You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC: 2019 - 2020


TRƯỜNG THPT PHÚ LÂM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ và tên học sinh: …………………………………………………...- Lớp: ……… SBD: …………..
I/. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khuyến khích và tạo điều kiện cho con tự trải nghiệm để hiểu rõ giá trị của lao động là cách
nhiều ông bố bà mẹ nổi tiếng đã làm nhằm tạo bước đệm vững chãi giúp con tự đứng trên đôi chân của
mình…
[…] Làm việc, không chỉ vì muốn tự chủ tài chính mà còn là cơ hội giúp một người thỏa sức
sáng tạo và “định nghĩa” bản thân qua cọ xát thực tế. Đó cũng là cách ông chủ Nhà Trắng và phu
nhân của mình muốn hai con gái hiểu rõ. […] Họ luôn lấy câu chuyện thực tế của mình làm tấm gương
và đồng ý cho hai con gái làm thử ít nhất một lần những công việc nặng nhọc với mức lương thấp nhất.
Đồng tình với quan điểm trên, danh ca nhạc Pop – Sting tuyên bố không để lại gia tài 180 triệu
bảng Anh cho con một cách dễ dàng vì ông không muốn làm hư con mình trước khi chúng hiểu được
giá trị của lao động. Từ nhỏ các con của ông đã được dạy bài học sống không dựa dẫm. Các con của
ông đều lăn xả đi làm thêm như bất cứ bạn trẻ nào từ rất sớm. Giờ đây họ trưởng thành, có sự nghiệp
riêng, chẳng “đoái hoài” đến tài sản của bố.
Susan Bruno – chuyên viên quản lí tài sản, người đồng sáng lập trang tư vấn đầu tư
CollegeCFO.org chia sẻ bí quyết dạy con: “Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì
chẳng khác nào làm hư đứa trẻ…Chỉ khi nào hiểu được kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình là
cách nuôi sống, khẳng định bản thân, đóng góp cho cộng động, một người trẻ mới làm việc hăng say,
trưởng thành.”
(Theo Thiên Anh, Lối đi ngay dưới chân mình)

Câu 1: Những ông bố, bà mẹ nổi tiếng nào được nhắc đến trong đoạn trích? (1.0 điểm)
Câu 2: Cách mà nhiều ông bố, bà mẹ nổi tiếng đã làm nhằm tạo bước đệm vững chãi giúp con tự đứng
trên đôi chân của mình là gì? (1.0 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao danh ca nhạc Pop –Sting tuyên bố “không để lại gia tài 180 triệu bảng
Anh cho con một cách dễ dàng”? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có ủng hộ quan điểm của Susan Bruno “Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá
nhiều thì chẳng khác nào làm hư đứa trẻ” không? Vì sao? (1.0 điểm)
II/. PHẦN LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM):
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
---HẾT---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM


I Câu 1. Những ông bố, bà mẹ nổi tiếng được nhắc đến trong đoạn trích: Vợ chồng 1.0
tổng thống Obama, danh ca nhạc Pop – Sting, Susan Bruno.
1.0
Câu 2. Cách mà nhiều ông bố bà mẹ nổi tiếng đã làm nhằm tạo bước đệm vững
chãi giúp con tự đứng trên đôi chân của mình là: “khuyến khích và tạo điều kiện
cho con tự trải nghiệm để hiểu rõ giá trị của lao động”.
1.0
Câu 3. Danh ca nhạc Pop – Sting tuyên bố: “không để lại gia tài 180 triệu bảng
Anh cho con một cách dễ dàng” vì “ông không muốn làm hư con mình trước khi 1.0
chúng hiểu được giá trị của lao động”/hoặc: ông muốn con mình tự lập, không ỷ
lại vào cha mẹ,…
Câu 4. HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình miễn là hợp lí và thuyết phục.
II Yêu cầu: đảm bảo hình thức, nội dung của bài văn; học sinh có thể trình bày 6.0
cách cảm nhận riêng, diễn đạt riêng nhưng phải hợp lý; có thể lựa chọn các thao
tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật Huấn
Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Gợi ý:
Mở bài:
- Nguyễn Tuân: (1910 – 1987), quê ở HN, xuất thân trong một gia đình nhà
Nho khi Hán học đã tàn.
- Là người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo
- Sáng tác ở nhiều thể loại nhưng thành công ở thể loại tùy bút
- Có 2 giai đoạn sáng tác:
+ Trước CMT8: là nhà văn lãng mạn “Vang bóng một thời”, “Một chuyến
đi”…
+ Sau CMT8: người nghệ sĩ nhân dân “Sông Đà…”
Trích trong tập truyện “Vang bóng một thời” (1940 gồm 11 truyện ngắn, là tác
phẩm kết tinh tài năng của NT)
- Luận đề: Hình tượng nhân vật Huấn Cao
Thân bài:
a) Mang cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa:
- Tài viết chữ:
+ “Viết chữ rất nhanh, đẹp”
+ “ nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn”
+ Nét chữ tài năng, hoài bão tung hoành
Báu vật trên đời
- Tài bẻ khóa vượt ngục: Khát vọng tự do, phá bỏ gông xiềng
 Là người “văn võ song toàn”
b) Có khí phách của trang anh hùng dũng liệt:
* Khi đến nhà ngục
- Lạnh lùng dỗ gông trước lời chế giễu của bọn lính canh “HC lạnh
lùng…..nhăn mặt”.
- Bình thản nhận ruợu thịt “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt..bị giam cầm”, xua
đuổi viên quản ngục “Ngươi hỏi ta…đặt chân vào đây”
* Trong đêm trước ngày bị hành hình:
Ung dung cho chữ và cho lời khuyên viên quản ngục
 Là kẻ “ chọc trời quấy nước”, khí thế của trang anh hùng, dũng liệt.
c) Có thiên lương trong sáng:
- Trọng nghĩa khinh tài: “ Ta nhất sinh….ép mình cho chữ bao giờ”
- Trân trọng những người biết thưởng thức cái đẹp “ Ta cảm cái tấm lòng biệt
nhỡn liên tài….”  đồng ý cho chữ Viên quản ngục
- Khuyên Viên quản ngục: “Ta khuyên thầy quản….”  lấy cái đẹp để cảm hóa
một con người.
 Có tấm lòng lương thiện, cao đẹp, tỏa sáng
Sơ kết: Vẻ đẹp kẻ sĩ phong kiến: tài hoa, khí phách và nhân cách cao đẹp 
quan niệm về cái đẹp – cái thiện; cái tài – cái tâm không tách rời nhau  quan
niệm tiến bộ.
Kết bài:
- Tạo dựng tình huống độc đáo, đặc sắc
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vùa hiện đại.
- Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, của cái
đẹp, cái thiện và nhân cách của con người, đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm
kín của nhà văn.

You might also like