You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT HÒN GAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 -2022

TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp10


Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc văn bản:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh Quan, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – tập 3, Nxb Văn
hóa, 1963)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Giải nghĩa các từ Hán Việt: ngư ông, mục tử?
Câu 3. Khung cảnh chiều tà được gợi tả qua những hình ảnh và âm thanh nào?
Câu 4. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được gợi ra qua bài thơ?
Câu 5. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Câu 6. Hai câu thơ cuối cùng và đầu đề bài thơ có thể cho chúng ta cảm nhận như thế nào về
tâm trạng chủ đạo của nhân vật trữ tình?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
(Trao duyên - trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,
Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
---------------------HẾT ------------------
TRƯỜNG THPT HÒN GAI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
TỔ NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm …. trang)

Phầ Câu Nội dung Điểm


n

I ĐỌC HIỂU 4,0

1 Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật 0,5


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm.

Nghĩa của các từ Hán Việt: 0,5


2 - Ngư ông: người đánh cá
- Mục tử: người chăn trâu
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

Khung cảnh chiều tà được gợi tả qua các hình ảnh: bảng lảng 0,5
bóng hoàng hôn, ngư ông về viễn phố, mục tử lại cô thôn, ngàn
mai gió cuốn, chim bay, dặm liễu, khách; âm thanh: tiếng ốc,
3 tiếng trống đồn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2/3 ý của đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý trong đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh trích dẫn nguyên văn những câu thơ về cảnh
chiều tà thì không cho điểm tối đa.

4 Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đẹp, nhưng u buồn,
vắng lặng, hiu hắt. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 0,5 điểm
- Học sinh chỉ làm rõ được một ý: 0,25 điểm

5 Hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
- Khắc họa được không gian chiều tà rộng lớn, vắng lặng, hiu hắt, 1,0
trống trải.
- Gợi lên tâm trạng cô đơn, trống vắng, có phần chán chường mỏi
mệt của nhân vật trữ tình.
- Tạo nhịp điệu thơ chậm rãi, trầm lắng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được cả 3 ý trên: 1,0 điểm.
- Học sinh nêu được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 điểm.

6 Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình: Nỗi cô đơn, nhớ nhà; 1,0
tâm trạng chơi vơi, chán chường, mỏi mệt khi ở nơi đất khách
quê người.
Hướng dẫn chấm:
+ Học sinh nêu được tất cả các ý trên: 1,0 điểm
+ Học sinh nêu được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.
+ Học sinh chỉ nêu chung chung hoặc chạm đến phần nào nội
dung của 1 trong 2 ý trên: 0,25 điểm.

II LÀM VĂN 6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,5
khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích. 0,5
Hướng dẫn chấm:
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
+ Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, đoạn trích. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,5 điểm.
- Giới thiệu đoạn trích: 0,25 điểm.

* Khái quát: 2,5


Đoạn trích là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau
khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ
vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót
cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã
Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim
Trọng. Sau khi dùng những lí lẽ và tình cảm để thuyết phục Thúy Vân
thì Thúy Kiều đã trao những kỉ vật tình yêu với Kim Trọng cho Thúy
Vân. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao kỉ vật mà còn chất chứa bao
tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

*Cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích:

- Sáu câu đầu: Kiều trao kỉ vật


+ Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây

→ Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

+ Từ “giữ - của chung – của tin”

 “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa


 “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng
của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn
→ Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ
có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể
trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

+ Từ “ngày xưa” gợi nỗi xót xa, nuối tiếc cho tình yêu đẹp
giờ chỉ như là quá khứ xa xôi không thể trở lại nữa.

- Sáu câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều


+ Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió,
hồn, nát thân bồ liễu.

→ Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng.


Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn
không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề
ước với Kim Trọng.

+ Chữ “dù” (dù có bao giờ) thể hiện sự thường trực của một
mong muốn được quay về để trả nghĩa, để thực hiện lời thề
với Kim Trọng.

→ Ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng
thời thể hiện tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim
trọng của nàng.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm

* Đánh giá
- Đoạn trích đã khắc họa tâm trạng Thúy Kiều khi phải trao kỉ vật 0,5
tình yêu cho Thúy Vân: vừa đau đớn, khổ sở, vừa giằng xé, tiếc
nuối. Bên cạnh đó người đọc cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn và
nhân cách của Thúy Kiều – một con người nặng tình nặng nghĩa,
giàu đức hi sinh.
- Cảm nhận được tấm lòng đồng cảm, yêu thương tha thiết của
đại thi hào Nguyễn Du với nỗi đau khổ và bất hạnh của con
người.
- Đoạn trích tiêu biểu cho nét đặc sắc nghệ thuật thơ Nguyễn Du:
khả năng miêu tả tâm trạng nhân vật; ngôn từ tinh tế, giàu cảm
xúc; vận dụng khéo léo thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào, trữ
tình, tha thiết.
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 1 trong 2 yêu cầu: 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,5


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, 1,0
đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét
đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm
+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.

Tổng điểm 10,0

..........................Hết............................

You might also like