You are on page 1of 2

TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 5 – HỌC KÌ II

TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2022 - 2023


Môn: Ngữ văn – Khối 11

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu Nội dung Điểm
ĐỌC HIỂU 10,0
Cảnh vật mùa xuân được nhà thơ miêu tả bằng những từ ngữ, hình 1,0
ảnh: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh lấm tấm vàng, gió trêu tà
áo biếc, cỏ xanh gợn tới chân trời, bờ sông trắng nắng chang chang…
1 Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh xác định được 1 hình ảnh: 0,25 điểm
- Học sinh xác định 3 hình ảnh trở lên cho tối đa điểm.
Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: Tiếng ca …thơ 1,0
ngây...: Vắt vẻo, hổn hiển, thầm thĩ, lưng chừng.
Hướng dẫn chấm:
2
- Trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh xác định được 1 từ láy: 0,25 điểm
- Các trường hợp khác không cho điểm
Hình ảnh “làn nắng ửng” trong câu thơ “Trong làn nắng ửng: khói mơ
tan,” gợi: Ánh nắng nhẹ nhàng, trong trẻo, tinh khôi, mềm mại, trải đều 2,0
trong không gian. -> Vẻ đẹp dân dã, huyền diệu.
3 Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 2,0 điểm.
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các cách diễn đạt tương
đương vẫn cho điểm tối đa.
4 Biện pháp và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
thơ: Sột soạt gió trêu tà áo biếc, 2,0
- Bptt : Nhân hóa: gió (trêu)
+ Tăng tính tạo hình, biểu cảm cho câu thơ.
+ Gợi khung cảnh đầy sức sống, qua đó gửi gắm niềm yêu đời của nhà
thơ.
- Bptt: điệp phụ âm đầu: Sột soạt
+ Tô đậm thêm hình tượng, xúc cảm, gợi liên tưởng, giúp lời thơ thêm
nhạc tính.
+ Gợi âm thanh đầy sức sống, gửi gắm niềm yêu đời của nhà thơ.
- Bptt: đảo ngữ.
+ Mạch thơ trôi chảy hơn, tăng tính tạo hình, biểu cảm cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh trạng thái của cảnh vật, gửi gắm niềm yêu đời của nhà thơ.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 2,0 điểm
- Xác định được tên của 1 trong 3 biện pháp tu từ : 0,50 điểm
- Trả lời tác dụng về nghệ thuật: 0,50 điểm
- Trả lời tác dụng về nội dung: 1,0 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các cách diễn đạt tương
đương vẫn cho điểm tối đa.
Anh/Chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ: 2,0
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
- Ngày mai trong đám cô thôn nữ ấy có người đi lấy chồng bỏ lại sau lưng
những cuộc vui. Niềm vui xuân hòa cùng niềm vui của hạnh phúc lứa đôi.
5 - Tâm trạng tiếc nuối đan xen trong niềm vui ấy.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 2,0 điểm
- Hs trả lời được ý 1: 1,0 điểm
- Hs trả lời được ý 2: 1,0 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các cách diễn đạt tương
đương vẫn cho điểm tối đa.
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể 2,0
hiện trong bài thơ.
- Hs có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần làm rõ được tâm trạng: Vui
tươi, háo hức xen lẫn sự bâng khuâng, nuối tiếc, bất an…
6 Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 2,0 điểm
- Hs diễn đạt được 1 trong những ý trên cho tối đa điểm.
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các cách diễn đạt tương
đương vẫn cho điểm tối đa.

You might also like