You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn, Lớp: 11


Thời gian làm bài:90 phút, không tính thời gian phát đề.

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
..."Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn
Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là
hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của
ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra từ thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê
vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên
cứu."
(Trích Nguyễn Bính - Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2008, tr.350-351 )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, thơ Nguyễn Bính đã đánh thức điều gì trong lòng chúng ta?
Câu 3. Xác định nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Nhận xét về ngôn ngữ biểu đạt của tác giả trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về sức mạnh niềm
tin vào bản thân của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích "Đây thôn Vĩ Dạ", Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr.39)
-------------HẾT ---------

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp: 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính chính: Nghị luận 0,75
Hướng dẫn chấm:
-Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính không cho điểm.
2 Theo tác giả, thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu 0,75
trong lòng ta.
Hướng dẫn chấm:
-Học sinhtrả lời được đúng: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng không cho điểm.
3 Nội dung chính của đoạn trích bàn về : 1,0
- Chất quê trong thơ Nguyễn Bính.
- Qua đó thấy được thái độ đề cao, trân trọng của người viết với những
giá trị trong thơ Nguyễn Bính.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả đủ 2 ý hoặc cóc ách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được một trong 2 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai không cho điểm
4 Từ ngữ phong phú, chính xác; vừa thể hiện được sự sắc sảo trong tư duy 0,5
khoa học vừa thể hiện được sự tinh tế trong cảm thụ văn học.
Hướng dẫn chấm:
-Học sinh nhận xét đúng các đặc điểm (phong phú, chính xác, sắc sảo,
tinh tế) hoặc đúng từ 2 đặc điểm trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh nhận xét đúng 1 đặc điểm: 0,25 điểm.
Lưu ý: Học sinh nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ biểu đạt trong
đoạn trích bằng các từ ngữ/các cách diễn đạt tương đương vẫn cho
điểm tối đa.
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh 2,0
niềm tin vào bản thân của mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -
phân - hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
về sức mạnh niềm tin vào bản thân của mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về sức mạnh niềm tin
vào bản thân của mỗi người. Có thể theo hướng sau:
Bản thân ta là người hiểu ta hơn hết, cả điểm mạnh lẫn điểm yếu, tin vào
chính mình là niềm tin thực tế, có cơ sở. Có tin yêu mình mới biết tin
yêu con người, cuộc đời chung.
+ Tạo động lực để con người vững vàng vượt qua chông gai thử thách,
kiên trì hành động, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đem đến thành công ở
hiện tại và thực hiện lý tưởng cao đẹp cả đời.
+ Đem lại niềm tin yêu cuộc sống, con người, giúp ta sống lạc quan, tràn
đầy hi vọng, vươn tới tương lai, sống cuộc đời giàu ý nghĩa.
..........................Hết............................

You might also like