You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ 01

TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2019-2020


TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦU Môn: Ngữ Văn Khối 10 (17/12/2019)
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
(Đề kiểm tra có 02 trang)

Họ, tên thí sinh:.........................................Lớp:...........Số báo danh:.............................

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ếch ngồi đáy giếng
Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con
nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé
bằng cái vung. Nó nghĩ: tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa
tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia
rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như
một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra
ngoài.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng
lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì
điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu
của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì
mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm
bẹp.
(Nguồn dẫn: https://truyenco.com)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Vì sao con ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung? Qua
câu chuyện, anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân mình? (1,0 điểm)
Câu 3. Phép tu từ gì được sử dụng trong nhan đề của câu chuyện: “Ếch ngồi đáy
giếng”? Hãy chỉ ra hiệu quả diễn đạt của phép tu từ đó. (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, từ 12 đến 15 dòng, bày tỏ suy nghĩ của mình về
thói kiêu ngạo nơi con người.
Câu 2. Nghị luận văn học. (5,0 điểm)
Viết một bài văn hoàn chỉnh, phân tích bài thơ dưới đây của nhà thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm:

Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II-Văn học thế kỷ X- Thế kỉ XVII)
……….Hết………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 01
TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2019-2020
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦU Môn: Ngữ Văn Khối 10 (17/12/2019)

I. Phần đọc hiểu:


1. Những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm 0,5 đ
2. - Ếch tưởng bầu trời bằng chiếc vung vì ếch sống lâu ngày 0,5 đ
trong cái giếng 0,5 đ
- Bài học: (học sinh có thể nêu 1 bài học theo góc nhìn
của mình) gợi ý:
 Môi trường sống bé nhỏ hạn hẹp, không có giao lưu
sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới chung
quanh
 Khi sống lâu trong môi trường nhỏ bé hạn hẹp, hiều
biết của ta trở nên nông cạn, từ đó dễ nảy sinh tây lý
chủ quan kiêu ngạo
 Sự kiêu ngạo chủ quan sẽ dễ khiến cho con người
trả giá đắt, có khi mất mạng
 Sống là không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu
biết.
 Khi thay đổi môi trường sống, phải thận trọng
khiêm tốn thích nghi, tránh chủ quan kiêu ngạo, giữ
mãi những suy nghĩ hạn hẹp…
3.- Phép tu từ ẩn dụ: “Ếch” và “Ngồi đáy giếng” 0,5 đ
- Hiệu quả:
- Làm cho lời văn trở nên cụ thể, giàu hình ảnh 0,25 đ
- Hiệu quả: ngầm nói đến những người sống trong môi 0,75 đ
trường hạn hẹp, ít hiểu biết, dẫn đến chủ quan kiêu
ngạo.

II. Phần làm văn


1. Đoạn nghị luận xã hội
Giải thich về thói kiêu ngạo: chỉ những người tự tin một cách thái 0,25đ
quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác
ra gì.

-Biểu hiện: luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một 0,5đ
mà không ai có được, không ai sánh bằng, luôn bảo thủ bảo vệ
những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không
quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh; coi thường,
thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị,
tiền bạc, thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng
bốc…
Tác hại: tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại 1đ
cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo
theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ; trở nên cô
độc, bị xa lánh; tự tách mình ra khỏi cộng đồng; Khi gặp khó
khan không ai muốn giúp đỡ…
Liên hệ: Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu; nỗ lực, rèn 0,25đ
luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân; biết san sẻ, giúp đỡ
những người xung quanh để bản thân mình không trở thành
những con “ếch ngồi đáy giếng.”

Về hình thức: Đoạn văn hoàn chỉnh, có liên kết các câu trong
đoạn, viết đúng chính tả, ngữ pháp
2. Nghị luận văn học:
-Yêu cầu về kỹ năng: biết cách trình bày cảm nhận về một bài thơ; kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
-Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần
thấy được quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 đ
Thân bài: 3,0 đ
-Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 Thể hiện qua sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi vui
thú điền viên.
 Là nhận dại về mình, nhường khôn cho người khác; xa
lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa
nhập với thiên nhiên.
 Là sống thuận theo lẽ tự nhiên, tận hưởng những gì thuộc
về tự nhiên không phải mưu cầu tranh đoạt.
 Coi nhẹ vinh hoa phú quý ở đời.
-Vẻ đẹp nhân cách: Có trí tuệ uyên thâm, tránh xa danh lợi, giữ
cốt cách thanh cao.

-Nghệ thuật: 1đ
 Sử dụng phép điệp, phép đối lập, chơi chữ, liệt kê, dung
điển cố, điển tích…
 Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý nhị
 Kết hợp giữa trữ tình và triết lý…
-Đánh giá chung: 0,5 đ
Bài thơ giúp ta hiểu thêm về quan niệm sống và cách xử thế của
Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời thề đầy nhiễu nhương của xã hội
phong kiến.

You might also like