You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ

TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA GIỮA KÌ – HKII


NĂM HỌC: 2022 – 2023
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn – Lớp 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Câu Nội dung Điểm
Phần
I ĐỌC HIỂU 4,0
- Trong khổ thơ đầu, những hình ảnh báo hiệu mùa xuân về là: gió đông, 0, 5
màu má gái chưa chồng.
Hướng dẫn chấm:
1
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 đối tượng: 0,25
- Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: không cho điểm
- Những đối tượng được nhắc đến trong các dòng thơ: những cô gái, bà 0, 5
già (một đôi cô, bà già tóc bạc)
Hướng dẫn chấm:
2
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 đối tượng: 0,25
- Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: không cho điểm
Nét đẹp văn hóa Việt Nam được gợi ra từ hai dòng thơ là: 0,75
- Trang phục truyền thống: yếm đỏ, khăn thâm.
- Lễ hội mùa xuân tại làng quê Việt Nam: trẩy hội chùa
Hướng dẫn chấm:
3
- Học sinh trả lời như đáp án:0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án cho: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: không
cho điểm
4 Dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, đảo ngữ 0,75
* Câu hỏi tu từ: Lá nõn nhành non ai tráng bạc?
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ thêm sinh động, giàu tính biểu cảm, mang lại cho
người đọc những tưởng tượng đầy lí thú.
+ Nhấn mạnh thái độ ngỡ ngàng, ngợi ca vẻ đẹp căng tràn sức sống từ
hình ảnh xanh non, bóng mượt của nhành, lá mùa xuân.
* Biện pháp đảo ngữ
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm và sinh động cho dòng thơ.
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp tràn sức sống từ màu xanh tươi sáng mượt mà của
lá non, của những cành tơ mới nẩy lộc vào mùa xuân.
Hướng dẫn chấm:
-  Học sinh trả lời đầy đủ ý của một trong các đối tượng:0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý trong 1 đối tượng như đáp án cho: 0,25 điểm
Cụ thể:
+ Xác định biện pháp tu từ: 0,25 điểm
+ Xác định tác dụng về nghệ thuật: 0,25 điểm
+ Xác định tác dụng về nội dung: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: không
cho điểm
Vẻ đẹp của làng quê khi xuân về qua các dòng thơ: Cảnh làng quê bình 0,75
dị, nên thơ, lãng mạn… mang đậm hồn quê: Cánh đồng lúa xanh thẳm,
bát ngát, mượt mà. Vườn tược trong xóm thôn nở trắng màu hoa cam,
hoa bưởi; Mùi thơm nồng nàn, bướm ong quấn quýt…
Hướng dẫn chấm:
5
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được từ 2 cụm từ nhận xét như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 1 cụm từ nhận xét như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: không
cho điểm
Từ nội dung của bài thơ, anh/chị trình bày những tình cảm về vẻ đẹp của 0,75
quê hương mình: (yêu mến, trân trọng, tự hào…về vẻ đẹp của quê
hương mình)
Hướng dẫn chấm:
6 - Học sinh trả lời từ 2 trong các cụm từ như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời 1 trong các cụm từ như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: không cho điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt
tương đương vẫn cho điểm tối đa.
LÀM VĂN 6,0
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ
văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2018, tr. 29)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, 0,5
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
- Tâm trạng buồn, lẻ loi của kiếp người nổi trôi, lạc loài trước sự mênh
mông, hoang vắng của thiên nhiên.
- Con người bé nhỏ, cô đơn trước thiên nhiên kì vĩ và tấm lòng thương
nhớ quê hương của tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các
II thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giới thiệu chung: 0,5
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả.
- Giới thiệu tác phẩm Tràng giang
- Giới thiệu luận đề: Tâm trạng buồn, lẻ loi của kiếp người nổi trôi, lạc
loài trước sự mênh mông, hoang vắng của thiên nhiên và sự bé nhỏ, cô
đơn của kiếp người trước thiên nhiên kì vĩ với tấm lòng thương nhớ quê
hương da diết.
- Trích đoạn thơ
Hướng dẫn chấm:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,25 điểm;
- Giới thiệu luận đề: 0,25 điểm.
* Giới thiệu khái quát về nội dung bài thơ và 2 đoạn trước đó. 3,25
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Đoạn đầu: Tâm trạng buồn, lẻ loi của kiếp người nổi trôi, lạc loài trước
bức tranh mênh mông, hoang vắng của thiên nhiên.
+ Hình ảnh “Bèo dạt”, “hàng nối hàng” gợi ấn tượng về sự bé nhỏ, phù
du; về sự tan tác, chia lìa→ tượng trưng cho thân phận nổi trôi, vô định
của kiếp người.
+ Không gian rộng lớn, xa vắng: phủ định tuyệt đối những dấu hiệu sự
sống gắn bó của con người.
+ Cảnh vắng lặng, hoang vu chỉ có bờ bãi tiếp nối càng tô đậm cái hiu
hắt, cô đơn, lạnh giá của kiếp người.
Nỗi sầu nhân thế - nỗi buồn trước cuộc đời.
+ Nghệ thuật: câu hỏi tu từ, ẩn dụ, từ láy, từ phủ định, điệp từ…
- Đoạn sau: Con người bé nhỏ trước thiên nhiên kì vĩ và tấm lòng
thương nhớ quê hương
+ Bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi
bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều;
đồng thời mang dấu ấn tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả: sự bé nhỏ, cô
đơn của kiếp người trước cái vô cùng của vũ trụ.
+ Trực tiếp bộc lộ tấm lòng sâu nặng thương nhớ quê hương tha thiết
qua sự phủ định “Không - khói hoàng hôn” để khẳng định “có - nhớ
nhà”- nỗi nhớ quê hương thường trực, cháy bỏng, thấm thía trong lòng
thi nhân.
+ Nghệ thuật: từ láy, từ phủ định, nghệ thuật đối, yếu tố cổ điển và hiện
đại, ảnh hưởng Đường thi…
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích được cụ thể, chi tiết, rõ ràng về nội dung và nghệ thuật
của bài thơ: 3,5 – 4,0 điểm;
- Phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài thơ nhưng chưa
đầy đủ: 2,5 – 3,5 điểm;
- Diễn xuôi nội dung mà không phân tích nghệ thuật: 2,0 điểm;
- Phân tích không trích dẫn thơ: trừ 1,0 điểm;
- Thân bài chỉ viết một đoạn: trừ 1,0 điểm.
* Đánh giá chung:
- Nghệ thuật: nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, từ láy 0,25
giàu giá trị biểu cảm, kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại…
- Nội dung:
0,25
+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông, bờ bãi tiếp
nối và sự lẻ loi của cái tôi cô đơn, bé nhỏ trước cuộc đời cùng với niềm
khát khao giao cảm với cuộc đời.
+ Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của thi nhân.
Hướng dẫn chấm:
- Về nội dung: Học sinh trình bày được đủ ý hoặc nửa số ý: 0,25 điểm
- Về nghệ thuật: Học sinh trình bày được từ 3 biện pháp nghệ thuật:
0,25 điểm
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm, nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,5
đề nghị luận.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá
trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi
bật nét đặc sắc, độc đáo của vấn đề; biết liên hệ vấn đề nghị luận với
thực tiễn đời sống; lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bài làm của học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
TỔNG ĐIỂM: 10,0

You might also like