You are on page 1of 4

I.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Tạo động cơ, thiết lập mục tiêu, và làm việc chăm chỉ sẽ đưa bạn tiến xa. Hãy thêm
vào đó tính kỷ luật, bạn sẽ tiến xa hơn nữa. Mỗi người thành công mà tôi từng biết đều nói
rằng kỷ luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp mọi việc được hoàn tất. Không có nó, bạn
sẽ thành đạt trong một chừng mực nào đó.
Có nhiều người cho rằng người có tính kỷ luật luôn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Thế
nhưng thật ra, kỷ luật là một trong những thuộc tính tích cực nhất mà con người có thể có
được. Tôi thích định nghĩa của Webster: “Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa
chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ, hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn”. Khi tự
giác áp dụng kỷ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang kiểm soát những hành
động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như
thế nào và khi nào sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
Triết gia Erich Fromm từng nói rằng, không có tính kỷ luật, cuộc sống của ta sẽ trở nên
chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích
của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Ông còn nói rằng,
chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện điều đó với tinh thần
kỷ luật tự giác cao.
(Hal Urban, Những bài học cuộc sống, Tự Thắng dịch, NXB Tổng hợp, 2018, tr. 114-115)
Câu 1. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy nêu những yếu tố giúp con người tiến xa. (0,5
điểm)
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào là tính kỷ luật? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Triết gia Erich Fromm cho rằng: “Không có tính kỷ luật, cuộc
sống của ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung”? (1,0 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, việc rèn luyện tính kỷ luật cho học sinh hiện nay có quan trọng
không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về điểu bản thân cần làm để rèn luyện tính kỷ luật.
Câu 2.(5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, mỗi nhân vật dù thuộc loại
người nào cũng đều phải là những nghệ sĩ xuất chúng trong nghề nghiệp của mình.
Anh/Chị hãy phân tích trận thủy chiến giữa nhân vật người lái đò với Sông Đà trong
đoạn trích tùy bút “Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân để làm rõ ý kiến trên.
------- Hết -------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………………………… …………........Số báo danh: ……………….................................

Họ và tên giáo viên: ….…………………………………………………........ Chữ ký: ………………………...........


SỞ GD&ĐT TP.HCM ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ LỚP 12 – NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đáp án có 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0


1 Những yếu tố giúp con người tiến xa: tạo động cơ, thiết lập mục 0,5
tiêu, làm việc chăm chỉ, tính kỷ luật.
Trường hợp: học sinh nêu thiếu 1-2 yếu tố: - 0,25 đ, chỉ nêu 1 yếu
tố: 0 đ
2 Tính kỷ luật là sự tự giác làm theo những gì đã đặt ra với bản 0,5
thân, những quy định của tập thể nhằm tạo ra sự thống nhất
hành động để đạt được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả cao trong
công việc.
Chấp nhận những cách trả lời hợp lí khác của học sinh
3 Học sinh có thể đưa ra nhiều lí do lí giải vì sao Triết gia Erich 1,0
Fromm cho rằng: “Không có tính kỷ luật, cuộc sống của ta sẽ
trở nên chao đảo và thiếu tập trung” miễn là viết thành câu trả lời
hoàn chỉnh hợp lí, thuyết phục.
- Gợi ý một số lí do sau: không có tính kỷ luật, chúng ta thường:
+ Dễ rơi vào lối sống dễ dãi, không tự bắt buộc mình hành động theo
những gì đề ra;
+ Không tập trung suy nghĩ, năng lượng để hành động;
+ Dễ xao nhãng, xa rời mục tiêu đặt ra;
+ Thường vi phạm các quy định, gây ảnh hưởng đến cá nhân và tập
thể;
+ (…)
- Trường hợp:
 Học sinh chỉ nêu 1 lí do: 0,5 đ
 Học sinh nêu từ 2 lí do trở lên: 1,0 đ
 Sai từ 2 lỗi chính tả, ngữ pháp: - 0,25 điểm
4 Học sinh có thể bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lí, thuyết 1,0
phục.
Gợi ý chấm:
 Bày tỏ quan điểm: 0,25 đ
 Lí giải: 0,5 đ (thuyết phục: 0,5đ, chưa thuyết phục: 0,25)
 Bài học rút ra: 0,25 đ
 Sai từ 2 lỗi chính tả, ngữ pháp: - 0,25 điểm
II LÀM VĂN 7,0
1 Trình bày suy nghĩ về những gì cá nhân cần làm để rèn 2,0
luyện tính kỷ luật.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách: diễn
dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Những gì cá nhân cần làm để rèn luyện tính kỷ luật.
c.Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và
dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận, nhưng phải làm rõ những
gì cá nhân cần làm để rèn luyện tính kỷ luật.
Ý tham khảo:
- Nhận thức được tầm quan trọng của tính kỷ luật và những ảnh
hưởng tai hại của thói vô kỷ luật đến cá nhân và tập thể.
- Xác định rõ những điều bản thân cần làm, nắm rõ những quy định
cần phải thực hiện.
- Bắt buộc bản thân phải hành động theo những điều đã đặt ra, những
quy định đã được thông qua.
- Ý thức được những yếu tố có thể chi phối, cản trở bản thân hành
động: sự dễ dãi, lười biếng, thiếu kiên trì của bản thân; sự tác động
của những người xung quanh, sự cám dỗ của những điều vô bổ
nhưng hấp dẫn trong cuộc sống…
- Tự nhắc mình phải có ý chí, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để hành động.
- Huy động sự hỗ trợ nhắc nhở, động viên của người thân, bạn bè,…
- Thường xuyên tự kiểm điểm: tự thưởng nếu thực hiện tốt, nghiêm
túc chấn chỉnh nếu lỡ vi phạm, không biện hộ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Sai từ 2 lỗi trở lên: - 0,25
e. Sáng tạo 0,25
Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách
diễn đạt mới mẻ.
Lưu ý:
 Học sinh viết nhiều hơn 1 đoạn: - 0.25 đ
 Học sinh viết một bài văn thu nhỏ trong 1 đoạn văn: tối đa 1,5
đ
2 5,0
Có ý kiến cho rằng: Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, mỗi nhân
vật dù thuộc loại người nào cũng đều phải là những nghệ sĩ xuất
chúng trong nghề nghiệp của mình.
Anh/Chị hãy phân tích trận thủy chiến giữa nhân vật người lái
đò với Sông Đà trong đoạn trích tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
– Nguyễn Tuân để làm rõ ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết
bài: khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
Phân tích trận thủy chiến giữa nhân vật người lái đò với Sông Đà
trong đoạn trích tùy bút “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân kết
hợp với làm rõ ý kiến ở đề bài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần phải vận
dụng được kỹ năng làm bài, kết hợp tốt các thao tác lập luận, đảm
bảo các ý sau:
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, 0,5
trích nhận định.
* Giải thích nhận định: 0,5
+ “Nhân vật” là những con người, con vật, đồ vật, sự vật…được
miêu tả cụ thể trong tác phẩm văn học, thể hiện chủ đề của tác phẩm,
quan niệm nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về con người.
+”Nghệ sĩ xuất chúng trong nghề nghiệp của mình” là sự điêu luyện,
tài hoa được thể hiện trong nghề nghiệp ở mức độ hơn hẳn những
người khác.
=>Ý kiến thể hiện sự đánh giá về điểm độc đáo trong hình tượng
nhân vật ở các sáng tác của Nguyễn Tuân là chất tài hoa nghệ sĩ
trong nghề nghiệp.
(Chấp nhận cách giải thích khác của học sinh miễn là hợp lí)
* Phân tích trận thủy chiến 1,75
- Hình ảnh Sông Đà: dữ dội, bạo liệt (tiếng nước thác, sóng bọt,
thạch trận...): 0,5 đ
- Hình ảnh ông lái đò: được khắc họa như một đũng tướng tài ba, trí
dũng, một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật lái đò vượt qua 3 trùng vi
thạch trận Sông Đà: 1,25 đ

* Khái quát nhân vật kết hợp làm rõ nhận định và đánh giá nghệ 0,75
thuật
- Nhân vật người lái đò là người lao động bình dị, vô danh ở Tây
Bắc, được nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa như người nghệ sĩ tài hoa
trong công việc lái đò...: 0,5 đ
- Nghệ thuật: vốn từ phong phú, câu văn giàu nhạc điệu, so sánh,
nhân hóa, ...: 0,25 đ
(Học sinh có thể kết hợp phân tích và làm rõ nhận định, sau đó
đánh giá khái quát. Giáo viên linh động cho điểm dựa vào thang
điểm 2 phần trên:2,5 điểm)
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Sai từ 2 lỗi trở lên: - 0,25
e. Sáng tạo 0,5
Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách
diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm 10,0
Hết

You might also like