You are on page 1of 3

ĐỀ 9

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản:


Một ngày xuân, con chim nhả một hạt tung trên bức tường đá ở đền Ta Prohm.
Gặp nước mưa, hạt tung nẩy mầm thành một cây tung.
Ngay lúc vừa sinh ra, cây tung đã nhận ra số phận trớ trêu của mình: nó không mọc
trên mảnh đất màu mỡ như những cây khác, mà lại mọc trên một bức tường đá! Đối với
cây, làm gì có gì khô cằn hơn đá!
Nó nhìn đám cây cối tươi tốt khoe sắc xung quanh mà thèm. Nhưng nó biết nó không
thể đua đòi với chúng. Nó có số phận khác. Nó buộc phải sống theo cách khác.
Nó quyết định… không vươn lên!
Nó chỉ ra một ít lá để hít khí trời, để không tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng.
Nó tằn tiện từng tí dinh dưỡng hiếm hoi mà cái rễ của nó hút được từ bức tường đá
và “đầu tư” số dinh dưỡng đó cho chính… cái rễ.
Nó kiên trì vươn cái rễ bé bỏng về phía đất, từng tí, từng tí, ngày này qua ngày khác,
tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
Nó vẫn không chịu vươn lên cao và chỉ duy trì vài ba cái lá nhỏ để hít khí trời.
Nó biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó.
Thậm chí có lúc nó còn nghe thấy chúng gọi nó là “thằng còi” một cách miệt thị.
Nó mặc kệ. Nó chỉ quan tâm đến mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất.
Nhiều ngày trôi qua. Nhiều tháng trôi qua. Nhiều mùa trôi qua. Nhiều năm trôi qua.
Đến một ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất.
(Chuyện cây tung ở đền Ta Prohm, Kẻ trăn trở, Lương Hoài Nam, NXB Thế giới,
2015, trang 34, 35)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm). Dựa vào văn bản, anh/chị hãy cho biết cây tung đã có thái độ như thế nào
khi nó biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó?
Câu 3 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của những câu văn sau: “Nhiều
ngày trôi qua. Nhiều tháng trôi qua. Nhiều mùa trôi qua. Nhiều năm trôi qua. Đến một
ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất” ?
Câu 4 (1.0 điểm). Anh/ chị hãy nhận xét về cách mà cây tung đã làm để chống chọi lại
với số phận trớ trêu của nó ?
II. LÀM VĂN 
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thái độ sống sẵn sàng đối mặt với những nghịch
cảnh trong cuộc đời.
ĐÁP ÁN
1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2. Thái độ của cây tung khi biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với
nhau về nó, nói xấu nó là: Nó mặc kệ, nó chỉ quan tâm đến mục đích cụ thể: vươn cái rễ
tới đất.
3. Nội dung của các câu văn đó là:
- Bằng sự nỗ lực, cố gắng hết mình, sau nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều mùa, nhiều năm,
cây tung đã thực hiện mục tiêu của mình: rễ của nó đã chạm tới đất
- Lời khuyên: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt
được mục tiêu mà mình đã đề ra…
4
- Cách mà cây tung đã làm để chống chọi lại với số phận trớ trêu là: Nó quyết định không
vươn lên, chỉ ra một ít lá hít khí trời, đầu tư mọi chất dinh dưỡng cho cái rễ.
- Nhận xét:
+ Cách chống chọi đó phù hợp với hoàn cảnh trớ trêu của cây tung, giúp cây tung vượt
lên nghịch cảnh đạt được mục tiêu
+ Cây tung hiện lên bản lĩnh, kiên cường.
+ Từ đó, người đọc nhận ra bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực trước hoàn cảnh éo
le, trớ trêu.

5. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của
thái độ sống sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc đời
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống sẵn sàng đương
đầu với nghịch cảnh trong cuộc đời
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ: Ý nghĩa của thái độ
sống sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc đời
Có thể theo hướng sau:
- Thái độ sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh là tiền đề sức mạnh giúp ta dám đối diện
và vượt qua những thử thách, éo le của cuộc đời
- Giúp ta làm chủ cuộc sống của chính mình, không gục ngã trước khó khăn
- Là cơ sở hình thành những phẩm chất cao đẹp: kiên trì, mạnh mẽ, dũng cảm…
- Được mọi người tôn trọng, yêu mến…

You might also like