You are on page 1of 7

 

ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)


Đọc bài thơ:
Không phép màu nào nữa
Mười ba anh đều đã hi sinh
Chẳng còn một phần ngàn tia hi vọng
Đón tin đau, cả nước bàng hoang
 
Những con người hết lòng vì đồng loại
Bất chấp hiểm nguy để cứu người
Họ đã trả giá bằng sinh mạng
Những tấm gương trong giông bão cuộc đời
 
An nghỉ nhé, những chiến binh dũng cảm
Những phút giây ly biệt nghẹn lời
Trong lòng dân các anh sống mãi
Nỗi xót xa này chẳng thể nào nguôi!
(Vĩnh biệt,Trần Mai Hưởng,Báo văn nghệ số 43/2020,Hội nhà văn Việt Nam
22/10/2021.)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra từ ngữ thể hiện tâm trạng của cả nướckhi đón tin đautừmười ba
chiến sĩ.
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp Anh/Chị hiểu gì về hình ảnh mười ba chiến sĩ?
Những con người hết lòng vì đồng loại
Bất chấp hiểm nguy để cứu người
Họ đã trả giá bằng sinh mạng
Những tấm gương trong giông bão cuộc đời.
Câu 4: Anh/Chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với mười ba chiến sĩ
được thể hiện trong bài thơ?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (200
chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về những tấm gương trong giông bão cuộc
đời.
Câu 2: ( 5 điểm)
 “…Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”
(Tố Hữu – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.109  và
tr.111)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau trong bài
thơ “Việt Bắc”, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 

Phần Câu Nội dung Điểm

I   ĐỌC HIỂU 3,0

  Bài thơ được viết theo thể thơ: tự do

Hướng dẫn chấm:


1
– Học sinh nêu được thể thơ tự do: 0,75 điểm. 0,75

– Học sinh  không nêu được thể thơ tự do:  không ghi
điểm.

Từ ngữthể hiện tâm trạng của cả nước khi đón tin đau từ


mười ba đồng chí: bàng hoang.
Hướng dẫn chấm:
2 0,75
– Học sinh nêu được từ bàng hoang: 0,75 điểm.
– Học sinh không nêu được câu thơ nào: không ghi điểm.

3 Hình ảnh của mười ba chiến sĩ được thể hiện trong những 1,0
câu thơ trên:
Học sinh trả lời theo cảm nhận của bản thân. Có thể trả lời
theo những gợi ý sau:
– Sự hy sinh của các đồng chí thể hiện tinh thần dũng cảm,
ý chí quyết tâm, không quản ngại hiểm nguy,lấy nhiệm vụ
cứu tính mạng của người dân đang bị nạn đặt lên trên hết.
– Các đồng chí đều là những tấm gương sáng trong công
tác, học tập và rèn luyện.
Hướng dẫn chấm:
– Tùy thuộc vào mức độ đạt được của câu trả lời: 0,5
điểm đến 1.0 điểm

Học sinh có thể lựa chọn cách trả lời theo cảm nhận của
bản thân. Có thể theo hướng sau:
– Xót xa, thương cảm trước sự hi sinh của mười ba chiến
sĩ.
– Ca ngợi, trân trọng sự hi sinh cao đẹp của các chiến sĩ.

4 Hướng dẫn chấm: 0,5


– Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm.
– Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm.
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ
ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

II   LÀM VĂN 7,0


  1 Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị
2,0
về những tấm gương trong giông bão cuộc đời.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, 0,25
quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


Suy nghĩ về những tấm gương trong giông bão cuộc đời. 0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75


Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể
hiện được suy nghĩ của bản thân về những tấm gương
trong giông bão cuộc đời. Có thể theo hướng sau:
– Những tấm gương trong giông bão cuộc đời được hiểu là
những hành động cao đẹpkhi gặp gian nan, hoạn
nạn.Những tấm gương trong giông bão cuộc đời thể hiện
tinh thần, ý chí quyết tâm, không quản nguy hiểm trước
những thử thách của cuộc sống. Giúp chúng ta thấm thía
hơn về giá trị của ý chí, nghị lực; cuộc sống chỉ thực sư có
ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp.
– Phải ý thức đúng về những tấm gương sáng trong giông
bão cuộc đời, có những hành động đẹp thể hiện thái độ
sống tích cực vì trước khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn
chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ
và dẫn chứng (0,75 điểm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng
nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu
biểu (0,5 điểm).
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không
xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận,
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25
điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng
nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá
nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo 0,5


Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và
trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời
sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có
sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có
giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm.
– Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm.

2 * Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn
5,0
thơ, từ đó nhận xét dân tộc trong thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, 0,25
Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị


Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trích trong
bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Hướng dẫn chấm:
0,5
– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25
điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ  
và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích.
0,5
(0,25 điểm)
*Tâm trạng của người về xuôi (cán bộ, chiến sĩ CM): 1,5
– 2 câu đầu thể hiện tấm lòng của người về xuôi với Việt  
Bắc, luôn thủy chung, son sắt. Vừa hỏi lại để khẳng định
tình cảm, vừa nhắn nhủ Việt Bắc đừng quên mình. Nhấn
mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”.
– 8 câu sau cho thấy nỗi nhớ của người ra đi về vẻ đẹp
thiên nhiên và con người Việt Băc trong bức tranh tứ bình:
Nỗi nhớ thiên nhiên bốn mùa với vẻ đẹp mang đặc trưng
riêng của thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc;Nhớ về con người
với vẻ đẹp trong tư thế lao động khỏe khoắn, hăng say, cần
mẫn, tỉ mỉ. Đặc biệt con người Việt Bắc với ân tình thủy
chung.
Qua đoạn thơ,người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên
bốn mùa và vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào Việt Bắc. Đồng
thời cũng cho thấy những ấn tượng sâu đậm, khó phai, và
tình cảm đong đầy trong lòng người cán bộ về xuôi về
mảnh đất và con người Việt Bắc.

– Nghệ thuật:
Thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.; Lối
xưng hô mình – ta; Kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; 0,5
Hình ảnh thơ bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, đậm
chất trữ tình.

*Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:


– Về nội dung:
+ Đề tài: Thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Chủ đề: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ, ân tình cách mạng
của người cán bộ Cách mạng và đồng bào Việt Bắc.
+ Hình tượng nghệ thuật: Người cán bộ cách mạng và
1.0
đồng bào Việt Bắc.
– Về nghệ thuật:
Tố Hữu đã khai thác triệt để những vốn quý trong kho
tàng văn học dân gian của dân tộc: thể thơ lục bát; hình
thức đối đáp giao duyên; đại từ xưng hô mình – ta, giọng
thơ tâm tình, ngọt ngào đằm thắm …

You might also like