láy "dợn dợn" đã đồng nhất nhịp điệu của sóng nước vố nhịp
điệu của cảm xúc. Nó vừa gợi ra cái dập dềnh của sóng nước vừa
gợi cảm giác hoang lạnh trong lòng nhân vật trữ tình. Từ láy "dợn
dợn" còn diễn tả một cách chân thực, lãng mạn cảm giác hoang
mang của cái tôi không tìm thấy điểm tựa và hướng đi cho cuộc
đời mình.
 Bức tranh tâm trạng của chủ thể trữ tình mang màu sắc cổ điển
khi nhân vật trữ tình cảm thấy cái nhỏ bé, hữu hạn của đời người
với cái bao la, vô hạn của không gian. Đó là nét tâm trạng mang
màu sắc phương Đông, tiếp nối mạch dòng ngàn đời trong thơ ca
cổ điển. Tuy nhiên bài thơ vẫn mang những nét hiện đại, nhà thơ
cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, mất mối liên hệ với vũ trụ, mất sự giao
cảm với cuộc đời, con người và ngập tràn niềm khao khát đồng
cảm để vơi bớt cô đơn. Đó cũng là tâm trạng chung của cái tôi
lãng mạn trong thơ mới.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận đầy đủ, sâu sắc đoạn thơ: 2,25 điểm – 2,75
điểm
- Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 1,25 điểm – 2,0 điểm
- Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0
điểm.
*Đánh giá: 0,5
 Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Bài thơ khép lại với hình ảnh cái tôi cô đơn đối diện với khung cảnh vô
tình, dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, trình 0,25
bày bài bản, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm
TỔNG ĐIỂM 10.0

----------------- Hết ------------------

You might also like