You are on page 1of 4

ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022


MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ SỐ 6
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới
Thái độ kiêu ngạo và tự mãn thường phản ánh kinh nghiệm sống hạn chế và sự lo sợ người có nhiều
kinh nghiệm sống hơn sẽ "sở hữu một điều gì đó vượt mặt họ". Thay vì tìm hiểu nhiều hơn thông qua quá
trình nêu câu hỏi và học hỏi (hành động mà họ xem là thể hiện của sự yếu đuối), người kiêu ngạo có xu
hướng khái quát hóa mọi thứ từ kinh nghiệm sống hạn hẹp của họ và cố gắng áp đặt thế giới quan nhỏ bé
của họ lên người khác.
Sự ghen tị của họ về thành tựu hoặc lối sống của bạn có thể khiến người ta cảm thấy tự mãn hoặc kiêu
ngạo về điều mà họ nghĩ rằng họ giỏi hơn bạn hoặc sở hữu những thứ mà bạn không có.
Người ngạo mạn có nhu cầu mạnh mẽ trong việc phải luôn thể hiện rằng họ hay giỏi hoặc tốt đẹp như
thế nào. Khi bạn làm cho họ có vẻ như người kém cỏi - ngay cả khi nó chỉ là sự đụng chạm nhẹ nhất- họ
cũng sẽ tức giận với bạn. Điều này xảy ra khi bạn tỏ vẻ nghi ngờ (hoặc ít nhất là có vẻ nghi ngờ) về ngoại
hình, trí tuệ, khả năng thể thao, hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác liên quan đến sự nhận thức bản thân của họ.
(“Cách để phát hiện người kiêu ngạo” - theo wikihow.vn)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả người kiêu ngạo thường có xu hướng gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh chị, vì sao Sự ghen tị của họ về thành tựu hoặc lối sống của bạn có thể khiến người ta cảm
thấy tự mãn hoặc kiêu ngạo về điều mà họ nghĩ rằng họ giỏi hơn bạn hoặc sở hữu những thứ mà bạn không
có? (1.0 điểm)
Câu 4. Từ văn bản, anh chị hãy rút ra bài học để không trở thành kẻ ngạo mạn. (1.0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ những nhận định được nêu ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề tác hại của lối sống kiêu ngạo, tự mãn.
Câu 2 (5 điểm):
“Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ
màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của
những vườn cau vùng ngoại ô Vỹ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi
dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối
với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.Riêng với sông Hương, vốn
đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì
rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn,
cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này,
sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non -
còn nước - còn dài. Còn về - còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò
dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.” (Trích
bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12 Tập 1)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn văn trên và nhận xét về cái tôi tài hoa của
Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích.

Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị khi người khác chơi bời; và
có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.

---------Hết--------

GV: LÊ THẠCH THI/SĐT: 0965.838.938/FB:THẠCH THI HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm


I Đọc hiểu 3.0
1 Thao tác lập luận chính của văn bản: phân tích. 0.5
Người kiêu ngạo thường có xu hướng: 0.5
2 - khái quát hóa mọi thứ từ kinh nghiệm sống hạn hẹp của họ
- cố gắng áp đặt thế giới quan nhỏ bé của họ lên người khác.
Sự ghen tị của họ về thành tựu hoặc lối sống của bạn có thể khiến 1.0
3 người ta cảm thấy tự mãn hoặc kiêu ngạo về điều mà họ nghĩ rằng họ giỏi 0.5
hơn bạn hoặc sở hữu những thứ mà bạn không có là vì:
- người tự mãn không thể chấp nhận thực tế là có nhiều người giỏi 0.5
hơn, thành công hơn họ.
- tự mãn và kiêu ngạo là sự ảo tưởng để khỏa lấp những kém cỏi của
bản thân khi so với người khác.
Bài học để không trở thành kẻ ngạo mạn: 1.0
4 - luôn tâm niệm rằng cuộc đời còn có rất nhiều người tài giỏi hơn mình
- chấp nhận sự kém cỏi của bản thân và tìm ra cách thế khắc phục đi
lên.
II Làm văn
Từ những nhận định được nêu ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn 2.0
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề tác hại của
lối sống kiêu ngạo, tự mãn.
GV: LÊ THẠCH THI/SĐT: 0965.838.938/FB:THẠCH THI HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022
a. Yêu cầu về kĩ năng 0.25
- Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một hiện tượng
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở
1 lên thì không cho điểm cấu trúc) 0.25
b. Yêu cầu về kiến thức
* Nêu vấn đề: từ những nhận xét, phân tích về thói kiêu ngạo, tự mãn 1.0
văn bản giúp người đọc có thể nhận ra những tác hại của lối sống này.
* Giải thích
- Làm rõ: kiêu ngạo là thái độ tự đề cao bản thân và hạ thấp mọi
người xung quanh; lúc nào cũng tự cho mình là số một, không thể chấp nhận
có người khác giỏi hơn mình. Tự mãn là tư tưởng hài lòng, thỏa mãn một
cách tuyệt đối với những gì mình đang có; cho rằng như vậy là đủ và không
cần phải rèn luyện, bổ sung thêm. Cách sống này sẽ mang đến rất nhiều hậu
quả tiêu cực cho chính bản thân những người kiêu ngạo, tự mãn.
- Ví dụ: một học sinh có vài thành tích trong học tập đã vội tự cho
rằng mình giỏi hơn tất cả, coi thường bạn bè, không chú ý đến lời giảng dạy
của thầy cô; một ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, sân khấu coi thường khán giả;
không chịu trau dồi nghề nghiệp, tài năng; một người chủ coi thường nhân
viên, người làm; áp đặt yêu cầu của mình một cách quá đáng, luôn cho mình
đúng và buộc mọi người phải phục tùng theo...
* Bàn luận hậu quả: thói kiêu ngạo, tự mãn sẽ khiến con người luôn
xem nhẹ những ý kiến, sự đóng góp của mọi người xung quanh. Thái độ tự
xem mình hơn người sẽ làm thui chột ý chí cầu tiến, khát khao học hỏi,
khiến con người ngày càng tụt hậu, mất đi cả những ưu điểm vốn có của
mình. Người kiêu căng luôn ganh ghét, hằn học với những người thành
công, tài giỏi từ đó dẫn đến những ý định xấu hoặc đánh mất tình cảm đáng
quý. Đây là lối sống đáng lên án và loại trừ.
* Bài học: luôn xác định đúng chỗ đứng của mình và đặc biệt cần nhìn
ra mọi khiếm khuyết, hạn chế của bản thân; biết dẹp đi thói tự ái hão; sẵn
sàng cầu thị, học hỏi những tấm gương thành công hoặc lấy đó làm động
lực để phát triển bản thân; mở rộng tầm nhìn để thấy mình còn nhiều hạn
chế; tránh lối sống ảo tưởng, đề cao bản thân một cách quá mức...
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,25
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
(Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương khi rời thành phố Huế 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp của sông Hương khi vào (0,25)
thành phố Huế qua đoạn văn trích trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông
của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

GV: LÊ THẠCH THI/SĐT: 0965.838.938/FB:THẠCH THI HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TN & TS ĐH MÔN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022
3. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý (4.00)
và bố cục sau đây:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
*Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương khi rời thành phố Huế:
- Trước khi về với biển lớn, sông Hương “chếch về hướng chính bắc, ôm
lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng sương khói”. Dòng sông như lưu
luyến nhớ thương, không nỡ lòng chia xa.
- Rồi “nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại
thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ” mà nói lời thể thủy
chung “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ”. Đấy là nỗi vấn
vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tinh yêu. Đó là mối tình tri kỉ, thủy
chung đậm đà, sâu sắc của sông Hương với Huế.
- Trạng thái ấy rất lạ với tự nhiên mà lại rất giống con người. Tình cảm
2 thắm thiết của sông Hương và Huế tựa như tình yêu Kim - Kiều nồng nàn,
son sắc và cũng rất đậm đà như người Châu Hoá mãi chung tình với quê
hương xứ sở.
- Những liên tưởng, so sánh hết sức bất ngờ và thú vị của tác giả đã mang
đến cho những đường cong, những nhịp trôi điệu chảy của dòng sông vẻ
đẹp dịu dàng tình tứ của những lứa đôi say đắm, nồng nàn, và nhất là tình
yêu quê hương xứ sở của con người nơi đây.
* Cái tôi tai hoa của tác giả:
- Cái tôi mê đắm và tài hoa
- Cái tôi uyên bác và giàu vốn hiểu biết
- Cái tôi yêu tha thiết quê hương, xứ sở, Huế và sông Hương
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về (0,25)
vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25)

GV: LÊ THẠCH THI/SĐT: 0965.838.938/FB:THẠCH THI HỘI DẠY VĂN-HỌC VĂN THPT

You might also like