You are on page 1of 15

TRƯỜNG THCS&THPT ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

NGUYỄN KHUYẾN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Trong bọn bộ hạ Tào Tháo, ngoài Trương Liêu ra, có Từ Hoảng là thân với
Quan Vũ, còn các tướng ai cũng kính phục, duy chỉ có Sái Dương là không phục, cho
nên hôm ấy nghe tin Quan Công đi, Sái Dương xin đi đuổi bắt về.
Tháo nói:
- Không quên chủ cũ, lúc đến, lúc đi đều phân minh, thế mới thực là trượng
phu. Các ngươi nên bắt chước.
Nói rồi mắng Sái Dương, không cho đi đuổi.
Trình Dục nói:
- Thừa tướng đãi Quan Vũ rất hậu, nay không bái từ, tự tiện đi, viết nhăng
mảnh giấy gửi lại, khinh nhàm oai trên, là có tội lớn. Nếu tha cho y về với Viên Thiệu,
khác gì cho hổ thêm cánh, chi bằng đuổi giết đi, để dứt vạ về sau.
Tháo nói:
- Trước ta đã hứa, không nên thất tín. Người ta đã vì chủ cũ, không nên đuổi.
Nhân thế bảo Trương Liêu:
- Vân Trường gói vàng treo ấn, của cải không thay lòng, tước lộc không đổi
chí, những người như thế ta rất kính trọng. Bây giờ Vân Trường đi cũng chưa xa, ta
muốn ra kết thân với hắn, để lưu lại một chút tình về sau. Ngươi nên cưỡi ngựa đi
trước, mời hắn dừng lại, đợi ta ra tiễn, còn có lộ phí và chiến bào đem tặng, để làm
kỷ niệm.
Trương Liêu vâng lệnh, cưỡi ngựa đi trước, Tào Tháo dẫn vài mươi kỵ mã đi
sau.
(Trích hồi 27, Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, Sái Dương có thái độ thế nào với Quan Công ?
Câu 3. Trong đoạn trích, Tào Tháo đã ngăn cản điều gì ?
Câu 4. Anh/ chị hãy giải thích ngắn gọn lí do Tào Tháo muốn kết thân với Quan Công.
Câu 5. Qua những lời thoại của Tào Tháo, anh/ chị hiểu Quan Công là người như thế nào ?
Câu 6. Anh/chị rút ra bài học gì về cách hành xử trong cuộc sống từ đoạn trích
trên.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau:
…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai..
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Trao duyên - trích Truyện Kiều, Nguyễn
Du,
Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.104)

---------------------HẾT ------------------
Sở GD & ĐTTP Đà Nẵng ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO
Trường THCS- THPT Nguyễn Khuyến Năm học 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 10

Phầ Câ Nội dung Điểm


n u

I ĐỌC HIỂU 4,0

1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,5


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không
cho điểm.

2 -Sái Dương có thái độ không phục Quan Công 0,5


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

3 Tào Tháo đã ngăn cản Sái Dương và Trình Dục đuổi theo bắt Quan 0,5
Công.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc chỉ trả lời ngăn cản đuổi bắt
Quan Công: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
4 - Lí do Tào Tháo muốn kết thân với Quan Công vì kính trọng tính cách 0,75
của Quan Công và để lưu lại một chút tình về sau.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng không cho điểm.
5 -Quan Công là người thẳng thắn, khảng khái, dứt khoát, trung 0,75
thành của cải không thay lòng, tước lộc không đổi chí
Hướng dẫn chấm:
Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng 01 phẩm chất : 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng không cho điểm
6 Học sinh rút ra cách hành xử trong cuộc sống: 1,0
- Làm người phải giữ chữ tín; biết quý trọng người tài
- Cần sống trung thành, tín nghĩa…
Hướng dẫn chấm:
- Nêu được hai bài học: 1,0 điểm.
- Nêu được một ý: 0,5 điểm
- Học sinh có thể diễn đạt khác Đáp án nhưng nếu vẫn đảm bảo
đúng ý như Đáp án thì vẫn cho điểm như Hướng dẫn chấm.

II Phân tích đoạn trích Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du 6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5


Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài
khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5


Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim
Trọng.
Hướng dẫn chấm:
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
+ Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện 0,5
Kiều” và đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh chỉ giới thiệu được 01 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, đoạn
trích: 0,25 điểm.

* Đoạn thơ là lời Thuý Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thuý Vân 2,5
- Gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình chuộc cha. Đêm cuối trước
ngày theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình kết duyên
cùng Kim Trọng.
- Kiều ướm lời nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ:
cậy, chịu, lạy, thưa).
- Kiều kể lại mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng
mong manh, nhanh tan vỡ.
- Kiều thuyết phục trao duyên cho em.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 2,25
điểm.
- Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm..

* Đánh giá 0,5


- Đoạn trích là lời Thuý Kiều nhờ cậy, thuyết phục và trao duyên
cho Thuý Vân một cách khéo léo, thiết tha. Qua đó, thấy được
Kiều là người sắc sảo, sống trọn nghĩa vẹn tình.
- Qua đoạn trích thấy được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy
của Nguyễn Du: từ ngữ chính xác, đắt giá. Nghệ thuật miêu tả nội
tâm nhân vật sâu sắc. Kết hợp hài hoà giữa cách nói trang nhã của
văn chương bác học và cách nói giản dị nôm na của dân gian.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,5


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều
lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, 1,0
đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét
đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm:.
+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.

--------------------- Hết ----------------------

Lưu ý: Trên đây là những định hướng cơ bản về yêu cầu kiến thức, kĩ năng. Giám
khảo cần căn cứ tình thình thực thế bài làm của học sinh để có phương án cho điểm
thích hợp.
TRƯỜNG THCS&THPT ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021
NGUYỄN KHUYẾN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.
Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao?
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những câu thơ hàm ý nói lên sự tra tấn tàn khốc của sai nha đối với
người nhà Thúy Kiều.
Câu 3. Trong đoạn trích, sai nha “làm cho khốc hại” vì điều gì ?.
Câu 4. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong hai câu thơ sau:
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao?
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?
Câu 5. Anh/Chị hãy nhận xét về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn thơ sau:
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
Câu 6. Anh/chị có đồng tình với lựa chọn “bán mình chuộc cha” của nhân vật Thúy
Kiều không ? Vì sao ?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu chẳng nói nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Nguyên tác Đặng Trần
Côn; bản diễn nôm Đoàn Thị Điểm, Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 87)

-----------------------HẾT ------------------
Sở GD & ĐTTP Đà Nẵng ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO
Trường THCS- THPT Nguyễn Khuyến Năm học 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 10

Phầ Câ Nội dung Điểm


n u

I ĐỌC HIỂU 4,0

1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không
cho điểm.

2 Rường cao rút ngược dây oan, 0,5


Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.

Hướng dẫn chấm:


- Học sinh trả lời như Đáp án 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

3 -Vì tiền 0,5


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
4 - Diễn tả sự bối rối, trăn trở, khó khăn trong lựa chọn của Thúy Kiều. 0,75
Nhấn mạnh bi kịch của nhân vật.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng không cho điểm.
5 -Thúy Kiều là một người con hiếu thảo 0,75
- Một cô gái sâu sắc, biết hi sinh vì người khác.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng 01 phẩm chất : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng không cho điểm
6 Học sinh có thể đồng ý hoặc không. Tuy nhiên cần có sự lí giải 1,0
thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
- HS có sự lí giải thuyết phục 1,0 điểm.
- HS có sự lí giải chưa thuyết phục 0,5 điểm
- HS có sự lí giải sơ sài 0,25 điểm

II Làm văn 6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5


Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài
khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5


Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ
Hướng dẫn chấm:
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
+ Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn; dịch giả Đoàn Thị 0,5
Điểm, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh chỉ giới thiệu được 01 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, đoạn
trích: 0,25 điểm.
- Hoàn cảnh: Chồng đi chinh chiến, nàng ở nhà một mình vò võ 2,5
chờ chồng.
- Người chinh phụ bồn chồn , khắc khoải chờ mong; cô đơn,
ngóng trông và khát khao được đồng cảm, được sẻ chia.
- Hình ảnh: Chim thước – chẳng mách tin; ngọn đèn; hoa đèn –
bóng người diễn tả sự tuyệt vọng, sự trằn trọc thao thức không
ngủ được. Người chinh phụ muốn tìm thấy sự cảm thông, chia sẻ
trong nỗi buồn, cô đơn không có người tâm sự.
- Tâm trạng: buồn rầu, cô đơn
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 2,25
điểm.
- Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm..

* Đánh giá 0,5


- Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm vừa trực tiếp vùa gián tiếp,
đoạn thơ đã cho thấy nỗi cô đơn, lẻ loi, nhớ nhung trong tuyệt
vọng của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến.
- Gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia
đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,5


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều
lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, 1,0
đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét
đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm:.
+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.

--------------------- Hết ----------------------


TRƯỜNG THCS&THPT ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc đoạn văn:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân1.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai?
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần!
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn2 ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Văn học, 1997, tr.179)
Chú thích: 1. Có thân: quan niệm xưa, mỗi người có thân phận riêng, do trời định trước; 2. Thiện căn:
gốc của điều thiện, theo lí thuyết Phật giáo, làm nghiệp thiện thì được báo ứng bằng hạnh phúc.

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể loại thơ của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm). Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?
Câu 3 (1 điểm). Giải thích ý nghĩa câu thơ: Ngẫm hay muôn sự tại trời,/ Trời kia đã
bắt làm người có thân.
Câu 4 (0.5 điểm). Tìm 01 phép tu từ được vận dụng trong câu thơ: Có tài mà cậy chi
tài,/ Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Câu 5 (1 điểm). Tìm và nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được vận dụng trong đoạn
trích.
Câu 6 (0.5 điểm). Anh/ chị có đồng tình với ý thơ: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài ?
Vì sao ?
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
(Trích Chính phụ ngâm, Theo Ngữ Văn 10,Tập II,
Nxb Giáo dục năm 2006, tr 87)

---------------HẾT-------------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 4,0
thể loại thơ của đoạn trích: lục bát 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
1
- Học sinh trả lời: truyện thơ Nôm: 0.25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không
cho điểm.
2 Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: tác giả/ Nguyễn Du 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án :0,5 điểm.
- Học sinh trả lời: chủ thể tác giả hoặc Tố Như: vẫn cho 0.5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
- Muôn sự tại trời: mọi sự việc trong đời sống đều do trời định 1.0
- Mỗi người đều có số phận được trời định đoạt từ trước.
Hướng dẫn chấm:
3 - Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời ½ ý: 0.5 điểm
- Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đúng đại ý: vẫn cho 0.5
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
- Phép điệp: từ tài 0,5
- Chơi chữ: tài - tai
Hướng dẫn chấm:
4
- Học sinh trả lời ½ ý như Đáp: 0.5 điểm
- Học sinh nêu được phép tu từ nhưng không có dẫn chứng: 0.25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
- Câu hỏi tu từ: Có đâu thiên vị người nào,/ Chữ tài chữ mệnh dồi 1.0
dào cả hai?
- Tác dụng của câu hỏi tu từ: Nhấn mạnh, khắc sâu giá trị nội dung
tư tưởng lẻ công bằng của tạo hóa - tài mệnh tương đố…
5
Hướng dẫn chấm:
Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: ý 1: 0,25
điểm; ý 2: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng không cho điểm
Học sinh có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng không được có tư 0.5
tưởng lệch lạc, phiến diện… Về vơ bản có thể làm như sau:
- Đồng tình / không đồng tình
6 - Cần có lí giải hợp lí, trong bối cảnh xã hội xưa và nay
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0.5 điểm
- Trả lời ½ ý: 0.25 điểm
II LÀM VĂN 6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Luận đề diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đọa trích.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm; 0,5
hoàn cảnh sáng tác, dịch tác phẩm; đoạn trích…
Hướng dẫn chấm:
Học sinh chỉ giới thiệu được 01 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, đoạn
trích: 0,25 điểm.
* Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được thể hiện qua miêu tả 2,5
những yếu tố ngoại cảnh
- Tiếng gà eo óc tiếp tục thể hiện bước đi của thời gian, cũng là
dấu hiệu cho thấy người chinh phụ lại một đêm chong đèn thức
trắng. Từ láy “eo óc” có sức gợi, đó là tiếng gà được cảm nhận từ
chính tâm trạng của người chinh phụ ray rứt, buồn bực não nề.
- Hình ảnh cây hòe vốn rất quen thuộc trong đời sống của người
xưa (…). Trong tình cảnh của người thiếu phụ, cây hòe vừa bộc
bạch niềm khát vọng hạnh phúc vừa khắc sâu niềm đau đớn cho
tình cảnh chăn đơn, gối chiếc...
- Thời gian và không gian tâm lí: khắc giờ đằng đẵng…
* Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được thể hiện qua miêu tả
hành động…
- Hương gượng đốt...: Người chinh phụ đốt nén hương xưa, cố
nuôi lại với phút giây hạnh phúc lứa đôi…, oái oăm thay, càng mê
mải với niềm hạnh phúc dĩ vãng xa vời…
- Gượng gượng soi...: soi gương, trang điểm càng thêm đau khổ, lệ
châu chan…
- Tìm đến tiếng đàn, sống lại giây phút êm đềm đôi lứa khi xưa (…).
Nhưng vừa ngân lên vài nốt nhạc, người chinh phụ lại sợ dấy lên
niềm lo sợ, nỗi bất an về an nguy của người chồng nơi xa trường…
- Điệp từ “gượng” vừa diễn tả tâm trạng gượng gạo, chán nãn vừa
bộc lộ sự lo lắng nên gượng nhẹ khi đàn…
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25
điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm.
* Đánh giá 0,5
- Đoạn thơ ghi lại nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong
tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và là tiếng nói tố cáo
chiến tranh phong kiến.
- Để làm được điều này, tác giả đã vận dụng phối hợp nhiều thủ
pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều biện pháp tu từ (đối lập, từ láy,
điệp từ,...); các bút pháp ước lệ tượng trưng; bút pháp tả cảnh
ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật (trực tiếp, gián tiếp).
Ngôn từ chọn lọc…
Hướng dẫn chấm:
+ Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều
lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, 1,0
đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét
đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm:.
+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.

You might also like