You are on page 1of 3

UBND QUẬN THỦ ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2019-2020

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9


Ngày kiểm tra: 17/12/2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề có 01 trang

Câu 1: (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
[…] (1) Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi
thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng nhân nghĩa,
coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn
trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng
tự trọng có bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu
chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh
dự và quyền lợi chính đáng của người khác. Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện
bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn
tính tự ái là "mảnh đất" tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỷ.
(2)Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt
đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Cùng đó là nhà trường và xã hội. Ba môi
trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp tốt thì mỗi người mới
có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng
phải biết tự giáo dục, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và
lối sống có văn hóa, mới có thể trở thành con người lương thiện, tử tế. […]
(Theo Đào Ngọc Đệ, Lòng tự trọng, Báo Nhân dân cuối tuần, 22/02/2014).
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)
b) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn (2). Theo em, sự khác nhau giữa lòng
tự trọng và tính tự ái là gì? (1.5 điểm)
c) Câu “Vì thế lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ,
hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế.” liên quan đến phương châm hội
thoại nào mà em đã học? Hãy tìm 1 câu tục ngữ hoặc ca dao có liên quan đến phương
châm hội thoại ấy. (1.0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)


Tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Em hãy viết một
bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về phẩm chất tốt đẹp ấy.

Câu 3: (4,0 điểm)


Hãy đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để kể lại
câu chuyện từ sau khi ông Hai nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc.
(Chú ý kết hợp miêu tả, nghị luận và độc thoại nội tâm)

- HẾT -
UBND QUẬN THỦ ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2019-2020
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Ngày kiểm tra: 17/12/2019
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (3 điểm)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận (0.5đ)
b. Nội dung đoạn văn (2):
Những yếu tố xây dựng nên lòng tự trọng ở mỗi người. (0.75đ).
Học sinh nêu được sự khác nhau giữa lòng tự trọng và tính tự ái có trong đoạn (1) (0.75đ)
(HS có thể diễn đạt theo cách khác, miễn đúng ý)
c. Câu “Vì thế lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi
lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế.” liên quan đến phương châm lịch sự (0.5đ).
HS tìm 1 câu tục ngữ hoặc ca dao có liên quan đến phương châm lịch sự (0.5đ).

Câu 2: (3 điểm)
A. Nội dung: Bàn về lòng tự trọng
I/Mở bài: Giới thiệu vấn đề. (0,5đ)
II/Thân bài: (2đ)
-Giải thích tự trọng là gì? Được biểu hiện ra sao?
-Bàn bạc: vai trò quan trọng của lòng tự trọng
-Mở rộng: cách rèn luyện lòng tự trọng, phê phán
III/ Kết bài (0.5đ)
-Khẳng định
-Lời kêu gọi
-Liên hệ bản thân
*Lưu ý: hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, GV cần tôn trọng ý tưởng riêng của HS,
các em có quyền lí giải theo cách riêng của mình, nếu thấy hợp lí vẫn chấp nhận.
B. Hình thức:
-Sử dụng thể loại nghị luận.
-Viết đúng bài văn ngắn có bố cục 3 phần, có liên kết, liền mạch, đúng chính tả.
-Không tách đoạn trong bài văn -0,5đ
-Không tách đoạn trong phần thân bài -0,25 đ
-Diễn đạt lủng củng - 0,25đ

Câu 3: 4 điểm
YÊU CẦU CHUNG
I/ Nội dung:
- Kể được câu chuyện theo yêu cầu của đề, đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt
truyện và nhân vật, đóng vai hợp lí
- Chọn lựa và sắp xếp các chi tiết theo một trình tự kể hợp lí.
- Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại... phù hợp.
II/ Hình thức:
- Diễn đạt:- Bố cục 3 phần đầy đủ, tách đoạn rõ ràng, mạch lạc.
-Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả.
- Có thể hiện sự sáng tạo, giọng văn có phong cách riêng.
-Trình bày sạch, không bôi bẩn, chữ viết rõ nét, đọc được.
1/ Điểm 3,5 - 4: Giỏi:
- Bài làm đáp ứng được khá tốt các yêu cầu trên, có thể mắc 1-2 lỗi diễn đạt nhỏ.
- Lời văn giàu cảm xúc, có hình ảnh, biết nghị luận, bộc lộ cảm xúc sâu sắc, thể hiện sự
sáng tạo của người viết.
2/ Điểm 2,5- 3,0: Khá
- Bài viết đáp ứng được 2/3 yêu cầu. Ý có thể chưa phong phú nhưng đã làm nổi bật được
các ý cơ bản, chưa thể hiện ý sáng tạo.
- Chưa kết hợp sâu yếu tố biểu cảm, nghị luận (2,5đ)
- Chưa tách đoạn phần thân bài, có thể mắc từ 3 đến 4 lỗi diễn đạt.
3/ Điểm 1,5 - 2,0: Trung bình
- Bài viết chỉ đạt ½ yêu cầu chung, phần nội dung còn sơ sài, đơn điệu, văn viết thiếu
cảm xúc, chưa kết hợp được các yếu tố. (1,5đ)
- Chưa tách đoạn thân bài.
- Có 4 đến 5 lỗi diễn đạt.
4/ Điểm 0,5 - 1,0: Yếu
- Bài viết lan man, bố cục không rõ ràng.
- Chưa nắm được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, thiên về liệt kê sự
việc, ý quá sơ sài, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
5/ Điểm 00 - 0,5: Kém
- Lạc đề: 0,5đ
- Chỉ viết được vài dòng, phần mở bài, cho 0,5 đ - Điểm 00: để giấy trắng

Lưu ý: Giám khảo thống nhất đáp án, chấm thử 3 bài trước khi chấm chính thức.

- HẾT -

You might also like