You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ GIỚI THIỆU

TRƯỜNG THPT VŨ QUANG Bài thi: Ngữ văn


Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc
khả năng của bản thân.Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu
cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được.
Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ
đó nổ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy
nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tôi
có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng
ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nổ lực hết mình, dù có thất bại,
bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm
mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội
mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn
làm được.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2: Theo tác giả, cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công?
Câu 4: Anh/ chị có cho rằng việc suy nghĩ “Tôi có thể” “Tôi sẽ làm được” đồng nghĩa
với sự tự cao không? Vì sao?
II. II. LÀM VĂN(7.0 điểm)
 Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) về điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong
đêm cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. Từ đó bình luận về giá trị nhân đạo mới mẻ của
nhà văn Tô Hoài

--------HẾT--------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh…..…………………………………….Số báo danh………
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
2 Cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn 0,5
trích:
Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối
sẽ được giải quyết, từ đó nổ lực tìm giải pháp cho vấn đề
3 Thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công, vì: 1,0
- Thất bại chỉ là một điểm khi ta đang trên đường đến thành
công.
- Thấy được những bài học kinh nghiệm .
- Thất bại giúp ta trân trọng thành công, niềm hạnh phúc khi
đạt được thành công
4 HS có thể trả lời: “Tôi có thể”, hoặc “Tôi sẽ làm được” 0,25
Lý giải:
Đó không phải là sự tự cao, tự đại vì:
+ Đó là tâm thế chủ động đối diện vấn đề 0,75
+Đó là thái độ tự tin vào khả năng. Là con đường dẫn tới
thành công.
Hoặc: Đó là sự tự cao, tự đại vì:
Trước hoàn cảnh khó khăn, không có năng lực, vẫn suy nghĩ
“tôi có thể “chính là sự ảo tưởng về bản thân
Hoặc suy nghĩ khác
II. PHẦN LÀM VĂN 7.0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về điều bản 2.0
thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống.
Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn 0,25
chỉnh chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi
chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề; Cách diễn
đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về ấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức: 
* Giải thích:
-Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi đạt được mục tiêu, điều 0,5
mong muốn
-Tạo ra cơ hội: hoàn cảnh thuận lợi khách quan cùng sự chủ
động nắm bắt.
* Bàn luận: Cần phải làm gì để tạo ra cơ hội cho bản
thân? 0,75
- Cần chủ động định hướng bản thân: Sở thích, đam mê,
năng lực, công việc yêu thích
- Chủ động trong tư duy và hành động: nắm bắt nhu cầu xã
hội, nghiên cứu những vấn đề thực tiễn có liên quan đến
mục tiêu.
- Tích lũy kiến thức, kĩ năng sống để nắm bắt những hoàn
cảnh thuận lợi tạo ra cơ hội cho mình
- Tự tạo cơ hội cho bản thân là một vấn đề cần thiết
Tuy nhiên:
+ Nhiều bạn trẻ lãng phí thời gian, đánh mất cơ hội
+ Thụ động, trông chờ may mắn, không biết tự tạo cơ hội
cho mình.
* Bài học:
- Tuổi trẻ và cơ hội đi cùng nhau, trân trọng thời gian tuổi 0,25
trẻ, sử dụng hợp lý. Cần trân trọng những cơ hội của chính
mình
* Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt.
*Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận;
có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị (Vợ chồng A 5.0
Phủ - Tô Hoài) trong đêm cắt dây cởi trói cho A Phủ.
0,5
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn
đề.

0,5
b. Xác định vấn đề nghị luận: Diễn biến tâm trạng của nhân
vật Mị khi cắt dây cởi trói cho A Phủ.

3,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ


chồng A Phủ và nhân vật Mị.

* Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây
trói cho A Phủ .

- Hoàn cảnh Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ:

+ Cùng cảnh nô lệ trong nhà thống lí;

+ A Phủ bị bắt, trói vì để mất bò.

- Diễn biến tâm trạng của Mị:

+ Mùa đông giá lạnh, Mị thường dậy đốt bếp lửa sưởi. Mới
đầu thấy A Phủ bị trói Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay vì
chuyện nhà giàu trói người, hành hạ người như thế đâu phải
xảy ra lần đầu, Việc A Phủ sống hay chết cũng không liên
quan gì đến Mị.

+ Rồi một đêm, khi ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt
trông sang thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
hõm má đã xám đen lại” trên khuôn mặt A Phủ, Mị chợt
nhớ tới nước mắt của Mị khi bị A Sử trói đứng, nghĩ tới
người đàn bà bị trói đến chết trong nhà này. Mị chợt hiểu ra
“Người kia việc gì phải chết thế”.

+ Mị tưởng tượng ra cảnh Mị cắt dây trói cho A Phủ bỏ


trốn, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ trói thay Mị vào đấy, “Mị phải
chết trên cái cọc ấy”, nhưng “Mị cũng không thấy sợ…”.

+ Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ.

+ Mị nhìn A Phủ chạy xuống khỏi dốc bèn xin chạy theo.

- Ý nghĩa hành động cắt dây cởi trói:

+ Tâm trạng, hành động đó là sự tất yếu trong quá trình vận
động tâm lí của nhân vật, là kết quả của sự trỗi dậy sức sống
tiềm tàng của nhân vật. Thông qua hành động cắt dây trói,
nhà văn muốn khẳng định sức sống, sự phản kháng mạnh
mẽ của người dân lao động vùng cao Tây Bắc

+ Diễn biến tâm trạng, hành động rất tự nhiên, hợp lí, đúng
với tình thế và tính cách của nhân vật.

* Giá trị của sự việc trong tác phẩm:

- Giá trị hiện thực và nhân đạo

- Giá trị nghệ thuật.

0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
tiếng Việt

e. Sáng tạo:Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5
có cách diễn đạt mới mẻ.

You might also like