You are on page 1of 9

ĐỀ 1:

PHÒNG GDĐT … ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10


TRƯỜNG TH-THCS LONG PHƯỚC Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
(Đề gồm 01 trang)
….……...................................................................................................................................

( Học sinh không phải chép đề vào giấy thi)

ĐỀ:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
TẤT CẢ SỨC MẠNH
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát,
cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được
tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm
rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người
bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình ?”.
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà ! Con đã dùng hết sức rồi mà bố !”.
“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh
của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”).
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn
trực tiếp.
Câu 3 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của em về vai
trò của tự lập trong đời sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, phần ghi nhớ Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập
2 viết: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong
sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất
hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Bằng việc phân tích nhân vật Phương Định, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---------------------- Hết ---------------------------

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM


Phần Câu Đáp án Điểm
Câu 1 Phương thức tự sự, ngôi kể thứ 3 0,5
Câu 2 Lời dẫn trực tiếp: 0,25 điểm
“Có mà ! Con đã dùng hết sức rồi mà bố !”.
“Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình ?”.
“Không con trai con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của
Phần con. Con đã không nhờ bố giúp”.
(HS chỉ cần nêu 1 lời dẫn trực tiếp)
I Dấu hiệu nhận biết: 0,25 điểm
(3 + Lời dẫn đã thuật lại nguyện văn câu nói của người nói.
điểm + Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
) Câu 3 Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ 1,0 điểm
người khác khi cần thiết cũng khó thành công hơn.
Trong cuộc sống có những việc ta không thể tự một mình làm
được. Khi ấy hãy nhờ sự trợ giúp của người khác để hoàn thành
công việc của mình.
Câu 4 Nếu là cậu bé trong câu chuyện, em sẽ dùng hết khả năng của 1,0 điểm
mình để đẩy tảng đá ra nhưng nêu không thể em sẽ nhờ người
lớn giúp đỡ và không quên cảm ơn họ.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy 0,25 điểm
nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
Phần Câu 1 b.Yêu cầu về kĩ năng:
II - Biết viết đúng quy cách 0,25 điểm
- Diễn đạt mạch lạc, các câu liên kết chặt chẽ
- Biết sử dụng các thao tác nghị luận như phân tích, tổng hợp
để làm sáng tỏ vấn đề
c. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần tập trung làm rõ các ý sau:
*Mở bài: Giới thiệu câu chuyện từ đó giới thiệu vấn đề (vai trò 0,25 điểm
của tự lập)
*Thân bài: Trình bày cụ thể những vai trò của tự lập 1,5 điểm
- Tự lập là một trong những thước đo để đánh giá phẩm chất, lối
sống của mỗi người. Nó giúp ta hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng có cha mẹ ở bên để
dìu dắt, giúp đỡ mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong khi đó
cuộc sống lại có vô vàn khó khăn thử thách. Vì vậy, cần có tính
tự lập để tự mình lo liệu, định đoạt cuộc đời cuộc đời của chính
mình.
- Người có tính tự lập luôn tạo được thế chủ động trong công
việc. Hơn thế nữa nó còn là cách để khẳng định nhân cách, bản
lĩnh, nghị lực của mỗi người.Thật không quá khi nói tự lập
chính là chiếc chìa khóa của sự thành công, là con đường biến
ước mơ thành hiện thực.
- Người có tính tự lập sẽ tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của
những người xung quanh vì vậy sẽ được mọi người yêu quý.
Ngược lại người luôn dựa dẫm ỉ lại vào người khác chắc chắn sẽ
bị mọi người ghét bỏ, xem thường
- Dẫn chứng: Thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương nhờ tự lập
mà thành công. Mà “thần đồng tiếng Anh” Đỗ Nhật Nam là một
minh chứng tiêu biểu. 13 tuổi, Nhật Nam rời bố mẹ để đi du học
tại trường Saint Paul (Mỹ). Còn khá nhỏ nhưng Nam đã bắt đầu
biết đến cuộc sống tự lập. Nơi đất khách, "thần đồng tiếng Anh"
tự mình thích nghi môi trường sống mới, tự chăm sóc bản thân
và chăm lo chuyện học hành. Cậu bạn đã vượt qua những khó
khăn, thể hiện bản lĩnh qua nhiều bằng khen, chứng nhận trong
hơn 9 tháng học tập trên đất Mỹ.
*Kết bài:
- Khẳng định vai trò của tự lập: Tự lập là đức tính đầu tiên con
người cần rèn luyện nếu muốn thành công. 0,25 điểm
–Bài học: Từ nhận thức trên, chúng ta cần hướng tới hành động
bằng cách cố gắng hành động, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử
thách, không dựa dậm ỉ lại vào những người xung quanh.
– Liên hệ. Là học sinh, chúng ta cần rèn luyện tính tự lập từ khi
còn nhỏ, cố gắng học tập, trau dồi về tri thức, rèn luyện về đạo
đức, tự giác học thật thi thật, tự tạo cho mình một cách sống có
văn hóa để sau này thành người có ích cho xã hội.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 điểm
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25 điểm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trong tác 0,25 điểm
(4 phẩm truyện.
điểm) - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu hợp lí, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc.
b. Yêu cầu về nội dung:
Bài viết có thể trình bày nhiều cách song cần đảm bảo các ý
sau:
A.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định. 0,25 điểm
B.Thân bài
1.Khái quát về tác phẩm
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được
sáng tác năm 1971 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang
diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện kể về cuộc sống, chiến đấu của
ba cô gái Nho, Thao, Phương Định để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp 0,25 điểm
của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường
Sơn, vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước.
2. Giải thích ý kiến:
- Tâm hồn trong sáng: giữ đặc bản sắc tốt đẹp, không vẩn đục,
mơ mông: giàu tưởng tượng. 0,25 điểm
- Tinh thần dũng cảm: anh dũng, can đảm, dám đương đầu với
khó khăn, nguy hiểm
- Hồn nhiên, lạc quan: chân thật, ngây thơ, có niềm tin vào
tương lai.
- Cuộc sống gian khổ, hi sinh: cuộc sống gian nan, vất vả, đối
mặt với hiểm nguy, cái chết.
=> Ý kiến đánh giá về nội dung tư tưởng của truyện ngắn
“Những ngôi sao xa xôi”. Truyện đã khắc họa thành công hình
ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn những năm chống Mĩ. Mặc dù sống và chiến đấu
trong hoàn cảnh gian khổ, hi sinh nhưng không làm mất đi ở
các cô vẻ đẹp quý giá của tâm hồn. Điều này được thể hiện rõ
qua nhân vật Phương Định.
3. Chứng minh nhận định qua nhân vật Phương Định.
*LĐ 1: Phương Định có hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng
khó khăn, gian khổ
+ Sống: Trong một cái hang dưới chân cao điểm giữa một vùng 0,5 điểm
trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Công việc: Sau những trận bom, họ chạy trên cao điểm, đo và
ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm, đánh dấu
những quả bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom.
=> Hoàn cảnh sống và chiến đấu khó khăn, nguy hiểm, cái chết
luôn rình rập đòi hỏi Phương Định nói riêng và những cô gái
TNXP nói chung phải có lòng dũng cảm, sự bình tĩnh, coi
thường gian khổ, hi sinh.
*LĐ 2: Phương Định vẫn giữ được những nét đẹp trong tâm
hồn mình
+ Trong sáng, mơ mộng: 1,5 điểm
 Phương Định là cô gái gốc HN vừa rời ghế nhà trường
với những kỉ niệm êm đềm bên mẹ và thành phố tuổi thơ.
Học hết THPT, cô tình nguyện vào chiến trường.
 Chị rất thích hát và bịa ra lời bài hát, thích ngắm mình
trong gương.
 Giữa bom đạn, chết choc vẫn nhớ lại những kỉ niệm êm
đềm bên mẹ, nhớ về thành phố tuổi thơ, nằm dài trên nền
ẩm, lười biếng nheo mắt nằm nghe ca nhạc, nghĩ ngợi
lung tung.
=> Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng, mộng mơ,
lãng mạn. Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng là cái
điệu đà đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.
+ Tinh thần dũng cảm.
 Công việc: Chạy trên cao điểm bị bom cày nát, còn ẩn
giấu những quả bom chưa nổ nhưng vẫn bình thản
 Khi đối mặt với bom mìn: Thần kinh căng như chão,
tim đập bất chấp nhịp điệu. Tự dặn mình phải cẩn thận
chứ không mảnh bom ghim vào cánh tay thì phiền. Có
những lúc chị nghĩ tới cái chết “nhưng một cái chết rất
mờ nhạt còn điều mà chị quan tâm lúc này là “liệu mìn
có nổ không, bom có nổ không? …
 Trong 1 lần phá bom: PĐ làm việc với một tư thế đàng
hoàng, không đi khom. Khi kề bên cái chết im lìm, đáng
sợ từng cảm giác của PĐ trở lên sắc nhọn hơn…Trong
suy nghĩ của PĐ, chị luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
thật tốt dù có phải hi sinh -> Có trách nhiệm cao trong
công việc.
+ Hồn nhiên, lạc quan:
 Công việc phá bom nguy hiểm nhưng được chị kể với
giọng điệu bình thản, pha sự hóm hỉnh.
 Hi sinh, mất mát của bản thân cũng được Phương Định
coi hết sức nhẹ nhàng.
 Đằng sau tiếng hát là một niềm tin tưởng tuyệt đối vào
ngày mai tươi sáng của dân tộc.
4. Đánh giá khái quát: 0,25 điểm
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ linh
hoạt trẻ trung, sử dụng ngôi kể phù hợp.
- Nội dung: Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định là vẻ đẹp tiêu
biểu của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ.
C.Kết bài 0,25 điểm
- Đánh giá chung về đoạn trích
- Đoạn trích khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì
đối với quê hương đất nước trong thời đại ngày ngay? Em học
được bài học gì?
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 điểm
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25 điểm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.

-------- HẾT --------

ĐỀ 2:
….……...................................................................................................................................

PHÒNG GDĐT … ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10


TRƯỜNG TH-THCS LONG PHƯỚC Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
(Đề gồm 02 trang)
( Học sinh không phải chép đề vào giấy thi)

ĐỀ:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ
mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:
- Mẹ ơi, giúp con với ! - Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không thể. Mọi thứ
mẹ có, mẹ đã cho con rồi. Chàng trai đến gặp một nhà thông thái:
- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi, ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến ước mơ của mình
thành hiện thực ?
- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới nhưng không tìm thấy gì ngoài những
cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được...
Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh
vẫn chỉ là sự hoang mang.
- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy ? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.
- Cháu có một ước mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện
ước mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi nhưng không ai có thể giúp cháu.
- Không ai à, ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa ?
(Theo Bạn chỉ sống có một lần, Bộ sách Keep Calm, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ 2017,
trang 8-9)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (1,0 điểm) Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau:
Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ
mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:
- Mẹ ơi, giúp con với!
Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: Cháu đã hỏi bản thân mình chưa
?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước
mơ của mình.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước
mơ đối với mỗi người.
Câu 2 (4.0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước
trong hai khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng


Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2013, trang
55-56)
………………….. HẾT…………………

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM

Phần Câu Đáp án Điểm


I. Phần 1 Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn là thành phần gọi - 0,5
đáp: “ơi” điểm
Học sinh xác định được một trong các phép liên kết sau: 0,5
- Phép thế: “anh ta” thế cho “một chàng trai”; điểm
- Phép nối: bằng quan hệ từ “nhưng”;
- Phép lặp từ ngữ “anh ta”.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, đảm bảo tính thuyết phục 1,0
khi lí giải nhận định của bản thân. điểm
Ví dụ: Trả lời câu hỏi của chàng trai, ông lão đặt lại bằng một câu
2 hỏi tu từ “cháu đã hỏi bản thân mình chưa?”. Thực vậy, để biến ước
đọc-
mơ của mình thành hiện thực, chúng ta cần câu trả lời ở chính sự
hiểu
can đảm và nỗ lực của bản thân. Bởi chỉ có chúng ta mới có thể biết
(3
chính xác ước mơ của mình là gì.
điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Tuy nhiên phải xác định rõ
một khó khăn cụ thể và giải thích được lí do nó là trở ngại cho mỗi
người.
Ví dụ: Trở ngại lớn nhất mà một người có thể gặp phải trong quá
3 trình thực hiện ước mơ của mình, theo tôi đó niềm tin vào bản thân. 1,0
Bởi ước mơ có thể vô cùng đẹp đẽ, vô cùng hoài bão. Nhưng nếu điểm
chúng ta không có đủ niềm tin vào chính mình thì sẽ không có đủ
sức mạnh để đi đến cùng. Lúc đó, ước mơ sẽ chỉ mãi là ước mơ mà
thôi.
II. Phần a. Đảm bảo về hình thức trình bày về một bài văn nghị luận xã hội, 0,25
làm văn không có lỗi chính tả; đảm bảo tính lập luận chặt chẽ. điểm
(7 b. Yêu cầu về kiến thức:
điểm) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập
trung làm rõ các ý sau:
0,25
- Mở bài: Khẳng định vai trò quan trọng của ước mơ và ý nghĩa to lớn
điểm
của nó đối với mỗi con người.
Thân bài:
- Giải thích:
+ Ước mơ là gì? Đó là những mơ ước tốt đẹp của con người về điều
1 bản thân mong muốn mình sẽ trở thành trong tương lai. 0,5
+ Ước mơ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó chính là động lực đề con điểm
người ta cố gắng phấn đấu vươn tới. Từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
- Dẫn chứng về những ước mơ làm thay đổi con người. 1,0
- Lợi ích cụ thể khi ta biết nỗ lực biến ước mơ thành hành động. điểm
- Mở rộng vấn đề: Phê bình những con người thiếu nghị lực sống,
không có ý chí thay đổi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Kết bài: Liên hệ bản thân: Đưa ra nhận thức và hành động đúng đắn 0,5
của bản thân lúc này để nuôi dưỡng và biến ước mơ của mình thành điểm
hiện thực.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. điểm
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt điểm
mới mẻ.
2 a. Đảm bảo về hình thức trình bày về một bài văn nghị luận về một 0,25
đoạn thơ; không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi trình bày; khuyến khích điểm
những bài làm mang tính sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập 0,25
trung làm rõ các ý sau: điểm
a. Mở bài: 0,25
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và vị trí trích đoạn. điểm
- Nêu được vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và 0,25
mùa xuân đất nước được tác giả thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài điểm
thơ.
b. Thân bài: 1,5
- Từ sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên đã khơi nguồn cảm hứng điểm
của nhà thơ về mùa xuân của đất trời.
+ Những đặc điểm tiêu biểu của mùa xuân đã được tác giả liệt kê qua
những màu sắc của như “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” cho
tới âm thanh của tiếng chim“chiền chiện” đánh thức cả đất trời.
+ Hình ảnh ẩn dụ của “giọt long lanh” là biểu tượng cho những vẻ đẹp
tinh tuý nhất của thiên nhiên dường như được cụ thể hoá thành những
giọt sương mai có thể nâng niu chạm lấy được.
-> Mùa xuân của đất trời vừa có cả chiều sâu theo cả dòng sông xuân,
lại vừa có cả không gian cao, xa của trời xuân bao la, rộng lớn. Điều
đó khiến lòng người lâng lâng ngây ngất trong niềm vui hân hoan của
thời khắc chuyển mùa.
- Bên cạnh sự thay đổi của đất trời, mùa xuân về còn làm cho không 0,5
khí lao động và chiến đấu càng thêm vui tươi, rộn rã. điểm
+ Điệp từ “mùa xuân” nhấn mạnh hình tượng những người
chiến sĩ đang ra sức bảo vệ quê hương và hình ảnh những người lao
động đang xây dựng đất nước trở nên càng kì vĩ, lớn lao.
+ “Lộc” xuân ở đây không chỉ là màu lá nguỵ trang, mùa của mạ non
xanh bát ngát mà còn là ẩn dụ cho sức sống, sự phát triển đi lên không
ngừng của cả một dân tộc anh hùng. -> Khí thế hăng say ấy như hừng
hực cháy trong tất cả mọi người với tâm thể hối hả, hăng say không
chút mệt mỏi.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 0,25
điểm
c. Kết bài:
- Thông qua ba khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh 0,25
Hải đã bày tỏ tình yêu và sự tự hào của bản thân dành cho tổ quốc. điểm
- Liên hệ bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. điểm
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt điểm
mới mẻ.

You might also like